Kazakhstan là quốc gia có quan hệ chính trị đặc biệt với Việt Nam. Hiện nay, giao lưu nghị viện giữa hai nước đang phát triển tích cực. Do đó, vấn đề bầu cử Hạ viện của Quốc hội Kazakhstan sẽ được tổ chức như thế nào là vấn đề rất được quan tâm.
Từ ngày 10/12, tại Kazakhstan, 5 chính đảng bắt đầu chiến dịch vận động bầu cử giành ghế đại biểu trong quốc hội.
Khái niệm “Nhà nước lắng nghe”
Các cuộc bầu cử sẽ được tổ chức vào ngày 10/1/2021 và sẽ diễn ra trong điều kiện chính trị - xã hội mới. Năm 2019 là khởi đầu giai đoạn lịch sử mới đối với Kazakhstan khi vào tháng 3/2019, Tổng thống Nursultan Nazarbayev từ chức.
Phát biểu trước người dân Kazakhstan, ông Nazarbayev nói nhiệm vụ trong tương lai của mình là đảm bảo cho thế hệ lãnh đạo mới lên nắm chính quyền, là những người sẽ tiếp tục các cải cách đang được tiến hành ở trong nước.
Quá trình bầu cử diễn ra trong các điều kiện pháp lý mới, phù hợp với khái niệm "Nhà nước lắng nghe", được Tổng thống đương nhiệm Kassym-Zhomart Tokayev tuyên bố sau khi giành được chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống tháng 6/2019. Theo khái niệm này, ngoài việc chính quyền chú ý, lắng nghe đến quan điểm của người dân, còn tích cực xem xét dư luận xã hội trong quá trình thông qua quyết định chính trị.
Tổng thống Tokayev đã tuyên bố những quy định chính trị nội bộ mới. Đó là "những ý kiến khác nhau của một quốc gia thống nhất" và "không thể cải cách kinh tế thành công, nếu không hiện đại hóa đời sống chính trị-xã hội của đất nước", "Tổng thống mạnh mẽ - Quốc hội có uy tín - Chính phủ có trách nhiệm".
Hướng quan trọng trong hoạt động của Tổng thống Tokayev là “khởi động lại” bộ máy nhà nước, nâng cao niềm tin vào nhà nước và hiệu quả quản lý nhà nước. Theo đó, lãnh đạo các cấp đã truy cập vào mạng xã hội. Tất cả những điều này đã làm tăng đáng kể chỉ số về tính cởi mở và khả năng tiếp cận của bộ máy nhà nước.
Nguồn dự trữ nhân sự trẻ trong chính sách của Tổng thống được mở ra. Đồng thời trách nhiệm cá nhân của những người đứng đầu các tổ chức nhà nước đối với tham nhũng của cấp dưới cũng được quy định.
Một trong những điểm quan trọng trong chương trình cải cách của Kazakhstan là thành lập và vận hành Hội đồng Quốc gia về niềm tin xã hội, để thực hiện đối thoại cởi mở với đại diện của công chúng, nhằm đưa ra các đề xuất cụ thể về cải cách pháp luật và hệ thống quản lý nhà nước.
Thành phần của nó bao gồm các chính trị gia nổi tiếng, những nhà hoạt động xã hội, các nhà kinh tế và trí thức. Việc thông qua các sửa đổi luật về thủ tục tổ chức và tiến hành các cuộc họp ôn hòa, hướng tới việc đơn giản hóa các thủ tục liên quan.
Ngoài ra, một gói cải cách đã được thực hiện liên quan đến các đảng phái và luật bầu cử. Ngưỡng đăng ký của các đảng phái chính trị đã giảm xuống một nửa – từ 40.000 xuống 20.000 người tham gia. Quy định bắt buộc đưa chỉ tiêu 30% đối với phụ nữ và thanh niên ở độ tuổi dưới 29 vào danh sách đăng ký của các đảng chính trị vào Quốc hội, nhằm tăng cường vai trò của họ trong quá trình dân chủ.
Vai trò của nhà lãnh đạo Nursultan Nazarbayev
Các cuộc bầu cử vào Hạ viện của cơ quan lập pháp Kazakhstan được tổ chức đúng thời hạn của hiến pháp. Trước đây, các cuộc bầu cử sắp tới nhằm thể hiện tính chất đa đảng của hệ thống chính trị Kazakhstan, trong đó một số đảng tham gia trên cơ sở cạnh tranh.
Trong cuộc bầu cử lần này có 5 đảng tham gia. Đó là đảng cầm quyền Nur Otan, đảng Dân chủ Kazakhstan "Ak Zhol " ("Con đường sáng"), đảng Nhân dân Kazakhstan, đảng "Aul" (“Nông thôn”) và đảng "Adal " ("Công lý").
