1. Câu nào đúng: "Chủ vắng nhà gà vọc niêu tôm" hay "Chủ vắng nhà gà mọc đuôi tôm"?
- A
Chủ vắng nhà gà vọc niêu tôm
Theo Từ điển thành ngữ tiếng Việt, "Chủ vắng nhà gà vọc niêu tôm" có nghĩa là không có người quản lý thì mọi việc đều lộn xộn, lung tung.
Để hiểu về câu thành ngữ này, chúng ta cần phải hiểu rằng câu trên được chia thành hai về đối nhau.
Vắng chủ nhà như bố mẹ hay người lớn tuổi trong nhà, trẻ con hay người làm thường nghịch ngợm bày trò phá phách trong nhà.
Gà mọc đuôi tôm: gà trong thời kỳ "mọc đuôi tôm" là thời kỳ vừa mới lớn, đuôi mới mọc một nhúm lông, thường phá phách, ăn ít phá nhiều, ỉa lung tung.. - B
Chủ vắng nhà gà mọc đuôi tôm
2. Câu nào đúng: “Ướt như chuột lột” hay "Ướt như chuột lội"?
- A
Ướt như chuột lột
- B
Ướt như chuột lội
Theo cuốn Từ điển thành ngữ Tiếng Việt, câu đúng là: "Ướt như chuột lội" - chỉ một người bị ướt lướt thước, quần áo dính chặt vào người, giống một con chuột lội từ dưới nước lên.
“Ướt như chuột lột” là một câu thành ngữ mà được nhiều người chúng ta đang sử dụng. Thiết nghĩ chuột thì làm sao mà “lột” được? Chỉ có “rắn lột” được, điều này chứng tỏ, hầu hết mọi người đang đọc sai câu thành ngữ này. Nguyên bản của câu thành ngữ này phải là “ướt như chuột lội”.
3. Câu nào đúng: “Dùi đục chấm mắm cáy” hay “Bầu dục chấm mắm cáy”?
- A
Dùi đục chấm mắm cáy
- B
Bầu dục chấm mắm cáy
Theo Từ điển thành ngữ tiếng Việt, "Bầu dục chấm nước cáy" (chấm mắm cáy) có nghĩa là: Bầu dục chấm nước cáy (chấm mắm cáy).
Bầu dục là món ăn ngon và bổ. Nước cáy là thứ nước mắm ướp bằng con cáy, thường nặng mùi, có sắc đục, chấm không ngon. Bầu dục mà đem chấm nước cáy thì phí mất cả chất ngon của bầu dục.
đại ý câu này nói lên hai đối tượng không phù hợp, không cân xứng. Cũng còn có ý chê người có miếng ngon mà không biết cách ăn. Câu này thường bị nói lầm là 'dùi đục chấm nước cáy'.
4. Câu nào đúng: "Ra ngô ra khoai" hay "Ra môn ra khoai"?
- A
Ra ngô ra khoai
- B
Ra môn ra khoai
Theo Từ điển thành ngữ tiếng Việt, "Ra môn ra khoai" có nghĩa là: Rành mạch, rõ ràng. Sở dĩ có thành ngữ này là vì cây khoai môn và cây khoai sọ rất dễ bị nhầm lẫn. Khoai môn la thứ khoai có thân và lá dùng làm thức ăn cho lợn, củ ăn bị ngứa lưỡi, thân hình rất giống khoai sọ. Thành ngữ này thường bị nói lầm 'ra ngô ra khoai'.
Cây ngô và cây khoai không thể lầm được.. Làm cho rành mạch, rõ ràng, đâu ra đấy, không lẫn lộn, nhập nhằng.
5. Câu nào đúng: "Dâu ông nọ chăn tằm bà kia" hay "Râu ông nọ cắm cằm bà kia"?
- A
Dâu ông nọ chăn tằm bà kia
Nghĩa gốc sẽ là "Dâu ông nọ chăn tằm bà kia", ý của câu này để ám chỉ việc lợi dụng những thứ thuộc về người khác để làm lợi cho riêng mình.
- B
Râu ông nọ cắm cằm bà kia
6. Câu nào đúng: “Bày binh bố trận” hay “Bài binh bố trận”?
- A
Bày binh bố trận
- B
Bài binh bố trận
Trong tiếng Việt từ “bày” tuy cũng có phần nào mang nghĩa sắp xếp, bày biện (chẳng hạn bày gian hàng triển lãm) nhưng nghĩa chính của nó là phô ra, phô bày, trưng bày nên không thể viết (hoặc nói) là “Bày binh bố trận” mà phải “Bài binh bố trận”.
Nơi trận địa, người cầm quân chỉ bố trí quân cho có lợi nhất chứ có ai dại dột phơi bày tênh hênh đội quân của mình ra trước đối phương bao giờ.
Bình luận