• Zalo

Những chiến cơ thay đổi cuộc chơi giữa các cường quốc quân sự trong Chiến tranh Lạnh

Thế giớiThứ Tư, 20/11/2019 06:29:00 +07:00Google News

Tạp chí quân sự Nga tiếp tục công bố danh sách những máy bay chiến đấu có ảnh hưởng nhất đến khả năng không chiến của các cường quốc trong Chiến tranh Lạnh.

Trong phần đầu, Tạp chí “Quan điểm Quân sự” đưa ra danh sách 10 máy bay chiến đấu có tầm ảnh hưởng nhất nửa đầu thế kỷ 20. Phần tiếp theo, Tạp chí Nga tiếp tục đưa ra danh sách chiến đấu cơ quan trọng nhất của thế giới trong nửa sau thế kỷ 20.

Theo các chuyên gia quân sự Nga, các máy bay thế hệ mới như F-22, F-35 và Su-57 sẽ không nằm trong danh sách này. Vì các máy bay thế hệ thứ 5 vẫn chưa có đóng góp thực tế nào trên chiến trường thế giới.

Máy báy phản lực MiG-15 và F-86

mig15

Máy bay phản lực MiG-15 của Liên Xô.

F86

Máy bay F-86 của quân đội Mỹ.

F-86 là dòng máy bay tiêm kích phản lực, được Mỹ phát triển và chế tạo thành công sau Thế chiến II. Đây là mẫu máy bay được sản xuất và sử dụng nhiều nhất trong quân đội Mỹ và các nước đồng minh phương Tây trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Trong khi đó, MiG-15 là máy bay tiêm kích phản lực đầu tiên do Liên Xô chế tạo và biên chế vào năm 1949. MiG-15 là loại máy bay từng được sản xuất với số lượng nhiều nhất, khoảng 18 nghìn chiếc, phục vụ tại Liên Xô và nhiều nước trên thế giới.

Lần đầu tiên những chiếc F-86 và MiG-15 đối đầu nhau trên không là tại chiến tranh Triều Tiên (1950-1953). Chính tại cuộc không chiến quan trọng này, các siêu cường thế giới lúc bấy giờ (Mỹ, Liên Xô) phát triển thêm nhiều chiến thuật không quân, trong đó sử dụng nhiều loại máy bay phản lực, máy bay tiêm kích và đánh chặn trong tác chiến.

Máy bay ném bom Tu-95 và B-52

tu-95 3

Máy bay ném bom Tu-95 của Nga-Xô.

B-52 3

Pháo đài bay B-52 của quân đội Mỹ.

Hai dòng máy bay ném bom chiến lược của Liên Xô và Mỹ vẫn là những kì phùng địch thủ, có khả năng phục vụ lâu dài trong quân đội mỗi nước.

Vào những năm 50 của thế kỷ trước, hai máy bay ném bom này là những vũ khí răn đe và trừng phạt đáng sợ của thế giới. Khả năng mang bom thông thương và bom hạt nhân, khiến cho Tu-95 và B-52 trở thành con bài chiến lược trong Liên Xô và Mỹ trong bất cứ cuộc chiến nào.

Việc ra đời hai dòng máy bay ném bom trên khiến nhiều quốc gia phải thay đổi hoàn toàn hệ thống phòng không và xem xét khả năng phòng thủ bầu trời. Cho đến nay, Tu-95 và B-52 vẫn đang đóng vai trò quan trọng trong lịch sử hàng không quân sự thế giới.

Máy bay tiêm kích MiG-21

Mig-21 5

 Tiêm kích siêu thanh MiG-21 của Liên Xô.

Máy bay siêu thanh do Liên Xô chế tạo là dòng chiến đấu cơ sử dụng phổ biến nhất trong lịch sử hàng không thế giới. Có trên 50 quốc gia trên 4 châu lục sử dụng MiG-21.

Cho đến thời điểm này, sau hơn 50 năm ra đời, tiêm kích siêu thanh MiG-21 vẫn đang hoạt động trong quân đội một số quốc gia trên thế giới. Trong quá trình sản xuất và sử dụng, MiG-21 nhiều lần được nâng cấp và hiện đại hóa thành các máy bay đánh chặn và trinh sát.

Trong Chiến tranh Việt Nam, MiG-21 trở thành đối thủ nặng kí của F-4 Phantom II. Quân đội Mỹ sau đó buộc phải phát triển dòng máy bay F-5 Northrop, nhằm chống lại ưu thế không chiến đặc biệt của MiG-21.

Lockheed SR-71 Blackbird và U-2

maxresdefault 6

Máy bay trinh sát tầm cao SR-71 Blackbird.

U-2 6

Máy máy trinh sát U-2 nổi tiếng của Cục Tình báo Trung ương Mỹ.

Đây là chương trình máy bay “không thể đánh bại” của Mỹ, dành cho lực lượng tình báo chiến lược tầm xa. Ý tưởng phát triển dòng máy bay hiện đại này tập trung vào yếu tố tốc độ, độ cao và khả năng cơ động. Các yếu tố quan trọng này giúp máy bay chiến lược thực hiện bất cứ nhiệm vụ nào trong mọi điều kiện tác chiến.

