Trong thông báo, Bộ ngoại giao Philippines nhắc lại vụ việc tàu chở 22 ngư dân nước này bị một tàu Trung Quốc đâm chìm bên ngoài Bãi Cỏ Rong, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hồi tháng 6/2019. Các ngư dân bị bỏ mặc lênh đênh giữa biển cho đến khi được tàu cá Việt Nam cứu.
“Kinh nghiệm tương tự của chúng tôi cho thấy sự việc đã làm mất niềm tin trong tình hữu nghị như thế nào và cũng cho thấy sự nhân đạo của Việt Nam khi trực tiếp cứu mạng các ngư dân Philippines tạo ra niềm tin nhiều như thế nào".
Bộ Ngoại giao Philippines cho biết sẽ không ngừng cảm ơn Việt Nam và đưa ra tuyên bố nhằm thể hiện tinh thần đoàn kết.
Theo đó, Philippines quan ngại sâu sắc trước thông tin một tàu cá Việt Nam bị tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm ở Biển Đông.
Sự cố tàu Việt Nam chở 8 ngư dân bị đâm chìm ngoài quần đảo Hoàng Sa diễn ra trong thời điểm thế giới cần hợp tác và tin tưởng để đối mặt với đại dịch, theo Bộ Ngoại giao Philippines.
“COVID-19 là một mối đe dọa rất thực tế đòi hỏi sự đoàn kết và tin tưởng lẫn nhau. Trong hoàn cảnh này, không đáng để các sự cố như vậy gây ra nguy hiểm".
Philippines cũng cảnh báo những sự cố tương tự làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa ASEAN và Trung Quốc, trong bối cảnh các cuộc đối thoại về bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông đang có “đà tích cực”.
Video: Tàu Trung Quốc đâm tàu cá Việt Nam
Ngoài Philippines, Mỹ hôm 6/4 lên án việc Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam hôm 2/4, cho rằng Trung Quốc lợi dụng dịch bệnh khẳng định yêu sách hàng hải bất hợp pháp ở Biển Đông. Tuyên bố kêu gọi Trung Quốc tập trung nỗ lực ủng hộ quốc tế chống lại đại dịch toàn cầu, “ngừng khai thác sự xao nhãng hoặc dễ bị tổn thương của các nước khác để mở rộng yêu sách bất hợp pháp trên Biển Đông”.
Khoảng 3h sáng 2/4, tàu cá Quảng Ngãi mang số hiệu QNg 90617 TS đang hoạt động tại vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, đã bị tàu Trung Quốc đâm chìm. Trên tàu khi đó có 8 thuyền viên. Sau khi đâm chìm tàu cá Việt Nam, tàu Trung Quốc vớt 8 ngư dân của tàu QNg 90617 TS đưa về đảo Phú Lâm. Hai tàu cá Việt Nam khác nhận được tin sau đó đến cứu hộ cũng bị truy đuổi.
Đến khoảng 18h ngày 2/4, Trung Quốc mới giao 8 ngư dân cho 2 tàu cá đến cứu hộ và thả các ngư dân cùng tàu về.
XEM THÊM:
>>Người phát ngôn BNG Trung Quốc trắng trợn bịa đặt: Tàu cá VN đâm tàu hải cảnh TQ
>>Đâm chìm tàu, bắt ngư dân Việt Nam, Trung Quốc tiếp tục ‘chiến thuật vùng xám’
>>Ngư dân bị tàu Trung Quốc đâm lật tẩy phát ngôn bịa đặt của bà Hoa Xuân Oánh
>>Ngư dân phẫn uất kể màn rượt đuổi, phun vòi rồng của Trung Quốc ở Hoàng Sa
>>Trung Quốc đâm chìm tàu, bắt ngư dân Việt Nam: Hành vi ngang ngược, vô nhân đạo
Tuy nhiên trong tuyên bố sau đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc lớn tiếng cáo buộc "tàu đánh cá Việt Nam có thời điểm thường xuyên xâm phạm vùng lãnh hải và nội thủy của 'quần đảo Tây Sa' của Trung Quốc để đánh bắt cá".
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc trắng trợn đổi trắng thay đen vụ việc, tố ngược tàu cá Việt Nam đâm tàu hải cảnh Trung Quốc.
Ngày 3/4/2020, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã giao thiệp với đại diện Đại sứ quán Trung Quốc và trao công hàm phản đối, yêu cầu phía Trung Quốc điều tra làm rõ, xử lý nghiêm đối với nhân viên công vụ và tàu hải cảnh Trung Quốc nêu trên, không để tái diễn những hành động tương tự, đồng thời bồi thường thỏa đáng các thiệt hại cho ngư dân Việt Nam.
Bình luận