(VTC News) - Bên lề hành lang Quốc hội sáng 3/11, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh cho hay, chương trình làm việc trong chuyến đi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ có nhiều vấn đề, trong đó có thể có vấn đề Biển Đông.
Theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, chuyến thăm của Tổng Bí thư - Chủ tịch Trung Quốc sang Việt Nam lần này là chuyến thăm thông thường của lãnh đạo các nước với nhau để tăng cường quan hệ. Hồi đầu năm nay Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đi thăm Trung Quốc.
"Còn chương trình làm việc, sẽ là trao đổi tất cả các nội dung lớn trong quan hệ giữa hai nước mang tầm chiến lược, phát triển quan hệ về kinh tế, văn hóa, thương mại. Đương nhiên hai bên cũng có thể trao đổi nhiều vấn đề, trong đó có thể có vấn đề biển Đông", Phó Thủ tướng cho biết.
Cũng theo ông Phạm Bình Minh, chưa biết sẽ có bao nhiêu văn kiện sẽ ký kết trong đợt này, nhưng chắc chắn sẽ có một số văn kiện trong những lĩnh vực cụ thể. Theo nguyên tắc, trong chuyến thăm cấp cao bao giờ cũng có một Tuyên bố chung, sau đó sẽ có một số văn kiện liên quan đến những lĩnh vực hợp tác cụ thể giữa hai nước.
Về cơ chế hợp tác giữa Việt Nam - Trung Quốc, ta có Ủy ban Chỉ đạo quan hệ song phương giữa hai nước. Nhiệm vụ của Uỷ ban hỗn hợp là hàng năm đánh giá lại các lĩnh vực thực hiện được đến đâu, lĩnh vực nào chưa thực hiện được và ủy ban này sẽ tập trung vào nhiều lĩnh vực hợp tác cụ thể trong kinh tế, thương mại, đầu tư và quan hệ về văn hóa, giáo dục. Đó là những công việc thường xuyên, hàng năm đều họp.
Còn đương nhiên, việc thực hiện có hiệu quả chính là đánh giá cơ chế hoạt động của Uỷ ban vì thường thì có tất cả các bộ ngành của cả hai bên tham gia Uỷ ban này. Các cơ quan sẽ đánh giá những vấn đề cụ thể hơn. Vì thành viên của là các bộ ngành nên việc thực hiện hiệu quả thế nào, đến đâu thì các bộ, ngành phải triển khai.
Giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng có cơ chế hợp tác giữa các tỉnh biên giới phía Bắc của Việt Nam với các tỉnh biên giới của Trung Quốc. Như thế có nghĩa là từ Trung ương đến địa phương giữa hai nước đều có cơ chế hợp tác.
Chúng ta vẫn biết Trung Quốc là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam về tổng kim ngạch xuất nhập khẩu. Chúng ta xuất sang Trung Quốc những mặt hàng có khả năng xuất được và nhập những mặt hàng cần thiết và nếu nhìn nhận cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu thì cũng có rất nhiều mặt hàng phục vụ được cho sản xuất của chúng ta.
"Phải nói là trong năm nay hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta rất sôi động, tích cực, không chỉ với Trung Quốc, Hoa Kỳ mà còn đối với nhiều nước khác trên thế giới. Đặc biệt trong năm nay, quan hệ của Việt Nam với các nước lớn trên thế giới đều tăng cường như: Thủ tướng Anh đến Việt Nam.
Tổng Bí thư của ta đi thăm Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tới đây cũng đi thăm Đức - đất nước có vai trò hết sức quan trọng với chúng ta.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đi thăm hầu hết các nước quan trọng trong năm 2015. Có thể nói trong năm nay, tất cả mũi quan hệ của ta với các nước, nhất là các nước lớn trên thế giới đều rất tích cực", ông Phạm Bình Minh cho hay.
Ngọc Lan
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh |
"Còn chương trình làm việc, sẽ là trao đổi tất cả các nội dung lớn trong quan hệ giữa hai nước mang tầm chiến lược, phát triển quan hệ về kinh tế, văn hóa, thương mại. Đương nhiên hai bên cũng có thể trao đổi nhiều vấn đề, trong đó có thể có vấn đề biển Đông", Phó Thủ tướng cho biết.
Cũng theo ông Phạm Bình Minh, chưa biết sẽ có bao nhiêu văn kiện sẽ ký kết trong đợt này, nhưng chắc chắn sẽ có một số văn kiện trong những lĩnh vực cụ thể. Theo nguyên tắc, trong chuyến thăm cấp cao bao giờ cũng có một Tuyên bố chung, sau đó sẽ có một số văn kiện liên quan đến những lĩnh vực hợp tác cụ thể giữa hai nước.
Về cơ chế hợp tác giữa Việt Nam - Trung Quốc, ta có Ủy ban Chỉ đạo quan hệ song phương giữa hai nước. Nhiệm vụ của Uỷ ban hỗn hợp là hàng năm đánh giá lại các lĩnh vực thực hiện được đến đâu, lĩnh vực nào chưa thực hiện được và ủy ban này sẽ tập trung vào nhiều lĩnh vực hợp tác cụ thể trong kinh tế, thương mại, đầu tư và quan hệ về văn hóa, giáo dục. Đó là những công việc thường xuyên, hàng năm đều họp.
Còn đương nhiên, việc thực hiện có hiệu quả chính là đánh giá cơ chế hoạt động của Uỷ ban vì thường thì có tất cả các bộ ngành của cả hai bên tham gia Uỷ ban này. Các cơ quan sẽ đánh giá những vấn đề cụ thể hơn. Vì thành viên của là các bộ ngành nên việc thực hiện hiệu quả thế nào, đến đâu thì các bộ, ngành phải triển khai.
Giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng có cơ chế hợp tác giữa các tỉnh biên giới phía Bắc của Việt Nam với các tỉnh biên giới của Trung Quốc. Như thế có nghĩa là từ Trung ương đến địa phương giữa hai nước đều có cơ chế hợp tác.
Chúng ta vẫn biết Trung Quốc là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam về tổng kim ngạch xuất nhập khẩu. Chúng ta xuất sang Trung Quốc những mặt hàng có khả năng xuất được và nhập những mặt hàng cần thiết và nếu nhìn nhận cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu thì cũng có rất nhiều mặt hàng phục vụ được cho sản xuất của chúng ta.
"Phải nói là trong năm nay hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta rất sôi động, tích cực, không chỉ với Trung Quốc, Hoa Kỳ mà còn đối với nhiều nước khác trên thế giới. Đặc biệt trong năm nay, quan hệ của Việt Nam với các nước lớn trên thế giới đều tăng cường như: Thủ tướng Anh đến Việt Nam.
Tổng Bí thư của ta đi thăm Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tới đây cũng đi thăm Đức - đất nước có vai trò hết sức quan trọng với chúng ta.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đi thăm hầu hết các nước quan trọng trong năm 2015. Có thể nói trong năm nay, tất cả mũi quan hệ của ta với các nước, nhất là các nước lớn trên thế giới đều rất tích cực", ông Phạm Bình Minh cho hay.
Ngọc Lan
Bình luận