Sau vòng điều trần đầu tiên, Tòa án trọng tài thường trực (PCA) ở The Hague (Hà Lan) quyết định sẽ tổ chức vòng điều trần thứ hai để xem xét quyền phán quyết của tòa trong vụ Philippines kiện Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông.
Một thành viên của phái đoàn Philippines tiết lộ với tờ Rappler rằng tòa án đã yêu cầu phái đoàn của Manila chuẩn bị cho vòng điều trần thứ hai diễn ra lúc 10h đến 13h ngày 13/7. Tuy vậy, nguồn tin này cho biết buổi điều trần tiếp theo chỉ là “theo lộ trình” và “không mang hàm ý gì ngoài việc các thẩm phán muốn làm rõ hơn”.
Cũng trong ngày 10/7, người phát ngôn Abigail Valte của Tổng thống Philippines Benigno Aquino xác nhận rằng Manila đang chuẩn bị cho vòng điều trần thứ hai.
“Philippines nhận được thông báo rằng tòa sẽ tiến hành vòng tranh luận thứ hai về vấn đề quyền phán quyết” – bà Valte nói và cho biết tòa sẽ đặt nhiều câu hỏi cho Manila trong phiên điều trần tới. Ngược lại, phía Philippines đang xem xét đề nghị tòa yêu cầu Trung Quốc ngừng các hoạt động cải tạo đảo trên Biển Đông.
“Trong hai ngày qua, Philippines đã trình bày các tranh luận của mình để chứng minh rằng tòa án có thẩm quyền và không có gì ngăn cản tòa thực hiện quyền phán quyết đó” - tờ Inquirer dẫn lời người phát ngôn Valte.
Nói về luận điểm của Trung Quốc cho rằng PCA không có thẩm quyền xử vụ kiện về vấn đề vốn có bản chất là tranh chấp chủ quyền, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario nói rằng nước này chỉ yêu cầu tòa xác định các ranh giới hàng hải thuộc về Manila theo quy định của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS).
Phần lớn vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý của Philippines, theo quy định của UNCLOS, nằm trong vùng tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh trên Biển Đông.
Ngoài việc bác bỏ “quyền lịch sử” và đường chín đoạn vô căn cứ của Trung Quốc trên Biển Đông, Philippines cũng phủ nhận chủ quyền của Trung Quốc dựa vào các hòn đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng gần đây.
Các hoạt động cải tạo đảo, phá hủy các rạn san hô và đánh bắt cá của Trung Quốc đã phá hủy môi trường. Manila cũng tố Trung Quốc can thiệp vào việc thực thi chủ quyền của Philippines trên Biển Đông.
PCA cần xác định liệu họ có quyền xét xử vụ kiện của Philippines hay không trước khi đi vào trọng tâm vụ kiện. Trong trường hợp Manila không thể thuyết phục được PCA, nước này sẽ phải nghĩ cách khác để bảo vệ chủ quyền của mình trên Biển Đông.
Tuy nhiên chuyên gia Jay Batongbacal, thuộc Đại học Luật Philippines, cho rằng Manila không thể thắng tất cả các tuyên bố. “Do vụ việc khá phức tạp, có ít nhất từ 13 đến dưới 20 tuyên bố, tôi nghĩ tòa có thể đưa ra quyết định rằng họ có quyền phán quyết một số tuyên bố của Philipines nhưng không phải tất cả”.
Trong khi đó, CNN dẫn lời chuyên gia Richard Javad Heydarian đánh giá vụ kiện của Philippines là hành động can đảm nhưng cũng đầy rủi ro. Một số chuyên gia đã đề cập khả năng thành lập một “ủy ban hòa giải”, theo UNCLOS, để giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình trong trường hợp PCA từ chối Manila.
Ông Heydarian cho biết Philippines có thể tìm đến Tòa án hình sự quốc tế để giải quyết trực tiếp, hoặc vận động Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết chỉ trích Trung Quốc.
Theo ông Heydarian, vụ kiện của Philippines cũng đặt các cơ quan trọng tài của Liên Hiệp Quốc dưới UNCLOS vào thế tiến thoái lưỡng nan. Nếu từ chối đơn kiện của Manila, tòa sẽ khiến cả thế giới hoài nghi luật pháp quốc tế. Nhưng nếu chấp nhận, tòa có thể bị tẩy chay bởi một trong những quốc gia lớn nhất khu vực châu Á.
