Tổng thống Pháp Hollande vừa có chuyến thăm đến Philippines và vấn đề môi trường được xem là trọng tâm chuyến thăm này.
Chuyến thăm bắt đầu từ ngày 26/2 của ông Hollande đến Philippines là chuyến đi đầu tiên của một vị Tổng thống Pháp đến đảo quốc này. Ông Hollande dự định ở lại Philippines trong 48h và sẽ ký kết với nước chủ nhà một loạt văn kiện quan trọng.
Tổng thống Philippines Benigno Aquino (phải) và Tổng thống Pháp Francois Hollande hôm 26/2. (Ảnh: AFP) |
Đáng chú ý nhất trong số này là các văn kiện liên quan đến vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu. Tổng thống Pháp Hollande và người đồng cấp Philippines, Benigno Aquino dự định sẽ ra “Lời kêu gọi Manila” về biến đổi khí hậu, theo đó kêu gọi tất cả các quốc gia chung tay đẩy mạnh cuộc chiến chống biến đổi khí hậu gây ra do sự nóng lên của trái đất.
Đối với ông Hollande, đây sẽ là một cột mốc quan trọng và là một ưu tiên lớn của chuyến đi bởi cuối năm 2015, Pháp sẽ là nước chủ nhà đăng cai Hội nghị thế giới về khí hậu, diễn đàn lớn nhất về môi trường toàn cầu.
Để chuẩn bị cho Hội nghị này, Pháp đã đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao nhằm đạt được mục đích trong Hội nghị cuối năm nay sẽ ra được một Nghị định thư thay thế Nghị định thư Kyoto liên quan đến vấn đề khí hậu toàn cầu.
Việc ông Hollande chọn chuyến thăm Philippines là nơi để đẩy mạnh các nỗ lực này không phải ngẫu nhiên. Theo báo cáo rủi ro toàn cầu 2014 – World Risk Index - Philippines là quốc gia phải hứng chịu những hậu quả của biến đổi khí hậu nhiều thứ 2 trên thế giới, sau quốc đảo Vanuatu.
Tính từ thập niên 80 đến nay, Philippines đã phải hứng chịu trên 360 thảm họa thiên nhiên. Mới nhất là cuối năm 2013, cơn bão Haiyan đã cướp đi sinh mạng của 7.350 người và xóa sổ nhiều thành phố, làng mạc của Philippines. “Lời kêu gọi Manila”, vì thế sẽ rất có sức nặng.
Để thể hiện mối ưu tiên này, trong phái đoàn tháp tùng ông Hollande sang Philippines có Bộ trưởng sinh thái Segolene Royal và cả những nhân vật nổi tiếng của làng giải trí Pháp như nữ minh tinh Matillon Cotillard, người trực tiếp đọc “Lời kêu gọi Manila”. Ông Hollande cũng trực tiếp đến thăm Guiuan, một ngôi làng bị cơn bão Haiyan phá hủy hoàn toàn và tuyên bố trợ giúp 1,5 triệu euro cho việc tái thiết.
Tuy nhiên, bên cạnh vấn đề trọng tâm là môi trường, chuyến đi của ông Hollande cũng rất được chú ý về khía cạnh hợp tác kinh tế.
Philippines được xem là một trong những đối tác đang nổi lên gần đây với Pháp trong khu vực Đông Nam Á. Với dân số 100 triệu người và tăng trưởng 6,5% hàng năm, Philippines được các doanh nghiệp Pháp đánh giá là thị trường nhiều tiềm năng.
Trong chuyến đi lần này của ông Hollande có nhiều doanh nghiệp lớn của Pháp tháp tùng, đặc biệt trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng (Alstom, RATP), y tế (Sanofi) và năng lượng. Một loạt thỏa thuận dự kiến sẽ được ký kết.
