Bạn biết bao nhiêu câu thành ngữ, tục ngữ Việt Nam?

Hỏi - ĐápThứ Năm, 30/11/2023 10:45:00 +07:00
(VTC News) -

Đây là các câu thành ngữ, tục ngữ của Việt Nam được sử dụng trong đời sống hàng ngày, dựa vào gợi ý từ bức ảnh dưới đây, hãy thử sức xem bạn đoán đúng bao nhiêu câu.

Bạn biết bao nhiêu câu thành ngữ, tục ngữ Việt Nam? - 1

Câu hỏi 1: Đây là câu tục ngữ với 18 chữ cái, bạn có biết không?

  •  

    Xem đáp án:

    Đáp án chính xác: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
    Đây là câu tục ngữ mang ý nghĩa triết lý nhân văn sâu sắc, dạy chúng ta bài học cần phải biết ơn những người đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Điều này cũng có nghĩa chúng ta phải xử sự sao cho đúng, sống sao cho phải phép, phải luôn biết ơn thế hệ đi trước, những người đã lao động vất vả tạo ra thành quả để chúng ta có được cuộc sống đầy đủ cả về vật chất lẫn tinh thần như hôm nay.
    Về nghĩa đen, câu tục ngữ này có nghĩa khi ăn quả, hưởng thụ những trái ngọt, chúng ta cần phải nhớ tới công lao của người trồng trọt và chăm bón cho cây để cho ta quả ngọt .

Bạn biết bao nhiêu câu thành ngữ, tục ngữ Việt Nam? - 2

Câu hỏi 2: Câu thành ngữ này có 14 chữ cái, nói đến đức tính của con người?

  •  

    Xem đáp án:

    Đáp án chính xác: "Góp gió thành bão".
    Theo từ điển thành ngữ tiếng Việt, góp gió thành bão nghĩa là góp nhặt nhiều cái nhỏ dồn lại thì sẽ thành cái lớn, biết đoàn kết thế lực nhỏ yếu lại với nhau thì sẽ biến thành lớn mạnh.

Bạn biết bao nhiêu câu thành ngữ, tục ngữ Việt Nam? - 3

Câu hỏi 3: Đây là câu thành ngữ với 11 chữ cái, chỉ hành động của con người.

  •  

    Xem đáp án:

    Đáp án chính xác: "Bắt cá hai tay".
    Theo từ điển thành ngữ tiếng Việt, "bắt cá hai tay" nghĩa là làm hai việc một lúc, nhiều khi hỏng cả hai... hoặc tham gia cùng một lúc hai hay nhiều việc để có lợi; muốn có nhiều thứ, muốn làm nhiều việc cùng một lúc. Thường là để chỉ việc yêu đương, hò hẹn một lúc hai, ba người.

Bạn biết bao nhiêu câu thành ngữ, tục ngữ Việt Nam? - 4

Câu hỏi 4: Đây là câu tục ngữ với 44 chữ cái, nói về tình đoàn kết

  •  

    Xem đáp án:

    Đáp án chính xác: "Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao".
    Câu thành ngữ này thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó giữa người với người, nhấn mạnh sự hợp nhất, đồng lòng tạo nên sức mạnh trong cuộc sống. 
    Trong câu tục ngữ trên, dân gian khéo léo sử dụng hình ảnh “cây” và “núi” tượng trưng cho con người và sức mạnh. “Một cây” chỉ một cá thể đơn lẻ trong cuộc sống, “ba cây” chỉ một tập thể gồm nhiều người, “chụm lại” chỉ sự kết hợp, đoàn kết, “núi cao” ẩn dụ cho sự thành công cuối cùng sau khi đoàn kết lại. 
    Nếu một cây đơn độc sẽ không thể tạo ra khu rừng nhưng nếu thật nhiều cây chụm lại sẽ tạo lên cả vùng núi rộng lớn. Con người nếu chỉ một mình làm việc sẽ không thể thành công bằng cả tập thể cùng nhau đoàn kết tạo nên sức mạnh to lớn. 

Bạn biết bao nhiêu câu thành ngữ, tục ngữ Việt Nam? - 5

Câu hỏi 5: Câu tục ngữ này có 23 chữ cái, nói lên đức tính cần có của con người

  •  

    Xem đáp án:

    Đáp án chính xác: "Có công mài sắt, có ngày nên kim".
    Theo từ điển thành ngữ tiếng Việt, "có công mài sắt có ngày nên kim" là câu tục ngữ phổ biến, khuyên mọi người phải có ý chí bền bỉ, kiên nhẫn thì dù việc khó đến đâu cũng thành công.
    Chuyện xưa kể rằng, Lý Bạch thuở nhỏ hay ham chơi, ít chịu khó học hành. Một hôm, cậu thấy một bà già đang ngồi bên tảng đá để mài một thanh sắt. Cậu hỏi thì bà trả lời: "Mài thanh sắt để làm thành cái kim khâu cháu ạ!"
    Cậu hỏi: "Liệu hôm nay có xong không hả cụ?" bà già trả lời: "Hôm nay không xong thì ngày mai mài tiếp. Tháng này không xong thì tháng sau mài tiếp".
    Thấy vậy, Lý Bạch chợt hiểu ra và từ đó dốc tâm học tập. Về sau, ông học giỏi, trở thành một nhà thơ nổi tiếng đời đường Trung Quốc. Cố gắng thì việc khó thế nào cũng phải xong.

Bạn biết bao nhiêu câu thành ngữ, tục ngữ Việt Nam? - 6

Câu hỏi 6: Đây là câu thành ngữ có 13 chữ cái ám chỉ người xấu?

  •  

    Xem đáp án:

    Đáp án chính xác: "Khẩu phật tâm xà"
    Theo từ điển thành ngữ tiếng Việt, "khẩu phật tâm xà" nghĩa miệng nói thì hiền lành tử tế nhưng trong lòng thì nham hiểm, độc ác khôn lường.. miệng nói tốt lành mà lòng độc địa hại người

Khánh Sơn
Bình luận
vtcnews.vn