(VTC News) - GS Vũ Dương Ninh cho rằng hiện nay là thời điểm thuận lợi để trả cho những cuộc chiến biên giới đúng tầm vóc, ý nghĩa của các sự kiện này.
GS.TS NGND Vũ Dương Ninh cho biết ông vui mừng khi lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết sẽ đưa nội dung cuộc đấu tranh ở biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc và đấu tranh bảo vệ biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa vào sách giáo khoa với một nội dung phù hợp.
- Là một người từng góp ý nhiều về vấn đề này, ông đón nhận thông tin từ Bộ GD-ĐT như thế nào?
Tôi cho rằng đó là điều đáng hoan nghênh. Việc này không chỉ là đòi hỏi của công tác giáo dục mà còn là yêu cầu của xã hội.
Bây giờ chúng ta bàn tính đến chuyện cụ thể xem nên đưa nội dung đó vào chương trình sách giáo khoa như thế nào.
Trong sách giáo khoa mới, nhất thiết phải có một chương riêng về cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới đất liền và hải đảo, trong đó đề cập cuộc đấu tranh ở biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc và đấu tranh bảo vệ biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
- Trước đây, cuốn sách Lịch sử 12 do ông đồng chủ biên thì chỉ đưa được vào 11 dòng đối với cuộc Chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc. Lúc đó, những người viết sách đã suy nghĩ như thế nào?
Sự kiện chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc được viết đến 4 trang. Nhưng vì các cơ quan xét duyệt nêu lý do khách quan nên sự kiện này đã được thu gọn chỉ mươi dòng. Hoàn cảnh khi đó bắt buộc như vậy thì những người viết sách như chúng tôi cũng phải chấp nhận .
Nhưng rõ ràng, không ai thỏa mãn, không ai yên tâm về chuyện này.
Thời điểm hiện nay là thời điểm thuận lợi để trả cho những cuộc chiến này về đúng tầm vóc, ý nghĩa của nó.
Hiện nay, Bộ GD-ĐT đã thấy cần thiết đưa những nội dung này vào sách giáo khoa tương xứng với tầm vóc của cuộc chiến.
Nhưng viết như thế nào thì còn phải bàn về chương trình và nội dung cụ thể. Tất nhiên phải do Bộ GD-ĐT phối hợp với các nhà khoa học thảo luận để đưa vào SGK cho phù hợp.
- Trong cuốn sách giáo khoa lịch sử mới, ông nghĩ cần phải đưa vào những sự kiện như thế nào?
Những nội dung cần đưa vào sách giáo khoa gồm, chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc, chiến tranh bảo vệ Hoàng Sa và Trường Sa.
Chúng ta phải kể một cách khách quan mọi sự việc đã diễn ra. Đối với mỗi cuộc chiến thì cần làm rõ về nội dung, tính chất và ý nghĩa của các cuộc chiến này.
Về hải đảo, quân dân Việt Nam đã đấu tranh anh dũng để bảo vệ Tổ quốc, cần làm rõ âm mưu và hoạt động của phía Trung Quốc tìm cách xâm chiếm Biển Đông từ cuộc chiến Hoàng Sa năm 1974 đến cuộc chiến ở quần đảo Trường Sa năm 1988 và nhiều hoạt động xâm phạm khác.
Chúng ta cũng cần làm rõ ý đồ bành trướng của Trung Quốc khi nước này đang chiếm đóng, cải tạo, xây dựng các đảo đá ở Trường Sa và từng bước quân sự hóa khu vực này, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, gây tình hình không ổn định ở Biển Đông.
Với chiến tranh biên giới Tây Nam, SGK cần làm rõ quân Khmer Đỏ được sự viện trợ của Trung Quốc đã tấn công xâm lược các tỉnh biên giới, Việt Nam tiến hành cuộc chiến tranh chống xâm lược, bảo vệ biên giới Tây Nam.
