Nổi tiếng từ series phim điện ảnh đình đám "Tiểu thời đại", Quách Bích Đình trở thành gương mặt được nhiều khán giả yêu mến. Cô kết hôn cùng Hướng Tả - con trai của ông trùm giải trí Hong Kong Hướng Hoa Cường vào năm 2019. Sau khi lập gia đình, Quách Bích Đình ít xuất hiện trên màn ảnh mà chủ yếu tập trung chăm sóc tổ ấm nhỏ.
Gần đây, cô trở lại với chương trình truyền hình "Tỷ tỷ đạp gió rẽ sóng 5" và nhanh chóng nhận được sự quan tâm của công chúng.
Trong một đoạn video hậu trường vừa được đăng tải, Quách Bích Đình gây sốc khi tiết lộ bản thân bị dị ứng với… cơm.
"Tôi bị dị ứng với cơm. Chứng dị ứng nặng nhất mà tôi mắc phải là nổi mụn mủ trên mặt. Hồi nhỏ, tôi cứ nghĩ mình bị như vậy là do tuổi dậy thì. Sau này, tôi mới phát hiện ra là mình bị dị ứng. Lúc đó, miệng tôi bị lở loét, nứt rất đau. Sau đó, tôi không chịu được nữa nên mới đi khám. Bác sĩ bảo tôi xét nghiệm dị nguyên và tôi mới biết mình bị dị ứng với cơm", cô nói.
Chia sẻ của nữ diễn viên khiến nhiều người bất ngờ, có người bình luận: "Lần đầu tiên tôi nghe nói dị ứng với cơm", "Trên đời quả thực có nhiều chuyện kỳ lạ". Trước đó, Quách Bích Đình cũng từng tiết lộ bản thân không thể ăn tôm và cá.
Dị ứng thực phẩm là phản ứng dị ứng miễn dịch của cơ thể với loại protein có trong thực phẩm. Khi thức ăn được đưa vào hệ tiêu hóa, chúng được vận chuyển vào máu, kết hợp với một loại kháng thể có sẵn trên bề mặt của tế bào bạch cầu, làm vỡ tế bào bạch cầu và giải phóng các hóa chất trung gian histamin, gây ra phản ứng dị ứng.
Ước tính khoảng 1-3% người lớn và 4-6% trẻ nhỏ bị dị ứng thức ăn. Tuy nhiên, tỷ lệ này rất khó đánh giá vì mỗi nghiên cứu sử dụng phương pháp khác nhau, và biểu hiện của dị ứng thực phẩm cũng biến đổi theo tuổi tác.
Sau khi ăn phải thực phẩm gây dị ứng, nếu làm việc gắng sức người đó có thể đối mắt với tình trạng sốc phản vệ.
Với những người bị dị ứng cơm, do đây là lương thực thiết yếu hàng ngày, việc kiêng khem rất khó khăn nên các bác sĩ khuyên bệnh nhân nên vo kỹ gạo nhiều lần trước khi nấu, nhằm giảm phần nào lượng dị nguyên chủ yếu tập trung ở lớp ngoài của hạt gạo và giảm nguồn cung cấp tinh bột từ gạo.
Song song đó, người bệnh có thể thay thế cơm bằng các loại tinh bột khác như khoai tây, khoai lang, bánh mì để giảm nguy cơ nổi mề đay.
Bình luận