Cây cối không chỉ bị động đu đưa trong gió, thực ra, chúng có thể giao tiếp một cách chủ động với nhau theo một cách nói chuyện nhất định.
Các nhà khoa học ở ĐH Bristol đã sử dụng loa phóng thanh rất mạnh để lắng nghe những cây ngô nói chuyện và đã thấy những tiếng động lích kích phát ra từ rễ của chúng.
Khi họ treo rễ của chúng trong nước và bật âm thanh liên tục với tần số tương tự như tiếng lích kích, họ thấy chúng mọc về phía đó.
Cây cối có thể nói chuyện với nhau |
Thực vật được biết tới là mọc về phía ánh sáng, nghiên cứu đầu năm nay từ ĐH Exeter thấy rằng cây cải bắp sản ra một loại khí dễ bay hơn để cảnh báo nguy hiểm như sâu bướm hay kéo cắt cỏ.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu nói rằng đây là bằng chứng đầu tiên cho thấy thực vật có ngôn ngữ tiếng động riêng mà tai người không nghe được.
Họ cho rằng âm thanh và rung động có thể đóng vai trò quan trọng trong đời sống thực vật.
Giáo sư sinh học Daniel Robert của ĐH Bristol nói rằng: “Những tiếng lích kích ầm ỹ này có khả năng tạo nên một kênh giao tiếp giữa các bộ rễ”
Tác giả Monica Gagliano từ ĐH Tây Australia, nói rằng việc thực vật sản sinh và phản ứng với rung động âm thanh là điều quan trọng vì nó đưa thông tin về môi trường quanh chúng.
Những sóng âm thanh có thể truyền đi dễ dàng xuống đất và bà cho rằng đây có thể là cách nhận ra những mối đe dọa như hạn hán từ những cây hàng xóm ở cách xa.
Bà nói: “Mỗi người biết rằng thực vật phản ứng với ánh sáng và các nhà khoa học cũng biết rằng thực vật sử dụng chất hóa học để liên lạc với nhau, ví dụ, khi gặp nguy hiểm như là động vật ăn cỏ xuất hiện”.
Tiến sĩ Gagliano nói rằng nghiên cứu “mở ra một cuộc bàn luận mới về việc tiếp nhận và phản ứng của con người về phía thực vật”.
TheoGDTĐ
Bình luận