Máy bay SR-71 Blackbird và U-2 hoạt động ở độ cao 20 km. Các chuyến bay trinh sát trên tầng bình lưu, giúp máy bay Mỹ thoát khỏi khả năng đánh chặn thông thường của máy bay đối phương.

Năm 1998, những chiếc SR-71 hoàn thành sứ mạng phục vụ trong biên chế Không quân Mỹ. Trong khi đó, những chiếc U-2 vẫn đang được sử dụng. Tuy nhiên, ít nhất 6 chiếc máy bay trinh sát tầm cao này đã bị hệ thống phòng không S-75 của Liên Xô bắn hạ trước đó.

Máy bay MiG-25 và MiG-31

MiG-25 8

Máy bay đánh chặn MiG-25 của Liên Xô.

MiG-31 8

Máy bay đánh chặn MiG-31 của Liên Xô.

Các máy bay đánh chặn MiG-25 và MiG-31 giữ vai trò quan trọng trong chiến thuật không chiến của Liên Xô. Hai máy bay dòng MiG này đang giữ nhiều kỉ lục về tốc độ và trần bay trên thế giới.

MiG-25 và MiG-31 có khả năng bắn hạ mọi mục tiêu trong bán kính kiểm soát và khu vực tác chiến của mình. Trên thế giới, chưa có dòng máy bay nào tạo ra cỗ máy chiến đấu đặc biệt như hai dòng máy bay đánh chặn của Liên Xô.

Máy bay cường kích Su-25

Su-25 10

Máy bay cường kích Su-25 phục vụ trong quân đội Nga - Xô.

Su-25 là dòng máy bay tấn công cường kích, vừa dùng để hỗ trợ tác chiến cho quân đội Nga – Xô. Năm 1975, Su-25 được phát triển dựa trên nguyên mẫu của máy bay chiến đấu IL-2.

Trong suốt quá trình phục vụ, Su-25 tham chiến ở tất cả các cuộc xung đột trên thế giới, từ chiến tranh Afghanistan đến xung đột mới đây tại Syria.

Ngày nay, những chiếc Su-34 dần thay thế Su-25 trong lực lượng Không quân Nga. Song vai trò và vị trí của cường kích Su-25 là không thể phủ nhận trong lịch sử phát triển hàng không quân sự Liên Xô và thế giới.

Máy bay tấn công Hawker Siddeley Harrier

Harier 11

Máy bay chiến đấu Hawker Siddeley Harrier của Khong quân Hoàng gia Anh.

Đây là dòng máy bay chiến đấu của Không quân Hoàng gia Anh, có khả năng cất và hạ cánh thẳng đứng. Trong nửa sau thế kỷ XX, Harrier là máy bay chiến đấu duy nhất được có được tính năng đặc biệt này.

Những chiếc Harrier GR.1/GR.3 và AV-8A Harrier, thế hệ đầu tiên của dòng Harier, được sử dụng với các nhiệm vụ đầu tiên là hỗ trợ mặt đất, trinh sát và là máy bay tiêm kích uy lực của Vương quốc Anh.

Ra đời trong thập niên 1960, máy bay Harier là bản thiết kế thành công, được sử dụng rộng rãi trong các dự án chế tạo hiện đại khác của nhiều nước phương Tây, trong đó có F-35 Lightning II của Mỹ vào đầu những năm 2000.

Máy bay McDonnell Douglas F-15Eagle

F_15 12

Máy bay tiêm kích chiên thuật F-5 của quân đội Mỹ.

Máy bay tấn công F-15 của quân đội Mỹ được sản xuất, sử dụng phổ biến trong kho vũ khí của nhiều quốc gia trên thế giới. F-15 Eagle hầu như tham gia vào tất cả các cuộc xung đột trên thế giới, kể từ khi ra đời vào năm 1976.

Máy bay F-15 Eagle của hãng McDonnell Douglas (sau sát nhập vào Tập đoàn Boeing) là dòng máy bay tiêm kích chiến thuật, được trang bị 2 động cơ phản lực, có vận tốc đạt 2,5 Match. Máy bay có thể chiến đấu ở mọi điều kiện thời tiết, có ưu thế cao trong không chiến. Quân đội Mỹ có kế hoạch sử dùng những chiếc F-15 này đến năm 2025.

Tiêm kích Su-27

Su-27 12

Máy báy tiêm kích Su-27.

Sự xuất hiện của máy bay F-15 Eagle của Mỹ, buộc Liên Xô phải đẩy nhanh tốc độ nghiên cứu và chế tạo ra dòng máy bay tiêm kích Su-27, để đối trọng.

Năm 1977, máy báy tiêm kích Su-27 của Liên Xô chính thức ra đời. Dòng máy bay chiến đấu này có tầm hoạt động lớn, trang bị nhiều vũ khí hạng nặng và khả năng chiến đấu linh hoạt, cơ động cao.

Chiến đấu cơ Su-27 trở thành đối thủ đáng gờm của dòng máy bay thế hệ thứ 4 của Mỹ như F-15 Eagle, F-14 Tomcat, F/A-18 Hornet và F-16 Falcon. Từ bản thiết kế thành công của Su-27, Nga – Xô liên tục nâng cấp và chế tạo thêm các phiên bản máy bay tiêm kích uy lực khác như Su-30, Su-33, máy may cường kích Su-34 và chiến đấu cơ đa năng Su-35.

Phong Vũ
Bình luận
vtcnews.vn