• Zalo

Nợ thuế bao lâu thì bị phong tỏa tài khoản ngân hàng?

Tài chínhThứ Ba, 02/07/2024 12:30:00 +07:00Google News
(VTC News) -

Để đảm bảo thuế được nộp đúng và đầy đủ, cơ quan thuế có thể sử dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định, vậy nợ thuế bao lâu thì bị phong tỏa tài khoản ngân hàng?

Phong tỏa tài khoản ngân hàng là một biện pháp cưỡng chế được sử dụng đối với người nộp thuế nhưng đang nợ tiền thuế hoặc không nộp thuế tại cơ quan quản lý thuế có thẩm quyền.

Nợ thuế bao lâu thì bị phong tỏa tài khoản ngân hàng? (Ảnh minh họa: Internet)

Nợ thuế bao lâu thì bị phong tỏa tài khoản ngân hàng? (Ảnh minh họa: Internet)

Nợ thuế bao lâu thì bị phong tỏa tài khoản ngân hàng?

Theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 215/2013/TT-BTC quy định về các trường hợp bị cưỡng chế, trong đó quy định cưỡng chế đối với người nộp thuế trong các trường hợp sau:

- Người nộp thuế, nợ tiền thuế, chậm tiền nộp thuế quá 90 ngày (tính từ ngày hết thời hạn nộp theo quy định).

- Người nộp thuế đang nợ tiền thuế có hành vi bỏ trốn hoặc tẩu tán tài sản.

Như vậy trong trường hợp người nộp thuế, chậm tiền tiền thuế quá 90 ngày thì cơ quan thuế có thẩm quyền, có quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế phong tỏa tài khoản ngân hàng của người nộp thuế.

Quy trình cưỡng chế tiền nợ thuế qua tài khoản ngân hàng

Việc cưỡng chế tiền nợ thuế thông quan tài khoản ngân hàng được ban hành theo Quyết định 1795/QĐ-TCT năm 2022 quy định quy trình áp dụng các biện pháp cưỡng chế được thực hiện như sau:

Bước 1: Lập danh sách người nộp thuế chuẩn bị cưỡng chế

- Người nộp thuế có tiền nợ thuế đã quá hạn 60 ngày tính từ ngày hết thời hạn nộp mà cơ quan thuế chưa thực hiện việc cưỡng chế.

- Người nộp thuế có khoản nợ thuế đã được gia hạn nhưng chỉ còn dưới 30 ngày sẽ hết thời hạn được gia hạn.

- Tổ chức thực hiện bảo lãnh tiền thuế đã quá thời hạn quy định  60 ngày (tính từ ngày hết hạn nộp được ghi trên quyết định nộp tiền nợ thuế của cơ quan thuế có thẩm quyền mà người nộp thuế hoặc tổ chức bảo lãnh chưa nộp đầy đủ số tiền nợ thuế vào ngân sách Nhà nước).

- Người nộp thuế không chấp hành theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế của cơ quan có thẩm quyền theo thời hạn được giao trên quyết định xử phạt.

- Người nộp thuế có tiền nợ thuế mà có hành vi bỏ trốn hoặc phát tán tài sản.

Bước 2: Thu thập và xác minh thông tin của người nộp thuế chuẩn bị cưỡng chế

Các thông tin cần thu nhập, xác minh bao gồm:

- Các tài khoản mở tại kho bạc nhà nước, Ngân hàng thương mại, Tổ chức tín dụng khác, số tài khoản người nộp thuế.

- Số dư trong tài khoản, các thông tin có liên quan đến tài khoản và giao dịch qua tài khoản nếu cần thiết.

Bước 3: Lập danh sách người nộp thuế phải cưỡng chế

Dựa trên danh sách người nộp chuẩn bị cưỡng chế và các thông tin đã được thu thập xác minh, cơ quan thuế tiến hành lập danh sách người nộp thuế bị áp dụng biện pháp cưỡng chế phong tỏa tài khoản.

Bước 4: Ban hành quyết định cưỡng chế

Người đứng đầu cơ quan thuế ký và ban hành quyết định cưỡng chế đảm bảo đúng thời điểm theo quy định:

- Sau ngày thứ 90 kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế hoặc hết thời hạn nộp dần tiền thuế nợ

- Ngay sau khi hết thời hạn gia hạn nộp thuế

- Ngay sau ngày người nộp thuế không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo thời gian đã ghi trên quyết định xử phạt (trừ những trường hợp được hoãn hoặc tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế)

- Ngay trong ngày đầu nhận được thông tin, tài liệu về việc người nộp thuế có hành vi tẩu tán tài sản hoặc bỏ trốn

- Ngay sau ngày có thông tin, điều kiện để thực hiện đồng thời biện pháp cưỡng chế này.

Bước 5: Gửi giấy thông báo về việc cưỡng chế và công khai quyết định cưỡng chế

Quyết định cưỡng chế kèm theo lệnh thu ngân sách nhà nước được gửi cho các đối tượng ngay trong ngày ban hành quyết định:

- Người nộp thuế bị cưỡng chế

- Kho bạc nhà nước

- Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác nơi người nộp thuế bị cưỡng chế mở tài khoản

Bước 6: Tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế nợ thuế

Minh Đức(Tổng hợp)
Bình luận
vtcnews.vn