Đồng thời, theo lời kêu gọi của Mặt trận cứu nước Campuchia, chúng ta cùng nhân dân Campuchia đánh đuổi Pôn Pốt, giải phóng nhân dân Campuchia khỏi họa diệt chủng Khmer Đỏ. Điều đó có ý nghĩa về chính trị và nhân đạo rất lớn, cần được phân tích thấu đáo.
Đối với cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc, cần nêu bật sự kiện 60 vạn quân Trung Quốc xâm lược các tỉnh biên giới nước ta. Như vậy, có nghĩa là Trung Quốc đã xâm lược đất nước Việt Nam, một quốc gia có chủ quyền. Nhân dân, quân đội Việt Nam đã anh dũng chiến đấu chống xâm lược, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.
Làm rõ điều đó chính là bác bỏ luận điệu của Bắc Kinh nói Trung Quốc "phản kích tự vệ". Đồng thời nêu lên những tấm gương hy sinh của bộ đội và đồng bào trong cuộc đấu tranh quyết liệt này.
Chúng ta không chỉ viết về cuộc chiến năm 1979 mà phải nhấn mạnh tới cuộc chiến ở Vị Xuyên (Hà Giang) và nhiều nơi khác trong những năm tiếp sau vô cùng quyết liệt.
- Việc đưa những sự kiện này vào sách giáo khoa sẽ có ý nghĩa gì, thưa ông?
Việc đưa lịch sử cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới đất liền và hải đảo vào sách giáo khoa nhằm mục đích giáo dục cho học sinh thấy rõ những sự thật khách quan, liên quan độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, đến cuộc đấu tranh bảo vệ lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.
Vì vậy, cuộc đấu tranh của chúng ta là cuộc đấu tranh chính nghĩa. Qua những sự kiện này, chúng ta góp phần làm cho thanh niên Việt Nam nâng cao tinh thần cảnh giác bởi vì cuộc chiến này vẫn chưa kết thúc.
Cũng cần nhấn mạnh cùng với truyền thống yêu nước, nhân dân Việt Nam luôn gìn giữ và phát huy tinh thần hòa bình, hữu nghị với các dân tộc trên thế giới.
Việt Nam sẵn sàng là bạn với nhân dân thế giới, hội nhập quốc tế nhưng khi có kẻ nào xâm phạm lãnh thổ, chúng ta quyết đứng lên bảo vệ Tổ quốc.
- Đưa hết các sự kiện này vào sách giáo khoa liệu có quá ôm đồm không, thưa ông?
Sách giáo khoa cũng như chương trình giảng dạy có khuôn khổ về mặt thời lượng và số trang in. Tuy nhiên, khi đã xác định những vấn đề lịch sử nào là trọng tâm thì sẽ ưu tiên một cách hợp lý.
- Trong thời điểm hiện nay, khi chưa thể đưa những tài liệu này vào sách giáo khoa thì chúng ta có thể làm gì?
Đến năm 2018 mới có sách giáo khoa mới . Vì vậy, tôi đã nhiều lần đề nghị cần phải biên soạn các tài liệu về những sự kiện này để các thầy cô giáo giảng cho học sinh.
Bên cạnh bài giảng chính, chương trình nên có các hoạt động ngoại khóa qua thảo luận, phim ảnh, tham quan bảo tàng và thực địa (ở những nơi có điều kiện) để học sinh có nhiều cách tiếp cận.
Đây không chỉ là nhiệm vụ của giáo viên dạy Lịch sử. Giáo viên dạy Văn học, Giáo dục Công dân, Địa lý cần có sự phối hợp với nhau để học sinh hiểu biết sâu sắc về cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước nhà.
- Nhưng ai sẽ là người biên soạn những tài liệu này, thưa ông?
Tốt nhất là các tỉnh nên tập hợp các thầy giáo dạy giỏi để biên soạn tài liệu. Sau đó, có sự góp ý của lãnh đạo Sở GD-ĐT, của các nhà chuyên môn. Được biết Đà Nẵng đã biên soạn tài liệu này, nên tham khảo rút kinh nghiệm.
Xin cảm ơn ông!
