• Zalo

Những ngân hàng ngạt nợ do đại gia tàu biển 'mắc cạn'

Kinh tếThứ Ba, 29/08/2017 06:59:00 +07:00Google News

Những “tên tuổi” trong ngành kinh doanh vận tải biển hiện nay đang ngập trong lỗ và nợ, tiếp tục đối mặt với hàng loạt khó khăn khi thị trường vận tải biển chưa hồi phục trở lại.

Trong đó, phải kể đến những "ông lớn" như Công ty cổ phần Vận tải & thuê tàu biển Việt Nam (VST), Công ty cổ phần Vận tải Biển Bắc (NOS), Công ty cổ phần Vận tải Biển & BĐS Việt Hải (VSP), Công ty cổ phần Vận tải Biển Hải Âu (SSG), Công ty cổ phần Vận tải biển Vinaship…

Điển hình như Vinaship, công ty này hoạt động nửa đầu năm 2017 không mấy khá khẩm, tiếp tục báo lỗ 68,4 tỷ đồng. Và, có nhiều ngân hàng đang mắc "kẹt" một khoản nợ khổng lồ của công ty này, như  BaoVietBank, IndovinaBank, VietinBank, HD Bank, VDB.

Theo báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm của Công ty Cổ phần Vận tải biển Vinaship, tính đến cuối tháng 6/2017, công ty này còn 278,7 tỷ đồng vay nợ ngắn hạn, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó có khoảng 93 tỷ đồng vay nợ ngân hàng và hơn 25 tỷ đồng vay nợ cá nhân khác. 

Số dư vay nợ dài hạn khoảng 614 tỷ đồng, giảm nhẹ 2%, trong đó chủ nợ lớn nhất là BaoVietBank và IndovinaBank với 211,5 tỷ đồng. Ngoài ra còn có 159 tỷ đồng tại HD Bank; hơn 102 tỷ đồng tại VDB và 141 tỷ đồng tại VietinBank.

Dư nợ vay của Vinaship đến 30/6/2017 (Nguồn: BCTC Vinaship) 

Trước đó, vào năm 2016, doanh thu của doanh nghiệp chỉ đạt 532 tỷ đồng, giảm 23% so với 2015. Tuy nhiên, nợ đã chiếm đến 92% với 871 tỷ đồng. Phần lớn khoản nợ là vay và nợ thuê tài chính dài hạn và ngắn hạn.

Cuối quý II, Vinaship có gần 14 tỷ tiền gửi không kỳ hạn tại các ngân hàng và gần 10,3 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn tại HD Bank - CN TP HCM (số dư đầu năm là 30,6 tỷ đồng). Vinaship cũng sở hữu cổ phần của các VietinBank và Maritimebank nhưng với giá trị không lớn, giá gốc của các khoản đầu tư này lần lượt là 0,4 triệu đồng và 4,2 tỷ đồng.

Các khoản đầu tư khác của Vinaship đến 30/6/2017. (Nguồn: BCTC Vinaship) 

Giải trình về nguyên nhân làm ăn sa sút, chưa có dấu hiệu ổn định là do trong quý II, phương thức khai thác chính của đội tàu Vinaship chủ yếu trong khu vực Đông Nam Á, trong đó phần lớn là hàng xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, một số tàu đã phải đối mặt với những rủi ro từ hoạt động giao thương dẫ đến phát sinh thời gian chờ xếp, dỡ hàng như than xuất khẩu của Indonesia và gạo nhập khẩu vào Philippines.

Cùng với đó, tình hình an ninh ngày càng bất dổn, vấn nạn cướp biển vùng Philippines đặc biệt nguy hiểm gây xáo trộn, ảnh hưởng tới tâm lý thuyền viên nên công ty phải huỷ một số hợp đồng vận chuyển đã ký và tìm kiếm khách hàng bù đắp. Đồng thời, giá nhiên liệu cao và các chi phí phát sinh khiến lợi nhuận kém khả quan.

Video: Vì sao đề xuất nước ngọt chịu thuế thu nhập đặc biệt?

Hơn nữa, các phần trả lãi vay (ngắn và trung hạn) ngân hàng vẫn ở mức cao nên tổng chi phí hoạt động tài chính năm 2015 của công ty (70,3 tỷ đồng) vẫn là gánh nặng lớn lên hoạt động sản xuất kinh doanh. 

Nhiều đồng tiền trong khu vực cũng chịu sức ép phá giá của đồng nhân dân tệ làm ảnh hưởng đến giao thương nội vùng. Tỷ giá hối đoái đồng Việt Nam và đô la Mỹ trong kỳ tiếp tục biến động mạnh, kéo theo khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh trong năm tăng  so với dự kiến từ đầu năm của công ty.

(Nguồn: antt.vn)
Chuyên đề: Tin Kinh tế
Bình luận
vtcnews.vn