(VTC News) - Mang thai và sinh nở là thiên chức mà người phụ nữ được ban tặng.
Khám thai định kỳ, chăm sóc thai kỳ một cách khoa học, không chỉ mang lại sức khỏe cho người mẹ, mà còn đảm bảo sự phát triển về thể chất và trí tuệ cho bé suốt cuộc đời. Vậy các điểm mấu chốt của việc chăm sóc tiền sản là gì?
Nhiều bà mẹ, đặc biệt là các mẹ mang thai lần đầu lo lắng nên liên tục đi khám thai và siêu âm để theo dõi sự phát triển của em bé. Tuy nhiên, theo bác sĩ Song Hà, bác sĩ sản phụ khoa của Phòng khám ĐKQT Đồng Khởi, việc siêu âm và khám thai nên theo lịch hẹn của bác sĩ. Trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, lịch siêu âm lý tưởng là 4-6 tuần/lần, tùy theo tình trạng thực tế của thai và mẹ mà lịch khám hay siêu âm có thể gần hơn.
Trong lần khám đầu tiên, các mẹ cần khám toàn trạng, kiểm tra cân nặng, huyết áp, cũng như được các bác sĩ hỏi tiền sử kinh nguyệt, các lần có thai trước (nếu có), tiền sử bệnh lý, các thuốc đã dùng và đang dùng.
Trong lần khám đầu tiên, bác sĩ đã có thể tính ngày thụ thai và dự kiến ngày sinh. BS. Song Hà cho biết, các bà bầu cần hết sức lưu tâm đến các dấu hiệu bất thường, đặc biệt là việc ra máu âm đạo. Đây có thể là dấu hiệu dọa sảy thai, động thai, thai ngoài tử cung hoặc thai trứng.
Ba tháng giữa của thai kỳ, ngoài những thay đổi rõ ràng của cơ thể mẹ như tăng kích cỡ ngực, bụng, sạm da, rạn da, hay bị chuột rút, chóng mặt, tăng dịch âm đạo, thì người mẹ sẽ trải qua những biến đổi lớn về tâm lý, tình cảm.
Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa, bác sỹ Song Hà chia sẻ mang thai là cuộc hành trình dài, cũng như một quá trình biến đổi sinh học liên tục. Ở giai đoạn này, các mẹ sẽ bớt mệt mỏi hơn và thấy rõ con mình đang lớn nhanh, theo đó có nhiều hứng khởi để chuẩn bị cho con.
Việc đăng ký tham gia các lớp học tiền sản sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về mang thai, về cuộc sinh và về cách nuôi con bằng sữa mẹ. “Bụng to hơn cũng ảnh hưởng đến tình cảm của bạn cũng có thể bạn thờ ơ hoặc có ham muốn nhiều hơn đến chuyện chăn gối.
Điều quan trọng là những suy nghĩ, cảm xúc này của các chị em cần được chia sẻ với người chồng để cả hai cùng hiểu và chăm sóc nhau đúng cách”, BS. Song Hà nhấn mạnh. Lịch khám thai lý tưởng của giai đoạn này là 4 tuần/ lần.
Ở giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ, cơ thể mẹ sẽ tiếp tục có những thay đổi lớn kèm những biểu hiện gây khó chịu hơn như đau lưng, hụt hơi, ợ nóng, phù sinh lý, giãn tĩnh mạch, trĩ, tăng dịch âm đạo, có cơ co nhẹ…
Ngoài việc thăm khám thường xuyên hơn 2-3 tuần/ lần cho đến tuần 38 và sau đó khám thai hàng tuần đến tận ngày sinh, kiểm tra cân nặng, huyết áp, nghe tim thai, đo kích thước của bé, giai đoạn này có 4 loại xét nghiệm cơ bản không thể bỏ qua như: xét nghiệm tiểu đường, xét nghiệm công thức máu, tìm Streptoque B, xét nghiệm máu chảy - máu đông…
Bác sĩ Song Hà cho biết, một số triệu chứng bất thường có thể xảy ra trong giai đoạn 3 tháng cuối mà các bà mẹ đang mang thai cần hết sức lưu ý là ra máu âm đạo nhiều, phù nề, có cao huyết áp, protein niệu, nhiễm độc thai nghén, rỉ ối, tăng cân nhiều, và quá ngày sinh.
Gần đến ngày sinh, các bà bầu cần đến gặp bác sĩ để khám âm đạo để đánh giá sự xóa mở cổ tử cung và tiên lượng cho cuộc sinh cũng như lên kế hoạch cho cuộc sinh.
Theo BS. Song Hà, nhìn chung trong suốt quá trình mang thai, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên để tăng cân quá nhiều là điều không tốt. Tốt nhất, các bà mẹ đang mang thai cần tạo lập chế độ ăn uống điều độ, vệ sinh thực phẩm, tránh đồ ngọt, tăng cường uống sữa và ăn các sản phẩm từ sữa để tăng canxi cũng như uống đầy đủ viên sắt hoặc vitamin cho thai phụ.
Bên cạnh đó, các thay đổi tình cảm, tâm lý nhất thiết cần được chia sẻ với người thân để đảm bảo các mẹ có sức khỏe tâm lý vững vàng đón chờ cuộc sinh và chăm sóc em bé.
Liên hệ: Phòng khám Đa khoa Quốc tế Vinmec - Đồng Khởi. Khu Kids World, Tầng 3, TTTM Vincom Center Đồng Khởi, 72 Lê Thánh Tôn và 45A Lý Tự Trọng, P.Bến Nghé, Q.1, TP.HCM. Hotline: (08) 3520 3388
P.D
Khám thai định kỳ, chăm sóc thai kỳ một cách khoa học, không chỉ mang lại sức khỏe cho người mẹ, mà còn đảm bảo sự phát triển về thể chất và trí tuệ cho bé suốt cuộc đời. Vậy các điểm mấu chốt của việc chăm sóc tiền sản là gì?