Nguồn: Tuổi Trẻ
Một thành viên của phái đoàn Philippines tiết lộ với tờ Rappler rằng tòa án đã yêu cầu phái đoàn của Manila chuẩn bị cho vòng điều trần thứ hai diễn ra lúc 10h đến 13h ngày 13/7. Tuy vậy, nguồn tin này cho biết buổi điều trần tiếp theo chỉ là “theo lộ trình” và “không mang hàm ý gì ngoài việc các thẩm phán muốn làm rõ hơn”.
Những người Philippines biểu tình trước Lãnh sự quán Trung Quốc ở Makati City, thuộc Manila ngày 10/7 |
“Philippines nhận được thông báo rằng tòa sẽ tiến hành vòng tranh luận thứ hai về vấn đề quyền phán quyết” – bà Valte nói và cho biết tòa sẽ đặt nhiều câu hỏi cho Manila trong phiên điều trần tới. Ngược lại, phía Philippines đang xem xét đề nghị tòa yêu cầu Trung Quốc ngừng các hoạt động cải tạo đảo trên Biển Đông.
“Trong hai ngày qua, Philippines đã trình bày các tranh luận của mình để chứng minh rằng tòa án có thẩm quyền và không có gì ngăn cản tòa thực hiện quyền phán quyết đó” - tờ Inquirer dẫn lời người phát ngôn Valte.
Nói về luận điểm của Trung Quốc cho rằng PCA không có thẩm quyền xử vụ kiện về vấn đề vốn có bản chất là tranh chấp chủ quyền, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario nói rằng nước này chỉ yêu cầu tòa xác định các ranh giới hàng hải thuộc về Manila theo quy định của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS).
Phần lớn vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý của Philippines, theo quy định của UNCLOS, nằm trong vùng tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh trên Biển Đông.
Ngoài việc bác bỏ “quyền lịch sử” và đường chín đoạn vô căn cứ của Trung Quốc trên Biển Đông, Philippines cũng phủ nhận chủ quyền của Trung Quốc dựa vào các hòn đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng gần đây.
Các hoạt động cải tạo đảo, phá hủy các rạn san hô và đánh bắt cá của Trung Quốc đã phá hủy môi trường. Manila cũng tố Trung Quốc can thiệp vào việc thực thi chủ quyền của Philippines trên Biển Đông.
PCA cần xác định liệu họ có quyền xét xử vụ kiện của Philippines hay không trước khi đi vào trọng tâm vụ kiện. Trong trường hợp Manila không thể thuyết phục được PCA, nước này sẽ phải nghĩ cách khác để bảo vệ chủ quyền của mình trên Biển Đông.
Tuy nhiên chuyên gia Jay Batongbacal, thuộc Đại học Luật Philippines, cho rằng Manila không thể thắng tất cả các tuyên bố. “Do vụ việc khá phức tạp, có ít nhất từ 13 đến dưới 20 tuyên bố, tôi nghĩ tòa có thể đưa ra quyết định rằng họ có quyền phán quyết một số tuyên bố của Philipines nhưng không phải tất cả”.
Trong khi đó, CNN dẫn lời chuyên gia Richard Javad Heydarian đánh giá vụ kiện của Philippines là hành động can đảm nhưng cũng đầy rủi ro. Một số chuyên gia đã đề cập khả năng thành lập một “ủy ban hòa giải”, theo UNCLOS, để giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình trong trường hợp PCA từ chối Manila.
Ông Heydarian cho biết Philippines có thể tìm đến Tòa án hình sự quốc tế để giải quyết trực tiếp, hoặc vận động Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết chỉ trích Trung Quốc.
Theo ông Heydarian, vụ kiện của Philippines cũng đặt các cơ quan trọng tài của Liên Hiệp Quốc dưới UNCLOS vào thế tiến thoái lưỡng nan. Nếu từ chối đơn kiện của Manila, tòa sẽ khiến cả thế giới hoài nghi luật pháp quốc tế. Nhưng nếu chấp nhận, tòa có thể bị tẩy chay bởi một trong những quốc gia lớn nhất khu vực châu Á.
Nguồn: Tuổi Trẻ
Bình luận