• Zalo

Phải làm gì giữa bão tin đồn về sức khỏe trong thời điểm Covid-19?

Thời sự quốc tếThứ Sáu, 14/02/2020 01:30:00 +07:00Google News
(VTC News) -

Trong bối cảnh đang có những phát triển liên quan đến sự bùng phát của virus corona, tất cả chúng ta sẽ phải rèn luyện sự kiên trì và tính cẩn trọng trong việc chống lại thông tin sai lệch, - các nhà quan sát cho biết.

Sự bùng phát Covid-19 (nCoV) của Trung Quốc đã gây ra một dịch bệnh của sự hoảng loạn trực tuyến. Khi SARS tấn công vào năm 2003, 6 % dân số Trung Quốc đã trực tuyến, còn bây giờ là gần 60%.

Người dùng trung bình của WeChat, nền tảng mạng xã hội thống trị tại Trung Quốc, dành 90 phút mỗi ngày cho ứng dụng.

Kết quả là, trong khi hơn 65.000 bệnh nhân ở Trung Quốc đang chống lại virus, nước này lại đang phải đối mặt với sự tấn công của các phương tiện truyền thông trực tuyến – phần lớn là thông tin sai lệch.

Phải làm gì giữa bão tin đồn về sức khỏe trong thời điểm Covid-19? - 1

Một hành khách đeo khẩu trang sử dụng điện thoại tại Sân bay Fiumicino của Rome, ngày 31/1/2020. (Ảnh: Reuters)

Covid-19 trên mạng xã hội

Có những mặt quan trọng đối với sự phát triển của mạng xã hội ở Trung Quốc. Nó cho phép người dân đưa tin – một điều hiếm thấy ở nước này – chẳng hạn như những blog video từ Vũ Hán, thành phố trung tâm của dịch bệnh.

Việc đưa tin độc lập như vậy là rất cần thiết trong môi trường truyền thông do nhà nước kiểm soát chặt chẽ.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, luồng thông tin là lớn hơn bao giờ hết. Việc nhận thông tin trực tiếp vào điện thoại của bạn, trong thời gian thực, có thể khiến bạn cảm thấy như virus đang xâm nhập vào bạn – ngay cả khi không phải vậy.

Bị bao quanh bởi các tiêu đề gây hoảng loạn, cho dù đúng hay sai, chúng ta đều chịu những tác động nhất định đến sức khỏe.

Một nghiên cứu gần đây trên Lancet về tác động của các cuộc biểu tình ở Hong Kong đối với sức khỏe tâm thần cho thấy rằng, việc dành hơn 2 giờ mỗi ngày sau các sự kiện như vậy trên mạng xã hội có liên quan đến việc tăng nguy cơ bị căng thẳng và trầm cảm, mặc dù theo hướng quan hệ nhân quả, điều đó là không rõ ràng.

Phải làm gì giữa bão tin đồn về sức khỏe trong thời điểm Covid-19? - 2

Một người đàn ông đeo khẩu trang sử dụng điện thoại trước Trung tâm Triển lãm Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 27/1/2020. (Ảnh: Reuters)

Tin thật hay giả?

Trong bối cảnh tin tức virus corona dồn dập, một số người khó phân biệt được giữa tin thật và tin giả.

Tuần trước, ông tôi đã nhắn tin cho tôi trên WeChat: “Virus rất sợ axit. Hai lần một ngày ... nhúng một viên bông bằng giấm mạnh và đặt nó vào trong mũi. Nó sẽ giúp ích rất nhiều trong bối cảnh bùng phát virus hiện tại”.

Tôi đã không làm như vậy.

Bạn bè nói với tôi rằng họ nhận được tin nhắn tương tự từ người thân, yêu cầu họ chấm dầu mè vào lỗ mũi hoặc tránh mặc đồ len. Các tin nhắn kiểu vậy thường đến thông qua mạng xã hội: nhóm trò chuyện gia đình.