Phạm Thịnh
GS.TS NGND Vũ Dương Ninh cho biết ông vui mừng khi lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết sẽ đưa nội dung cuộc đấu tranh ở biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc và đấu tranh bảo vệ biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa vào sách giáo khoa với một nội dung phù hợp.
GS Vũ Dương Ninh (Ảnh: Thu Hằng/ USSH) |
Tôi cho rằng đó là điều đáng hoan nghênh. Việc này không chỉ là đòi hỏi của công tác giáo dục mà còn là yêu cầu của xã hội.
Bây giờ chúng ta bàn tính đến chuyện cụ thể xem nên đưa nội dung đó vào chương trình sách giáo khoa như thế nào.
Trong sách giáo khoa mới, nhất thiết phải có một chương riêng về cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới đất liền và hải đảo, trong đó đề cập cuộc đấu tranh ở biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc và đấu tranh bảo vệ biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
- Trước đây, cuốn sách Lịch sử 12 do ông đồng chủ biên thì chỉ đưa được vào 11 dòng đối với cuộc Chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc. Lúc đó, những người viết sách đã suy nghĩ như thế nào?
Sự kiện chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc được viết đến 4 trang. Nhưng vì các cơ quan xét duyệt nêu lý do khách quan nên sự kiện này đã được thu gọn chỉ mươi dòng. Hoàn cảnh khi đó bắt buộc như vậy thì những người viết sách như chúng tôi cũng phải chấp nhận .
Nhưng rõ ràng, không ai thỏa mãn, không ai yên tâm về chuyện này.
Thời điểm hiện nay là thời điểm thuận lợi để trả cho những cuộc chiến này về đúng tầm vóc, ý nghĩa của nó.
Hiện nay, Bộ GD-ĐT đã thấy cần thiết đưa những nội dung này vào sách giáo khoa tương xứng với tầm vóc của cuộc chiến.
Nhưng viết như thế nào thì còn phải bàn về chương trình và nội dung cụ thể. Tất nhiên phải do Bộ GD-ĐT phối hợp với các nhà khoa học thảo luận để đưa vào SGK cho phù hợp.
Bộ đội Việt Nam đánh trả quân Trung Quốc xâm lược tại Lạng Sơn năm 1979 |
Chiến tranh biên giới chỉ có 11 dòng trong SGK (Nguồn: VTC1)
Những thước phim chân thực về chiến tranh biên giới 1979
Nguồn: VTC1
- Trong cuốn sách giáo khoa lịch sử mới, ông nghĩ cần phải đưa vào những sự kiện như thế nào?
Những nội dung cần đưa vào sách giáo khoa gồm, chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc, chiến tranh bảo vệ Hoàng Sa và Trường Sa.
Chúng ta phải kể một cách khách quan mọi sự việc đã diễn ra. Đối với mỗi cuộc chiến thì cần làm rõ về nội dung, tính chất và ý nghĩa của các cuộc chiến này.
Về hải đảo, quân dân Việt Nam đã đấu tranh anh dũng để bảo vệ Tổ quốc, cần làm rõ âm mưu và hoạt động của phía Trung Quốc tìm cách xâm chiếm Biển Đông từ cuộc chiến Hoàng Sa năm 1974 đến cuộc chiến ở quần đảo Trường Sa năm 1988 và nhiều hoạt động xâm phạm khác.
Chúng ta cũng cần làm rõ ý đồ bành trướng của Trung Quốc khi nước này đang chiếm đóng, cải tạo, xây dựng các đảo đá ở Trường Sa và từng bước quân sự hóa khu vực này, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, gây tình hình không ổn định ở Biển Đông.
Với chiến tranh biên giới Tây Nam, SGK cần làm rõ quân Khmer Đỏ được sự viện trợ của Trung Quốc đã tấn công xâm lược các tỉnh biên giới, Việt Nam tiến hành cuộc chiến tranh chống xâm lược, bảo vệ biên giới Tây Nam.
