Nghiên cứu mới đây cho thấy các lục địa sơ khai này thường sống nhanh, chết trẻ. Nhưng chính điều đó đã mở đường cho các lục địa vững chắc dẫn tới sự xuất hiện của các mảng kiến tạo.
"Kết quả nghiên cứu của chúng tôi giải thích rằng các lục địa vẫn còn yếu và dễ bị phá hủy trong thời kỳ sơ khai, từ 4,5 đến 4 tỷ năm trước, sau đó phân hóa dần và trở nên cứng cáp hơn trong một tỷ năm sau đó để tạo thành lõi các lục địa ngày nay", Fabio Capitanio - nhà khoa học về Trái đất tới từ Đại học Monash cho biết.
Để tìm hiểu lịch sử của Trái đất, các nhà nghiên cứu sử dụng máy tính để lập mô hình tương tác giữa đá và magma trong vỏ Trái đất và lớp bên dưới.
Mô hình cho thấy các lục địa sớm nhất được hình thành từ các phần của lớp phủ trên nằm ngay dưới lớp vỏ Trái đất. Lớp phủ này tan chảy khi nó chạm tới bề mặt, sau đó phun trào trong các vụ phun trào núi lửa. Vào thời điểm đó, Trái đất chứa nguồn nhiệt khổng lồ.
"Sự giải phóng nhiệt nguyên thủy bên trong, gấp 3-4 lần so với ngày nay dẫn tới sự tan chảy lớn ở lớp phủ nông, sau đó được đùn ra dưới dạng magma (đá nóng chảy) lên bề mặt Trái đất”, ông Capitanio cho biết.
Các lục địa ở thời kỳ này rất yếu và dễ bị phá hủy. Cũng ở thời kỳ này, lớp vỏ Trái đất nóng hơn và mỏng hơn so với hiện nay. Theo đó, khi những vết nứt rộng lớn được hình thành giữa các lục địa mới, magma sẽ bị rò rỉ và bao phủ các lục địa trẻ sơ sinh, đẩy chúng chìm vào lớp phủ.
Kế đó, các lục địa mới lại hình từ trên đỉnh của những lục địa bị chôn vùi. Sự hấp thu của các lục địa ban đầu vào các phần nông nhất của lớp phủ làm vùng này khô và cứng hơn. Đây cũng là nền tảng giúp các lục địa sau này phát triển một cách vững chãi.
Mô hình cũng chỉ ra rằng một số mảnh của các lục địa sơ khai vẫn tiếp tục lộ lên bề mặt, tạo thành "rễ" dày và ổn định trong lớp vỏ. Những mảnh đó vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay và được gọi là các miệng núi lửa.
Một trong số này - Laurentia, tạo thành lõi địa chất của lục địa Bắc Mỹ.
Bình luận