Không ngủ, không nghỉ, không giờ hành chính
Chuyển về sống ở một khu đô thị mới trên địa bàn huyện Gia Lâm (Hà Nội), nơi chưa khai trương bất kỳ chi nhánh ngân hàng nào, nhưng chị Thanh Huyền (33 tuổi) không một chút lo lắng, dù việc kinh doanh online của chị thường xuyên phải thực hiện các giao dịch nhận/chuyển tiền. Lý do là bởi tại đây đã có một điểm LiveBank của TPBank mà chị đã là khách hàng thân thiết từ gần 2 năm nay.
“Tuy không có bất kỳ nhân viên nào ngoài một bảo vệ nhưng LiveBank cung cấp gần như đầy đủ các dịch vụ ngân hàng mà tôi cần”, chị Thanh Huyền hồ hởi.
Theo chia sẻ của chị Huyền, cái “duyên” của chị với “ngân hàng màu tím” cũng rất tình cờ. Dịp Tết Nguyên đán, nhờ LiveBank – ngân hàng duy nhất không nghỉ Tết - mà chị mới có thể xử lý xong món nợ gần 100 triệu đồng trong chiều 30.
Chị Huyền là 1 trong số hàng trăm nghìn khách hàng được hưởng lợi trực tiếp từ dịch vụ ngân hàng tự động LiveBank của TPBank.
Với LiveBank, TPBank đã “khai sinh” mô hình “ngân hàng không ngủ, không nghỉ” tại Việt Nam. Trong khi phần lớn các dịch vụ ngân hàng “gắn mác” 24/7 ngày nay chỉ mang tính tương đối bởi rất nhiều giao dịch khách vẫn phải tới tận quầy thì LiveBank lại phá vỡ các giới hạn về thời gian, xóa bỏ hoàn toàn khái niệm “giờ hành chính”. Không những thế, khách hàng của LiveBank còn được nhân viên ngân hàng tư vấn, hỗ trợ giải quyết khó khăn phát sinh qua video call.
Theo đại diện TPBank, đến nay, trên 2/3 giao dịch của ngân hàng được thực hiện tại LiveBank. Trong đó, khoảng 60% giao dịch tại LiveBank diễn ra ngoài giờ hành chính và luôn nhận được tư vấn bởi nhân viên từ xa, giúp tiết giảm một lượng lớn chi phí nhân sự, quản lý và tối ưu thời gian, tiền bạc cho khách hàng.
“Khả năng của LiveBank vẫn chưa dừng lại ở đó, chúng tôi vẫn đang đẩy mạnh triển khai các tiện ích mức độ cao hơn tới người dùng”, ông Nguyễn Hưng, Tổng Giám đốc TPBank, tiết lộ.
Những điều chưa biết dưới “tảng băng công nghệ” TPBank
Không giống như những ngân hàng khác, ở TPBank, nơi bận rộn và khẩn trương nhất không phải là các chi nhánh hay điểm giao dịch.
“Đại công trường” của TPBank nằm ở Khối Công nghệ thông tin với đội ngũ nhân sự hùng hậu hàng trăm người, không thua kém những công ty công nghệ đích thực. Đó là chưa kể hàng trăm kỹ sư IT của các đơn vị đối tác luôn túc trực tại TPBank. Đây chính là điểm khác biệt của TPBank, một ngân hàng công nghệ đúng nghĩa.
Được xem là trái tim của cả hệ thống, Khối Công nghệ thông tin TPBank vận hành khối lượng công việc vào hàng “khủng” nhất trong lĩnh vực ngân hàng, với hàng trăm dự án mỗi năm. Những công nghệ tối tân được “trình diễn” tại các điểm LiveBank hay phòng giao dịch chỉ là phần nổi của “tảng băng công nghệ” khổng lồ mang tên TPBank. Đằng sau những trải nghiệm thú vị của người dùng là sự vận hành không ngừng nghỉ của một chuỗi những công nghệ “khủng” mà TPBank đang làm chủ.
Đơn cử, để rút ngắn thời gian nhận diện chính xác khách hàng trong thời gian chỉ 3 giây, LiveBank của TPBank phải tích hợp vô số công nghệ tiên tiến như: Học máy, Trí tuệ nhân tạo, Nhận diện khuôn mặt, Nhận diện người sống và Nhận diện giả mạo, lừa đảo…
Hay để xóa bỏ vĩnh viễn tình trạng khách hàng phải chờ đợi do hệ thống treo, tắc nghẽn, để app ngân hàng có thể hiểu người dùng hơn chính họ, “siêu ứng dụng triệu đô” eBank X của TPBank cũng là mảnh ghép hoàn hảo của hàng chục công nghệ phức tạp khác nhau.
Ứng dụng TPBank Mobile cũng không còn tình trạng phải tạm dừng để nâng cấp, gây phiền phức cho khách hàng, như một số ứng dụng khác. Làm được điều này không hề dễ dàng. TPBank đã tiên phong ứng dụng mô hình tích hợp và triển khai liên tục (CI/CD), vốn là “độc quyền” của những “gã khổng lồ” công nghệ như Google, Microsoft… Với CI/CD, quá trình nâng cấp hệ thống có thể được tiến hành liên tục mà không ảnh đến hàng triệu giao dịch đang được thực hiện.
“Những trải nghiệm vượt trội mà cỗ máy công nghệ khổng lồ bên trong hệ thống của TPBank mang lại mới là chất keo kết dính, giữ chân khách hàng”, Tổng Giám đốc TPBank Nguyễn Hưng chia sẻ.
Lối đi riêng giúp TPBank vươn lên dẫn trước và chinh phục khách hàng ngay từ lần chạm đầu tiên, chính là tập trung phát triển ngân hàng số trên nền tảng làm chủ công nghệ ngay từ gốc.
Những công nghệ mới nhất như Học máy, Trí tuệ nhân tạo, Dữ liệu lớn… đã được nhà băng này “phổ cập” từ rất sớm. Đó cũng là nền tảng để TPBank triển khai nhanh chóng những tính năng hiện đại như eKYC trên LiveBank và thiết bị di động khi mà công nghệ này còn mới mẻ ngay cả tại các quốc gia phát triển.
Đặc biệt, ở thời điểm này, TPBank là ngân hàng hiếm hoi tại Việt Nam có khả năng tạo ra tới 4 robot/tuần nhằm thay thế con người thực hiện những công việc có tính chất lặp đi lặp lại như nhập dữ liệu, phân tích dữ liệu… giúp tiết giảm chi phí nhân sự, đồng thời tăng sự chính xác và bảo mật.
“Năm nay đội IT của chúng tôi có thể tạo ra gần 100 robot, thay thế cho vài trăm nhân viên”, CEO TPBank tiết lộ.
Theo một chuyên gia trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, thế giới hiện đang chứng kiến hai xu hướng trái ngược. Một là, các “ông lớn” công nghệ lấn sân sang lĩnh vực thanh toán. Hai là, thông qua quá trình chuyển đổi số và đầu tư “khủng” cho nghiên cứu, phát triển, các ngân hàng ngày một “công nghệ” hơn.
“Có nhiều rào cản khiến các ‘gã khổng lồ’ công nghệ không thể thay thế ngân hàng, nhưng ở chiều ngược lại, các ngân hàng như TPBank hoàn toàn có thể phát triển thành các doanh nghiệp công nghệ số trong tương lai gần”, vị chuyên gia khẳng định.
Bình luận