Ở giai đoạn trước bầu cử, các đảng sẽ đưa ra các giải pháp nhằm phát triển đất nước, trong đó có cuộc khủng hoảng liên quan đến dịch COVID-19.
Theo các chuyên gia, chuẩn bị tốt nhất cho các cuộc bầu cử là đảng cầm quyền Nur Otan. Lãnh đạo đảng này là Tổng thống đầu tiên của Kazakhstan Nursultan Nazarbayev, người tiếp tục nhận được uy tín lớn ở Kazakhstan.
Mặc dù đã từ chức Tổng thống, nhưng do sứ mệnh lịch sử của mình, Nursultan Nazarbayev được giao quyền hợp pháp trọn đời, đứng đầu Hội đồng Nhân dân Kazakhstan, Hội đồng Bảo an và là thành viên Hội đồng Hiến pháp Cộng hòa Kazakhstan.
Điểm mới được đảng cầm quyền Nur Otan áp dụng là tổ chức thành công các cuộc “bầu cử sơ bộ" đầu tiên của đảng trong lịch sử đất nước vào năm 2020. Theo đó việc bỏ phiếu nội bộ công khai và minh bạch để bầu ra các nhà lãnh đạo mới vào cơ cấu lãnh đạo riêng biệt của chính đảng này.
Khoảng 10.000 ứng cử viên đã tham gia các cuộc bầu cử sơ bộ. Có rất nhiều gương mặt trẻ mới trong danh sách của đảng Nur Otan. Dự kiến thành phần đại biểu quốc hội của đảng lớn nhất Kazakhstan sẽ được đổi mới hơn một nửa.
Nhờ ý chí chính trị của nhà lãnh đạo Nursultan Nazarbayev, nền móng cho sự phát triển văn hóa dân chủ trong Đảng Nur Otan đã được tạo dựng. Từ đó, bầu cử sơ bộ sẽ trở thành “công cụ truyền thống” trước các cuộc bầu cử cả nước.
“Đảng của chúng tôi là lực lượng chính trị lớn nhất với kinh nghiệm quản lý và nguồn nhân lực nghiêm túc ở tất cả các khu vực. Xét về thành phần chất lượng, Đảng Nur Otan là một hình chiếu của toàn bộ xã hội Kazakhstan. Vì vậy, chúng tôi có ý định kiên quyết tiếp tục làm việc vì sự thịnh vượng của đất nước và của tất cả người dân Kazakhstan", nhà lãnh đạo Nursultan Nazarbayev cho biết.
Tăng cường quan hệ Kazakhstan và Việt Nam
Hiện nay, nền kinh tế Kazakhstan là lớn nhất Trung Á và lớn hơn tất cả các quốc gia khác trong khu vực cộng lại. Kazakhstan là đất nước thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài lên tới 330 tỷ USD nhờ các cải cách kinh tế và xã hội.
Ngày 16/12, nhân dân Kazakhstan sẽ tiến hành lễ kỷ niệm 30 năm Độc lập. Người dân Kazakhstan thân thiện sau đó sẽ bước vào cuộc bầu cử nghị viện, để chọn cho mình con đường ổn định, đường lối quốc gia chính đáng và đóng góp vào sự thịnh vượng của đất nước trong những năm tới.
Trong báo cáo của Ngân hàng Thế giới về môi trường Kinh doanh năm 2020, Kazakhstan đứng thứ 25 trên thế giới, tăng thêm 3 bậc. Các biện pháp của Chính phủ nhằm kích thích tăng trưởng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME), dự kiến đến năm 2025 tỷ trọng GDP sẽ tăng lên 35%. Theo dự báo của Bộ Kinh tế Quốc gia Kazakhstan, năm 2021 quốc gia này dự kiến sẽ tăng trưởng GDP 2,8% và năm 2025 là 4,6%.
Năm 2018, đảng Nur Otan và Việt Nam đã ký Bản ghi nhớ hợp tác. Khi đó, hai bên nhất trí thúc đẩy mở rộng đối thoại giữa hai đảng lãnh đạo, trao đổi quan điểm và thông tin về các vấn đề xây dựng Đảng, cũng như các vấn đề thời sự trong quan hệ song phương, khu vực và quốc tế.
Đáng chú ý là Việt Nam cũng đang chuẩn bị cho những sự kiện trọng đại của đất nước. Năm 2021 sẽ diễn ra Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, sẽ xác định chiến lược phát triển tiếp theo của đất nước trong tình hình thực tế thay đổi. Sau đó đất nước sẽ bầu cử đại biểu Quốc hội Việt Nam.
Kazakhstan và Việt Nam sẽ trải qua giai đoạn quan trọng trong đời sống chính trị- xã hội của đất nước. Và kết quả các cuộc bầu cử ở mỗi nước sẽ tiếp tục thúc đẩy tăng cường và mở rộng các mối quan hệ giữa nhân dân Kazakhstan và Việt Nam.
Bình luận