Nhiều tin nhắn, như của ông tôi, là sự sao chép những tin đồn mà thoạt nhìn cứ tưởng các văn bản xác thực. Nhiều người bắt đầu với những câu đối thoại cởi mở: “Một người bạn làm việc trong bệnh viện nói với tôi”.

Những người khác lại ngay lập tức reo lên: “Tôi cũng vừa nhận được tin nhắn như vậy!” hoặc “Tin hữu ích đấy!”.

Những tin nhắn như vậy làm tôi nhớ đến những gì lan truyền trước cuộc bầu cử ở Anh vào tháng 12 năm ngoái, sau khi tờ Yorkshire Evening Post đưa tin câu chuyện về một đứa trẻ bị bệnh buộc phải ngủ trên sàn bệnh viện vì thiếu giường.

Khi câu chuyện đến tai nhiều người, người dùng bắt đầu đưa lên mạng xã hội những bài đăng thiếu thiện ý, thường mở đầu bằng: “Một người bạn là y tá nói với tôi...

Đáp lại, James Mitchinson, biên tập viên của Yorkshire Evening Post, đã hỏi một nhà người chỉ trích: “Tại sao bạn lại nghe theo tuyên bố của tài khoản mạng xã hội này hơn cả tờ báo mà bạn đã tin tưởng đọc trong nhiều năm?"

Phải làm gì giữa bão tin đồn về sức khỏe trong thời điểm Covid-19? - 3

Buổi cầu nguyện cho bác sĩ Trung Quốc Lý Văn Lượng ở Hong Kong, ngày 7/2/2020. (Ảnh: AP)

Xua tan tin giả

Tuy nhiên, tại Trung Quốc, mọi người ngày càng không chắc chắn liệu họ có thể tin tưởng phương tiện truyền thông hay không.

Đã có làn sóng phẫn nộ đối với chính phủ về việc che giấu các trường hợp nhiễm virus trong giai đoạn đầu của đợt bùng phát, và về án phạt của cảnh sát đối với bác sĩ “thổi còi” trẻ tuổi, người đã cảnh báo về một chủng virus corona mới nhưng bản thân cũng đã phải chết vì virus này vào tuần trước.

Bước đầu tiên trong việc xua tan thông tin sai lệch là thiết lập một nguồn đáng tin để thay thế. Cuộc trò chuyện với những người thân trong gia đình có thể là một phương pháp hữu hiệu cho việc này.

Trong thực tế, hầu hết bạn bè của tôi đều quyết định cách tốt nhất để đối phó với nó là mặc kệ nó. “Chúng vô hại”, - người bạn nói, đồng thời đề cập đến xu hướng của người Trung Quốc là đưa ra lời khuyên về sức khỏe như một cách thể hiện sự quan tâm.

Những người khác lại tìm cách tranh luận với người thân của mình, bực tức vì thực tế họ có thể tin tưởng vào một blog hơn là cháu của họ. “Ông bà thường lấy tư tưởng Nho giáo ra dạy rằng bạn không nên sửa lỗi cho người lớn tuổi hơn mình”, - một người nói.

Ngoài ra, còn có một câu hỏi là cần bắt đầu từ đâu khi chúng ta bỏ qua những lời nói dối. Trong khi những tin đồn về sức khỏe thường có thể được sửa chữa, thì những thuyết âm mưu độc hại lại là một vấn đề khác.

Một người bạn đã gửi cho tôi một tin nhắn từ bà của cô ấy, tuyên bố rằng Hội Tam điểm Mỹ đã tạo ra virus corona để giết người Trung Quốc.

Tôi biết bà tôi gửi những tin nhắn này vì bà quan tâm đến tôi”, - bạn tôi nói.

Video: Những sai lầm khi COVID-19 bùng phát.

Khi các sự kiện hiện tại ở Trung Quốc diễn ra, tất cả chúng ta sẽ cần thể hiện sự kiên trì và cẩn trọng trong việc chống lại sự thông tin sai lệch.

Văn Đức(Nguồn: CNA)
Bình luận
vtcnews.vn