• Zalo

Nước ngải cứu có tác dụng gì?

Tư vấnThứ Bảy, 18/05/2024 06:51:00 +07:00Google News
(VTC News) -

Nhiều người thắc mắc uống nước ngải cứu có tác dụng gì, bài viết dưới đây sẽ giải đáp giúp bạn.

Từ lâu ngải cứu được biết đến là loại dược liệu tốt cho sức khỏe. Ngải cứu được chế biến theo nhiều cách, trong đó trà ngải cứu được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, uống nước ngải cứu có tác dụng gì, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Tác dụng của nước ngải cứu

Bài viết trên website bệnh viện Medlatec cho biết, cây ngải cứu hay còn gọi là ngải diệp, cây thuốc cứu, cỏ linh li và tên khoa học là Artemisia Vulgaris, thuộc họ cúc. Đây là loại thảo dược tốt với sức khỏe nhờ hàm lượng dưỡng chất cao bao gồm vitamin A, E, K, các khoáng chất như canxi, kali, sắt và nhiều hợp chất chống oxy hóa như flavonoid.

Theo Đông y, cây ngải cứu vị đắng, tính ấm, mùi thơm. Khi đi vào cơ thể sẽ đến các cơ quan như kinh tỳ, can, thận.

Dưới đây là một số tác dụng của cây ngải mà bạn có thể xem tham khảo để hiểu thêm về loại cây này.

Điều hòa kinh nguyệt

Với những chị em chu kỳ kinh nguyệt thất thường, rong kinh có thể thử sử dụng cây ngải theo cách như sau: Dùng 10g cây ngải khô đun cùng 200ml nước. Đun cho tới khi lượng nước còn khoảng 100ml thì ngừng. Loại bỏ cặn để lấy nước uống. Uống nước ngải cứu khô trước kỳ kinh khoảng 1 tuần, tác dụng giảm đau bụng kinh, kinh nguyệt sẽ đều hơn.

Trị cảm

Cây ngải cứu có tính ấm nên trong đông y chúng thường được sử dụng để chữa ho, giảm đờm, trị cảm thông thường đem lại hiệu quả cao.

Cách sử dụng là dùng 100g ngải cứu, 50gr sả, 100g lá húng chanh, 100gr lá tía tô và nửa lít nước để đun sôi. Sử dụng hỗn hợp nước này liên tục 5 ngày để trị ho, cảm, giảm hoa mắt, chóng mặt.

Uống nước ngải cứu có tác dụng gì?

Uống nước ngải cứu có tác dụng gì?

Chống lo âu, trầm cảm

Hợp chất thực vật flavonoid trong cây ngải cứu có tác dụng cải thiện tâm trạng bồn chồn, lo lắng, giúp giảm căng thẳng, từ đó chống lo âu và trầm cảm hiệu quả.

Hỗ trợ giảm cân

Nước ngải cứu cũng hỗ trợ giảm cân rất tốt nhờ các vitamin nhóm B giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất và đốt cháy chất béo lắng đọng trong cơ thể.

Cải thiện các vấn đề về tiêu hóa

Trà ngải cứu được biết đến là cải thiện các vấn đề liên quan đến tiêu hóa, đặc biệt là đầy hơi, khó tiêu. Ngoài ra cũng kích thích nhu động ruột nên trị táo bón rất tốt.

Tăng cường chức năng não bộ

Các hợp chất chống oxy hóa trong trà ngải cứu rất tốt đối với chức năng não bộ, giúp giảm căng thẳng, cải thiện trí nhớ và phòng ngừa một số bệnh như Alzheimer.

Tăng cường sức khỏe miễn dịch

Cùng với các chất chống oxy hóa, ngải cứu cung cấp nhiều loại vitamin giúp tăng cường sức khỏe miễn dịch, loại bỏ các gốc tự do và sản xuất nhiều tế bào bạch cầu, nhờ đó phòng ngừa bệnh tật.

Bảo vệ thị lực

Trà ngải cứu cung cấp đáng kể hàm lượng vitamin A để cải thiện thị lực, phòng ngừa một số bệnh về mắt như thoái hóa điểm vàng. Ở những bệnh nhân lớn tuổi bị đục thủy tinh thể, ngải cứu cũng giúp làm chậm sự tiến triển của bệnh.

Tốt cho xương

Các khoáng chất bao gồm canxi, kali, sắt có trong ngải cứu rất tốt cho xương vì làm tăng mật độ xương, cải thiện độ bền của xương, giúp xương phát triển và phòng ngừa một số bệnh về xương như loãng xương.

Nước ngải cứu có nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ.

Nước ngải cứu có nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ.

An thần, hỗ trợ giấc ngủ

Trà ngải cứu được biết đến là thức uống giúp an thần và hỗ trợ giấc ngủ rất tốt nhờ loại bỏ căng thẳng, bổ thần kinh.

Thải độc gan, thanh lọc cơ thể

Trà ngải cứu chứa nhiều chất chống oxy hóa có khả năng hỗ trợ thải độc gan, giảm áp lực hoạt động của gan, khắc phục các vấn đề ở gan như viêm gan. Ngoài ra, ngải cứu cũng có tác dụng thanh lọc, thải độc thận, đường ruột thông qua bài tiết nước tiểu, mồ hôi, giảm nhiễm trùng do vi khuẩn.

Ai không nên uống nước ngải cứu?

Mặc dù ngải cứu có nhiều tác dụng rất tốt đối với sức khỏe nhưng việc lạm dụng có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn.

Phụ nữ đang mang thai hoặc nuôi con cho bú không được sử dụng trà ngải cứu vì chất thujone trong đó có thể gây sảy thai và một số hợp chất khác có thể bài tiết qua sữa mẹ, không tốt cho trẻ sơ sinh.

Một số người có cơ địa dị ứng có thể bị dị ứng với phấn hoa ngải cứu với các biểu hiện như phát ban, sưng họng, lưỡi, môi, đau dạ dày hoặc da bị kích ứng.

Tóm lại, trà ngải cứu từ lâu đã được sử dụng như thức uống yêu thích đối với nhiều người, đặc biệt là phụ nữ vì giúp điều hòa kinh nguyệt và giảm đau bụng kinh. Ngoài ra còn hỗ trợ giảm cân, cải thiện các vấn đề về tiêu hóa, trí nhớ. Tuy nhiên, quá lạm dụng thức uống này vì có thể gây hại cho sức khỏe. Vì thế bạn chỉ nên sử dụng nước ngải cứu trong một thời gian ngắn và khi sử dụng cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế.

Nguyễn Mai(tổng hợp)
Bình luận
vtcnews.vn