Nhiều bà mẹ, đặc biệt là các mẹ mang thai lần đầu lo lắng nên liên tục đi khám thai và siêu âm để theo dõi sự phát triển của em bé. Tuy nhiên, theo bác sĩ Song Hà, bác sĩ sản phụ khoa của Phòng khám ĐKQT Đồng Khởi, việc siêu âm và khám thai nên theo lịch hẹn của bác sĩ. Trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, lịch siêu âm lý tưởng là 4-6 tuần/lần, tùy theo tình trạng thực tế của thai và mẹ mà lịch khám hay siêu âm có thể gần hơn.
Trong lần khám đầu tiên, các mẹ cần khám toàn trạng, kiểm tra cân nặng, huyết áp, cũng như được các bác sĩ hỏi tiền sử kinh nguyệt, các lần có thai trước (nếu có), tiền sử bệnh lý, các thuốc đã dùng và đang dùng.
Trong lần khám đầu tiên, bác sĩ đã có thể tính ngày thụ thai và dự kiến ngày sinh. BS. Song Hà cho biết, các bà bầu cần hết sức lưu tâm đến các dấu hiệu bất thường, đặc biệt là việc ra máu âm đạo. Đây có thể là dấu hiệu dọa sảy thai, động thai, thai ngoài tử cung hoặc thai trứng.
Bác sĩ Song Hà, chuyên gia với 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa thường được các bà mẹ đang mang thai tin tưởng xin tư vấn chăm sóc thai kỳ và cách nuôi con khoa học |
Ba tháng giữa của thai kỳ, ngoài những thay đổi rõ ràng của cơ thể mẹ như tăng kích cỡ ngực, bụng, sạm da, rạn da, hay bị chuột rút, chóng mặt, tăng dịch âm đạo, thì người mẹ sẽ trải qua những biến đổi lớn về tâm lý, tình cảm.
Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa, bác sỹ Song Hà chia sẻ mang thai là cuộc hành trình dài, cũng như một quá trình biến đổi sinh học liên tục. Ở giai đoạn này, các mẹ sẽ bớt mệt mỏi hơn và thấy rõ con mình đang lớn nhanh, theo đó có nhiều hứng khởi để chuẩn bị cho con.
Việc đăng ký tham gia các lớp học tiền sản sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về mang thai, về cuộc sinh và về cách nuôi con bằng sữa mẹ. “Bụng to hơn cũng ảnh hưởng đến tình cảm của bạn cũng có thể bạn thờ ơ hoặc có ham muốn nhiều hơn đến chuyện chăn gối.
Điều quan trọng là những suy nghĩ, cảm xúc này của các chị em cần được chia sẻ với người chồng để cả hai cùng hiểu và chăm sóc nhau đúng cách”, BS. Song Hà nhấn mạnh. Lịch khám thai lý tưởng của giai đoạn này là 4 tuần/ lần.
Ở giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ, cơ thể mẹ sẽ tiếp tục có những thay đổi lớn kèm những biểu hiện gây khó chịu hơn như đau lưng, hụt hơi, ợ nóng, phù sinh lý, giãn tĩnh mạch, trĩ, tăng dịch âm đạo, có cơ co nhẹ…
Ngoài việc thăm khám thường xuyên hơn 2-3 tuần/ lần cho đến tuần 38 và sau đó khám thai hàng tuần đến tận ngày sinh, kiểm tra cân nặng, huyết áp, nghe tim thai, đo kích thước của bé, giai đoạn này có 4 loại xét nghiệm cơ bản không thể bỏ qua như: xét nghiệm tiểu đường, xét nghiệm công thức máu, tìm Streptoque B, xét nghiệm máu chảy - máu đông…
Bác sĩ Song Hà cho biết, một số triệu chứng bất thường có thể xảy ra trong giai đoạn 3 tháng cuối mà các bà mẹ đang mang thai cần hết sức lưu ý là ra máu âm đạo nhiều, phù nề, có cao huyết áp, protein niệu, nhiễm độc thai nghén, rỉ ối, tăng cân nhiều, và quá ngày sinh.
Gần đến ngày sinh, các bà bầu cần đến gặp bác sĩ để khám âm đạo để đánh giá sự xóa mở cổ tử cung và tiên lượng cho cuộc sinh cũng như lên kế hoạch cho cuộc sinh.
Theo BS. Song Hà, nhìn chung trong suốt quá trình mang thai, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên để tăng cân quá nhiều là điều không tốt. Tốt nhất, các bà mẹ đang mang thai cần tạo lập chế độ ăn uống điều độ, vệ sinh thực phẩm, tránh đồ ngọt, tăng cường uống sữa và ăn các sản phẩm từ sữa để tăng canxi cũng như uống đầy đủ viên sắt hoặc vitamin cho thai phụ.
Bên cạnh đó, các thay đổi tình cảm, tâm lý nhất thiết cần được chia sẻ với người thân để đảm bảo các mẹ có sức khỏe tâm lý vững vàng đón chờ cuộc sinh và chăm sóc em bé.
Liên hệ: Phòng khám Đa khoa Quốc tế Vinmec - Đồng Khởi. Khu Kids World, Tầng 3, TTTM Vincom Center Đồng Khởi, 72 Lê Thánh Tôn và 45A Lý Tự Trọng, P.Bến Nghé, Q.1, TP.HCM. Hotline: (08) 3520 3388
P.D
Bình luận