Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 15/4 cho biết Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ có các cuộc thảo luận trực tuyến lãnh đạo Pháp, Đức về khí hậu vào ngày 16/4.
Đây được xem là nỗ lực mới nhất của lãnh đạo các quốc gia quyền lực nhất châu Âu nhằm làm giảm leo thang giữa Trung Quốc và EU sau cuộc điện đàm của Thủ tướng Đức Angela Merkel với ông Tập vào tuần trước.
Châu Âu trước đó tuyên bố sẽ cài đặt lại mối quan hệ trong tương lai với Trung Quốc dựa trên chiến lược “hợp tác, cạnh tranh và đối đầu”, trong đó khí hậu được coi là một trong số ít vấn đề hai bên có thể hợp tác.
"Đây là nỗ lực lý tưởng để ngăn tình cảnh hai bên không hợp tác trên bất cứ lĩnh vực nào và ngăn quan hệ tan rã", Bernhard Bartsch, một nhà phân tích tại Viện Nghiên cứu Trung Quốc Mercator ở Berlin cho biết.
Sự đáp trả nhanh chóng của Trung Quốc ngay sau lệnh trừng phạt đầu tiên của EU hồi cuối tháng ba được cho là đã khiến các lãnh đạo cấp cao của EU lo lắng.
Cả Pháp và Đức đều ủng hộ mạnh mẽ Hiệp định Toàn diện về Đầu tư (CAI) - hiệp ước song phương được ký kết sau bảy năm đàm phán.
Nhưng thỏa thuận này đang gặp nguy hiểm sau các đòn trừng phạt ăn miếng trả miếng giữa Brussels và Bắc Kinh.
Các cuộc trao đổi của bà Merkel và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron với ông Tập được các nhà phân tích đánh giá là một cách để ổn định tình hình.
Cuộc gọi tuần trước được sắp xếp theo lời mời của bà Merkel trong khi ông Macron là người gửi lời mời ông Tập tham gia cuộc họp hôm 16/4.
Theo truyền thông Pháp, cuộc họp trực tuyến tuần này không được coi là hội nghị thượng đỉnh. Nó chỉ là phiên chuẩn bị trước Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến về khí hậu do Mỹ chủ trì vào tuần tới.
Trong cuộc điện đàm với bà Merkel tuần trước, ông Tập bày tỏ hy vọng EU có thể "độc lập" đưa ra những đánh giá đúng đắn, đồng thời nhấn mạnh Trung Quốc và EU nên tôn trọng lẫn nhau và "loại bỏ sự can thiệp". Tuyên bố này cho thấy nhà lãnh đạo Trung Quốc đang thúc giục EU giảm leo thang giữa hai bên.
EU hiện dẫn dẫn đầu về ngoại giao khí hậu và chịu trách nhiệm thúc đẩy hợp tác toàn cầu về vấn đề này sau khi cựu Tổng thống Trump rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris chống biến đổi khí hậu.
Châu Âu thừa nhận hiểu rằng các mục tiêu toàn cầu về các vấn đề khí hậu của họ sẽ không thể đạt được nếu không có sự tham gia của Trung Quốc - quốc gia đông dân nhất và nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Các chuyên gia tin rằng sự tham gia của Trung Quốc là chìa khóa để đạt được các mục tiêu của Hiệp định Paris, không chỉ vì Trung Quốc là nước phát thải lớn nhất thế giới, mà còn vì ảnh hưởng của nước này trong khu vực thông qua Sáng kiến Vành đai, Con đường.
Bình luận