(VTC News)- Nhiều ý kiến độc giả cho rằng quy định nhập ngũ mới cần phải được thực hiện chặt chẽ để không xảy ra tình trạng con em quan chức lại không phải nhập ngũ.
Xung quanh quy định mới về nhập ngũ sẽ có hiệu lực từ ngày 7/3/2013, nhiều độc giả của VTC News đã thể hiện sự đồng tình nhưng cũng có không ít những băn khoăn.
Đỗ đại học mà nhập ngũ là chuyện bình thường
Trước quy định mới về nhập ngũ, độc giả Công Lý ( Nam Định) nhận định đây là một quy định hoàn toàn hợp lý. “Nhiều phụ huynh và cả các em học sinh từ trước tới nay đều có một suy nghĩ là hễ cứ đỗ đại học, cao đẳng là coi như không phải đi nghĩa vụ quân sự. Đó là một suy nghĩ sai lầm”. Độc giả Công Lý phân tích.
Độc giả này chia sẻ thực tế, trước đây dù khi các em ra trường nhưng vẫn trong độ tuổi nhập ngũ thì các em vẫn sẽ phải thực hiện nghĩa vụ quân sự bất kỳ lúc nào. Do hiện nay, đa số trường hợp tốt nghiệp ra trường đều không tham gia nghĩa vụ quân sự nên đã tạo tâm lý cứ đỗ đại học, cao đẳng là không phải nhập ngũ.
“Như vậy, việc các em đi nghĩa vụ quân sự trước hay sau cũng là điều hết sức bình thường”. Độc giả này chia sẻ.
Cũng đồng tình với ý kiến nêu trên, độc giả Trung Hiếu hiện đang công tác tại Hải Phòng chia sẻ: “Nhiều ngày nay, tôi có theo dõi thông tin.về quy định nhập ngũ mới. Tôi hoàn toàn ủng hộ với quy định này bởi không chỉ trong thời chiến chúng ta mới cần có quân đội tinh nhuệ mà ngay cả thời bình thì việc đó càng có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Bản thân gia đình tôi cũng đã có em trai tham gia nghĩa vụ quân sự và sau đó về đi học bình thường”.
Anh Hiếu cũng chia sẻ thêm, từ thực tế gia đình anh sau khi cậu em trai đi thực hiện nghĩa vụ quân sự đã trưởng thành hơn rất nhiều.
Trước đây, em trai anh Hiếu vốn chỉ là một cậu bé thư sinh, cũng thường xuyên “vung tiền quá trán” thì nay đã trở thành một chàng trai vạm vỡ, sống ý nghĩa, có trách nhiệm hơn.
“Quân đội là trường đại học lớn mà mỗi thanh niên khi tham gia đều học được những bài học lớn về kiến thức, về xã hội và rèn luyện ý chí bền bỉ, dẻo dai”. Độc giả Trung Hiếu nhấn mạnh
Cũng có cùng những suy nghĩ như vậy, độc giả Hoàng Anh (Định Công, Hà Nội) cũng cho rằng quy định nhập ngũ mới hoàn toàn phù hợp với điều kiện của nước ta.
“Tôi cũng đồng tình với ý kiến của đại tá Nguyễn Minh Diệp (Bộ Quốc phòng) khi cho rằng không chỉ có thanh niên dốt mới đi bộ đội, những thanh niên muốn trốn nghĩa vụ quân sự thì chỉ cần đi học một trường trung cấp, cao đẳng, hay đại học nào đó là có thể hết tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự”.
Theo độc giả Hoàng Anh, mô hình tuyển nghĩa vụ quân sự như ở Hàn Quốc chúng ta nên học hỏi. Khi đó, tất cả các nam thanh niên dù là ngôi sao điện ảnh, ca nhạc, người mẫu hay con của các quan chức đều phải đi thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Con quan chức cũng phải nhập ngũ
Đa số các ý kiến đều đồng tình trước quy định mới về nhập ngũ khi sắp được thực hiện. Tuy nhiên rất nhiều phụ huynh lại rỏ ra băn khoăn khi quy định này đi vào đời sống sẽ tạo ra nhiều kẽ hở, nảy sinh các bất cập.
Một số ý kiến lo lắng khi cho rằng quy định nhập ngũ này sẽ khiến cho các giảng đường đại học đa phần là các nữ sinh trong một vài năm tới. Trong khoảng 5-7 năm tới, nhân lực là các cử nhân nam sẽ bị thiếu hụt.
Cũng từng có con trong độ tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự, anh Đức Mạnh (Hà Nội) cho rằng hiện nay việc gọi nhập ngũ ở các địa phương còn rất nhiều những tiêu cực khi ở một số nơi chỉ cần chạy tiền hoặc có quan hệ quen biếtlà con em của mình sẽ không phải tham gia nghĩa vụ quân sự với lý do: sức khỏe yếu.
