Theo thuyết “Big Splash”, Theia có đường kính vào khoảng 6.100 km đã lao vào Trái Đất với đường kính 12.700 km, tạo ra các mảnh vụn bay xung quanh Trái đất. Cuối cùng chúng kết hợp lại tạo thành Mặt trăng.
Sự kiện này xảy ra 4,45 tỷ năm trước và 150 triệu năm sau khi Hệ Mặt trời hình thành.
Vụ va chạm mô phỏng tạo ra các kết quả khác nhau tùy thuộc vào kích thước và hướng quay ban đầu của Theia, theo cả chiều kim đồng hồ và ngược chiều kim đồng hồ.
Video: Vụ va chạm có thể tạo ra Mặt trăng
Tại một điểm cực đại, với độ quay cực đại theo chiều kim đồng hồ, vụ va chạm hợp nhất hai vật lại với nhau. Còn khi Theia không quay, vụ va chạm tạo ra một khối vật chất có khối lượng bằng khoảng 80% Mặt Trăng.
"Thật thú vị khi một số mô phỏng của chúng tôi tạo ra khối vật chất quay quanh Trái Đất chỉ nhỏ hơn một chút Mặt Trăng. Đĩa vật liệu quay quanh Trái Đất sau khi va chạm giúp khối vật chất này phát triển theo thời gian. Tôi không nói đây là Mặt Trăng, nhưng chắc chắn đây là đối tượng thú vị để tiếp tục tìm hiểu", tác giả nghiên cứu Sergio Ruiz-Bonilla cho biết.
"Có thể có một số vụ va chạm có thể xảy ra vẫn chưa được điều tra có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cách Mặt trăng hình thành ngay từ đầu", ông Sergio nói thêm.
Mặc dù các mô phỏng không phải là bằng chứng chắc chắn về nguồn gốc của Mặt trăng, các chuyên gia tin rằng chúng có thể cung cấp thêm các thông tin để tìm hiểu về cách hành tinh gần Trái Đất nhất hình thành.
Bình luận