Một mảng hợp tác khác rất đáng chú ý nhưng tránh nhắc tới trong chuyến thăm này của ông Hollande đến Philippines là hợp tác quân sự. Tháng 9/2014, trong chuyến thăm đến Pháp của Tổng thống Philippines Aquino, báo chí hai nước đã nhắc đến việc Philippines dự định mua các thiết bị quân sự của Pháp. Trong các báo cáo chiến lược, Pháp cũng coi Philippines là đối tác ưu tiên nhằm duy trì sự ảnh hưởng của Pháp trong khu vực Đông Nam Á.
Nguồn: Thùy Vân/VOV-Paris
Đối với ông Hollande, đây sẽ là một cột mốc quan trọng và là một ưu tiên lớn của chuyến đi bởi cuối năm 2015, Pháp sẽ là nước chủ nhà đăng cai Hội nghị thế giới về khí hậu, diễn đàn lớn nhất về môi trường toàn cầu.
Để chuẩn bị cho Hội nghị này, Pháp đã đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao nhằm đạt được mục đích trong Hội nghị cuối năm nay sẽ ra được một Nghị định thư thay thế Nghị định thư Kyoto liên quan đến vấn đề khí hậu toàn cầu.
Việc ông Hollande chọn chuyến thăm Philippines là nơi để đẩy mạnh các nỗ lực này không phải ngẫu nhiên. Theo báo cáo rủi ro toàn cầu 2014 – World Risk Index - Philippines là quốc gia phải hứng chịu những hậu quả của biến đổi khí hậu nhiều thứ 2 trên thế giới, sau quốc đảo Vanuatu.
Tính từ thập niên 80 đến nay, Philippines đã phải hứng chịu trên 360 thảm họa thiên nhiên. Mới nhất là cuối năm 2013, cơn bão Haiyan đã cướp đi sinh mạng của 7.350 người và xóa sổ nhiều thành phố, làng mạc của Philippines. “Lời kêu gọi Manila”, vì thế sẽ rất có sức nặng.
Để thể hiện mối ưu tiên này, trong phái đoàn tháp tùng ông Hollande sang Philippines có Bộ trưởng sinh thái Segolene Royal và cả những nhân vật nổi tiếng của làng giải trí Pháp như nữ minh tinh Matillon Cotillard, người trực tiếp đọc “Lời kêu gọi Manila”. Ông Hollande cũng trực tiếp đến thăm Guiuan, một ngôi làng bị cơn bão Haiyan phá hủy hoàn toàn và tuyên bố trợ giúp 1,5 triệu euro cho việc tái thiết.
Tuy nhiên, bên cạnh vấn đề trọng tâm là môi trường, chuyến đi của ông Hollande cũng rất được chú ý về khía cạnh hợp tác kinh tế.
Philippines được xem là một trong những đối tác đang nổi lên gần đây với Pháp trong khu vực Đông Nam Á. Với dân số 100 triệu người và tăng trưởng 6,5% hàng năm, Philippines được các doanh nghiệp Pháp đánh giá là thị trường nhiều tiềm năng.
Trong chuyến đi lần này của ông Hollande có nhiều doanh nghiệp lớn của Pháp tháp tùng, đặc biệt trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng (Alstom, RATP), y tế (Sanofi) và năng lượng. Một loạt thỏa thuận dự kiến sẽ được ký kết.
Một mảng hợp tác khác rất đáng chú ý nhưng tránh nhắc tới trong chuyến thăm này của ông Hollande đến Philippines là hợp tác quân sự. Tháng 9/2014, trong chuyến thăm đến Pháp của Tổng thống Philippines Aquino, báo chí hai nước đã nhắc đến việc Philippines dự định mua các thiết bị quân sự của Pháp. Trong các báo cáo chiến lược, Pháp cũng coi Philippines là đối tác ưu tiên nhằm duy trì sự ảnh hưởng của Pháp trong khu vực Đông Nam Á.
Nguồn: Thùy Vân/VOV-Paris
Bình luận