Như vậy, dù là một chính sách tốt của Đảng và nhà nước song cũng sẽ tạo ra nhiều kẽ hở để con em quan chức, con em nhà giàu chỉ cần có tiền là sẽ không phải thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Điều này tạo ra sự không công bằng khi con em của công nhân, nông dân dù đỗ đại học vẫn phải tham gia nghĩa vụ quân sự
Anh Mạnh cũng đề xuất: “Vì vậy, theo quan điểm của tôi, khi chúng ta chưa làm sạch được những tiêu cực trong việc xét tuyển nghĩa vụ quân sự thì cũng nên quy định những thanh niên không đủ sức khỏe tham gia nghĩa vụ quân sự thì cũng không được vào đại học, cao đẳng”.
Anh Mạnh cho rằng, nếu sức khỏe yếu đến nỗi không tham gia được nghĩa vụ quân sự thì cũng khó lòng theo được học đại học. Nếu thực hiện nghiêm túc như nêu trên thì sẽ đảm bảo mọi công dân đều có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau.
Rút ngắn thời gian quân ngũ
Trong khi đó, nhiều ý kiến lại cho rằng thời hạn tham gia nghĩa vụ quân sự 2 năm như hiện nay là quá dài. Điều này là trở ngại lớn nhất đối với tâm lý của các em học sinh và các bậc phụ huynh.
“Trong thời bình như nước ta hiện nay, tôi cho rằng thanh niên chỉ nên tham gia nghĩa vụ quân sự trong vòng 1 năm. Như vậy, các em sẽ không tỏ ra băn khoăn và lo lắng khi sau thời gian này lại quay trở lại môi trường học tập, lao động”. Độc giả Mai Lan chia sẻ.
Đồng tình với ý kiến trên, độc giả Minh Phúc đề nghị thời gian tham gia nghĩa vụ quân sự chỉ nên từ 6-9 tháng. Với khoảng thời gian này, một thanh niên bình thường cũng có thể tìm hiểu và nắm bắt các kỹ thuật tác chiến đơn giản, học được kỷ luật của người lính.
“Với khoảng thời gian rút ngắn như vậy sẽ không gây tâm lý xáo trộn đối với các gia đình và nhiều phụ huynh cũng không phải “chạy cửa trước, cửa sau” để giúp con không tham gia nghĩa vụ quân sự”. Độc giả Phúc chia sẻ.
Trong khi đó, độc giả Hoàng Anh lại đề xuất thời gian tham gia nghĩa vụ quân sự có thể được linh động do thanh niên quyết định. Nếu gần đến thời điểm hết tuổi nghĩa vụ quân sự, nếu thanh niên vẫn không đăng ký thì sẽ bị bắt buộc tham gia các đợt gọi cuối cùng.
Bên cạnh đó, độc giả này cũng cho rằng cần phải quy định nếu sinh viên muốn nhận được bằng tốt nghiệp ĐH, CĐ thì phải có chứng nhận hoàn thành thời gian quân ngũ.
Độc giả chia sẻ suy nghĩ về quy định nhập ngũ mới sẽ có hiệu lực từ 7/03/2013 xin gửi ý kiến vào ô thảo luận cuối bài viết. Trân trọng!
Xung quanh quy định mới về nhập ngũ sẽ có hiệu lực từ ngày 7/3/2013, nhiều độc giả của VTC News đã thể hiện sự đồng tình nhưng cũng có không ít những băn khoăn.
Đỗ đại học mà nhập ngũ là chuyện bình thường
Nam thanh niên vui vẻ chia tay bạn gái chuẩn bị đi nhập ngũ (Ảnh: Nghĩa Bình/VTC News) |
Trước quy định mới về nhập ngũ, độc giả Công Lý ( Nam Định) nhận định đây là một quy định hoàn toàn hợp lý. “Nhiều phụ huynh và cả các em học sinh từ trước tới nay đều có một suy nghĩ là hễ cứ đỗ đại học, cao đẳng là coi như không phải đi nghĩa vụ quân sự. Đó là một suy nghĩ sai lầm”. Độc giả Công Lý phân tích.
Độc giả này chia sẻ thực tế, trước đây dù khi các em ra trường nhưng vẫn trong độ tuổi nhập ngũ thì các em vẫn sẽ phải thực hiện nghĩa vụ quân sự bất kỳ lúc nào. Do hiện nay, đa số trường hợp tốt nghiệp ra trường đều không tham gia nghĩa vụ quân sự nên đã tạo tâm lý cứ đỗ đại học, cao đẳng là không phải nhập ngũ.
“Như vậy, việc các em đi nghĩa vụ quân sự trước hay sau cũng là điều hết sức bình thường”. Độc giả này chia sẻ.
|
Anh Hiếu cũng chia sẻ thêm, từ thực tế gia đình anh sau khi cậu em trai đi thực hiện nghĩa vụ quân sự đã trưởng thành hơn rất nhiều.
Trước đây, em trai anh Hiếu vốn chỉ là một cậu bé thư sinh, cũng thường xuyên “vung tiền quá trán” thì nay đã trở thành một chàng trai vạm vỡ, sống ý nghĩa, có trách nhiệm hơn.