Đồng thời, theo lời kêu gọi của Mặt trận cứu nước Campuchia, chúng ta cùng nhân dân Campuchia đánh đuổi Pôn Pốt, giải phóng nhân dân Campuchia khỏi họa diệt chủng Khmer Đỏ. Điều đó có ý nghĩa về chính trị và nhân đạo rất lớn, cần được phân tích thấu đáo.
Đối với cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc, cần nêu bật sự kiện 60 vạn quân Trung Quốc xâm lược các tỉnh biên giới nước ta. Như vậy, có nghĩa là Trung Quốc đã xâm lược đất nước Việt Nam, một quốc gia có chủ quyền. Nhân dân, quân đội Việt Nam đã anh dũng chiến đấu chống xâm lược, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.
Làm rõ điều đó chính là bác bỏ luận điệu của Bắc Kinh nói Trung Quốc "phản kích tự vệ". Đồng thời nêu lên những tấm gương hy sinh của bộ đội và đồng bào trong cuộc đấu tranh quyết liệt này.
Chúng ta không chỉ viết về cuộc chiến năm 1979 mà phải nhấn mạnh tới cuộc chiến ở Vị Xuyên (Hà Giang) và nhiều nơi khác trong những năm tiếp sau vô cùng quyết liệt.
- Việc đưa những sự kiện này vào sách giáo khoa sẽ có ý nghĩa gì, thưa ông?
Việc đưa lịch sử cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới đất liền và hải đảo vào sách giáo khoa nhằm mục đích giáo dục cho học sinh thấy rõ những sự thật khách quan, liên quan độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, đến cuộc đấu tranh bảo vệ lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.
Vì vậy, cuộc đấu tranh của chúng ta là cuộc đấu tranh chính nghĩa. Qua những sự kiện này, chúng ta góp phần làm cho thanh niên Việt Nam nâng cao tinh thần cảnh giác bởi vì cuộc chiến này vẫn chưa kết thúc.
Cũng cần nhấn mạnh cùng với truyền thống yêu nước, nhân dân Việt Nam luôn gìn giữ và phát huy tinh thần hòa bình, hữu nghị với các dân tộc trên thế giới.
Việt Nam sẵn sàng là bạn với nhân dân thế giới, hội nhập quốc tế nhưng khi có kẻ nào xâm phạm lãnh thổ, chúng ta quyết đứng lên bảo vệ Tổ quốc.
Bệnh viện huyện Trùng Khánh, Cao Bằng bị quân Trung Quốc tàn phá tháng 2/1979 - Ảnh: Tư liệu |
Sách giáo khoa cũng như chương trình giảng dạy có khuôn khổ về mặt thời lượng và số trang in. Tuy nhiên, khi đã xác định những vấn đề lịch sử nào là trọng tâm thì sẽ ưu tiên một cách hợp lý.
- Trong thời điểm hiện nay, khi chưa thể đưa những tài liệu này vào sách giáo khoa thì chúng ta có thể làm gì?
Đến năm 2018 mới có sách giáo khoa mới . Vì vậy, tôi đã nhiều lần đề nghị cần phải biên soạn các tài liệu về những sự kiện này để các thầy cô giáo giảng cho học sinh.
Bên cạnh bài giảng chính, chương trình nên có các hoạt động ngoại khóa qua thảo luận, phim ảnh, tham quan bảo tàng và thực địa (ở những nơi có điều kiện) để học sinh có nhiều cách tiếp cận.
Đây không chỉ là nhiệm vụ của giáo viên dạy Lịch sử. Giáo viên dạy Văn học, Giáo dục Công dân, Địa lý cần có sự phối hợp với nhau để học sinh hiểu biết sâu sắc về cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước nhà.
Tốt nhất là các tỉnh nên tập hợp các thầy giáo dạy giỏi để biên soạn tài liệu. Sau đó, có sự góp ý của lãnh đạo Sở GD-ĐT, của các nhà chuyên môn. Được biết Đà Nẵng đã biên soạn tài liệu này, nên tham khảo rút kinh nghiệm.
Xin cảm ơn ông!
Phạm Thịnh
Bình luận