• Zalo

Ô nhiễm không khí gây tình trạng béo phì ở trẻ

Sức khỏeThứ Năm, 19/04/2012 01:02:00 +07:00Google News

(VTC News) - Hiện tượng ô nhiễm không khí cũng là phủ phạm góp phần đáng kể vào tình trạng trên. Đó là nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học.

(VTC News) – Không chỉ một chế độ ăn giàu chất béo và thiếu hoạt động thể chất mới là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng béo phì ở trẻ. Hiện tượng ô nhiễm không khí cũng là phủ phạm góp phần đáng kể vào tình trạng trên.

Theo nghiên cứu này thì những phụ nữ mang thai tiếp xúc phải không khí có nồng độ polycyclic aromatic hydrocarbons ở mức cao thì đứa bé sẽ có nguy cơ mắc phải hội chứng béo phì cao gấp 1.8 lần ở tuổi lên 5 và 2.3 lần ở tuổi lên 7- so với những phụ nữ mang thai chỉ tiếp xúc với chúng ở nồng độ thấp.

 

Polycyclic aromatic hydrocarbons (PAHs) là một chất ô nhiễm khá phổ biến được giải phóng ra từ việc đốt than, diesel, dầu và khí đốt. Ngoài ra chúng còn hiện diện trong khói thuốc lá.


Còn theo Andrew Rundle- giáo sư dịch tễ học tại trường ĐH Columbia thì với những đứa trẻ không thể tiếp cận được với nguồn thực phẩm lành mạnh, thiếu các hoạt động thể chất, trong khi trước đó đã bị nhiễm phải các chất gây ô nhiễm này ngay trong bào thai thì tình trạng béo phì sẽ còn tồi tệ hơn nữa.


Mối liên hệ nào giữa ô nhiễm và béo phì?


Một nghiên cứu được tiến hành trên 700 phụ nữ mang thai (không có phụ nữ nào hút thuốc) ở thành phố New York cho thấy: sự ô nhiễm không khí xung quanh khu vực sống đã khiến cho 21% những đứa trẻ này bị béo phì ở tuổi lên 5 và 25% béo phì ở tuổi lên 7.


Với những đứa trẻ bị nhiễm PAHs càng cao từ trong bào thai thì nguy cơ béo phì của chúng lại càng tăng lên. Người ta ước tính: với những đứa trẻ bị nhiễm PAHs ở mức cao, khi bước vào độ tuổi lên 7, khối lượng chất béo bên trong cơ thể của bé sẽ cao hơn trung bình gần 2 kg so với những đứa bé bị nhiễm PAHs ở mức thấp.


Tất nhiên, nghiên cứu trên cũng đã tính tới các yếu tố khác có thể dẫn tới hiện tượng béo phì như: trọng lượng của người mẹ trong quá trình mang thai, thu nhập của hộ gia đình, tình trạng nghèo đói ở khu vực xung quanh…


Giải pháp cho vấn đề trên có lẽ không hề đơn giản tí nào bởi nó liên quan tới một loạt các vấn đề về cơ sở hạ tầng, điều kiện kinh tế.


Theo các nhà khoa học thì có một số loại nguyên liệu sẽ thải chất PAHs ra ngoài không khí nhiều hơn một số khác. Mà nguyên liệu sạch thì bao giờ cũng đắt đỏ và khan hiếm hơn rất nhiều.


Không may Việt Nam ta lại đang nằm trong top các quốc gia có chất lượng nguồn không khí bị ô nhiễm nhất (bẩn thứ 10 trên thế giới). Đó chính là lí do tại sao các chị em mang thai rất nên có các biện pháp che chắn sao cho hiệu quả để hạn chế đến mức thấp nhất những tác động xấu lên sức khỏe của bọn trẻ về sau.


Phương Hiền







Bình luận
vtcnews.vn