“Quân đội là trường đại học lớn mà mỗi thanh niên khi tham gia đều học được những bài học lớn về kiến thức, về xã hội và rèn luyện ý chí bền bỉ, dẻo dai”. Độc giả Trung Hiếu nhấn mạnh
Cũng có cùng những suy nghĩ như vậy, độc giả Hoàng Anh (Định Công, Hà Nội) cũng cho rằng quy định nhập ngũ mới hoàn toàn phù hợp với điều kiện của nước ta.
“Tôi cũng đồng tình với ý kiến của đại tá Nguyễn Minh Diệp (Bộ Quốc phòng) khi cho rằng không chỉ có thanh niên dốt mới đi bộ đội, những thanh niên muốn trốn nghĩa vụ quân sự thì chỉ cần đi học một trường trung cấp, cao đẳng, hay đại học nào đó là có thể hết tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự”.
Theo độc giả Hoàng Anh, mô hình tuyển nghĩa vụ quân sự như ở Hàn Quốc chúng ta nên học hỏi. Khi đó, tất cả các nam thanh niên dù là ngôi sao điện ảnh, ca nhạc, người mẫu hay con của các quan chức đều phải đi thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Con quan chức cũng phải nhập ngũ
Chia tay bạn gái lên đường nhập ngũ |
Đa số các ý kiến đều đồng tình trước quy định mới về nhập ngũ khi sắp được thực hiện. Tuy nhiên rất nhiều phụ huynh lại rỏ ra băn khoăn khi quy định này đi vào đời sống sẽ tạo ra nhiều kẽ hở, nảy sinh các bất cập.
Một số ý kiến lo lắng khi cho rằng quy định nhập ngũ này sẽ khiến cho các giảng đường đại học đa phần là các nữ sinh trong một vài năm tới. Trong khoảng 5-7 năm tới, nhân lực là các cử nhân nam sẽ bị thiếu hụt.
|
Như vậy, dù là một chính sách tốt của Đảng và nhà nước song cũng sẽ tạo ra nhiều kẽ hở để con em quan chức, con em nhà giàu chỉ cần có tiền là sẽ không phải thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Điều này tạo ra sự không công bằng khi con em của công nhân, nông dân dù đỗ đại học vẫn phải tham gia nghĩa vụ quân sự
Anh Mạnh cũng đề xuất: “Vì vậy, theo quan điểm của tôi, khi chúng ta chưa làm sạch được những tiêu cực trong việc xét tuyển nghĩa vụ quân sự thì cũng nên quy định những thanh niên không đủ sức khỏe tham gia nghĩa vụ quân sự thì cũng không được vào đại học, cao đẳng”.
Anh Mạnh cho rằng, nếu sức khỏe yếu đến nỗi không tham gia được nghĩa vụ quân sự thì cũng khó lòng theo được học đại học. Nếu thực hiện nghiêm túc như nêu trên thì sẽ đảm bảo mọi công dân đều có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau.
Rút ngắn thời gian quân ngũ
Thời gian thực hiện nghĩa vụ có nên rút ngắn lại? |
Trong khi đó, nhiều ý kiến lại cho rằng thời hạn tham gia nghĩa vụ quân sự 2 năm như hiện nay là quá dài. Điều này là trở ngại lớn nhất đối với tâm lý của các em học sinh và các bậc phụ huynh.
“Trong thời bình như nước ta hiện nay, tôi cho rằng thanh niên chỉ nên tham gia nghĩa vụ quân sự trong vòng 1 năm. Như vậy, các em sẽ không tỏ ra băn khoăn và lo lắng khi sau thời gian này lại quay trở lại môi trường học tập, lao động”. Độc giả Mai Lan chia sẻ.
Đồng tình với ý kiến trên, độc giả Minh Phúc đề nghị thời gian tham gia nghĩa vụ quân sự chỉ nên từ 6-9 tháng. Với khoảng thời gian này, một thanh niên bình thường cũng có thể tìm hiểu và nắm bắt các kỹ thuật tác chiến đơn giản, học được kỷ luật của người lính.
“Với khoảng thời gian rút ngắn như vậy sẽ không gây tâm lý xáo trộn đối với các gia đình và nhiều phụ huynh cũng không phải “chạy cửa trước, cửa sau” để giúp con không tham gia nghĩa vụ quân sự”. Độc giả Phúc chia sẻ.
Trong khi đó, độc giả Hoàng Anh lại đề xuất thời gian tham gia nghĩa vụ quân sự có thể được linh động do thanh niên quyết định. Nếu gần đến thời điểm hết tuổi nghĩa vụ quân sự, nếu thanh niên vẫn không đăng ký thì sẽ bị bắt buộc tham gia các đợt gọi cuối cùng.
Bên cạnh đó, độc giả này cũng cho rằng cần phải quy định nếu sinh viên muốn nhận được bằng tốt nghiệp ĐH, CĐ thì phải có chứng nhận hoàn thành thời gian quân ngũ.
Độc giả chia sẻ suy nghĩ về quy định nhập ngũ mới sẽ có hiệu lực từ 7/03/2013 xin gửi ý kiến vào ô thảo luận cuối bài viết. Trân trọng!
Khởi Nguyên
Bình luận