Trứng vịt lộn từ lâu được biết đến là món ăn bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo trong một số người không nên ăn trứng vịt lộn vì có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Vậy, người mệt có nên ăn trứng vịt lộn? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.
Người mệt có nên ăn trứng vịt lộn?
Hiện chưa có nghiên cứu nào giải thích về việc ăn trứng vịt lộn khi ốm mệt. Theo các chuyên gia, vào bữa tối, khi cơ thể đã mệt mỏi, cần nghỉ ngơi, bạn không nên trứng vịt lộn. Chất bổ trong trứng không được hấp thụ, tiêu hoá gây khó chịu cho dạ dày.
Ngoài việc kiêng ăn trứng vịt lộn vào buổi tối vì ảnh hưởng đến tiêu hóa thì những người này cũng được khuyến cáo không nên ăn trứng vịt lộn:
Trẻ dưới 5 tuổi không ăn trứng vịt lộn: Độ tuổi này, hệ tiêu hoá của trẻ còn chưa hoàn thiện, khả năng chuyển hóa các chất còn yếu. Việc nạp một lúc nhiều dinh dưỡng dễ gây trướng bụng, đi ngoài…
Người bệnh tim mạch: Hàm lượng chất đạm và cholesterol trong trứng vịt lộn rất cao, ăn nhiều trứng vịt lộn sẽ làm tăng cholesterol xấu trong máu gây hại cho tim mạch, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, tác nghẽn động mạch gây đột quỵ,..
Người mắc bệnh mỡ máu: Những người mắc bệnh mỡ máu, gan nhiễm mỡ sẽ bị bệnh nặng hơn khi ăn trứng vịt lộn. Vì lượng đạm lớn trong trứng vịt lộn sẽ kích thích sự tích tụ của mỡ trong máu và gan, khiến bệnh nặng thêm.
Người bệnh cao huyết áp: Huyết áp sẽ gia tăng khi cơ thể bạn nạp vào 1 lượng đạm và cholesterol lớn. Lời khuyên tốt nhất là những người mắc bệnh huyết áp cao nên tránh xa trứng vịt lộn.
Người mắc bệnh về gan, tỳ vị: Tỳ vị và gan có nhiệm vụ sàng lọc chất độc hại trong cơ thể. Bên cạnh đó trứng vịt lộn có tính hàn sẽ khiến người bệnh gan và các bệnh tỳ vị dễ đầy hơi, khó tiêu, thậm chí là bị đau bụng.
Những điều cần lưu ý khi ăn trứng vịt lộn
Theo thông tin trên Báo Sức khỏe & Đời sống khi ăn trứng vịt lộn bạn cần lưu ý những điều dưới đây:
- Nên ăn vào buổi sáng để cơ thể có năng lượng cả ngày làm việc.
- Không nên ăn liên tục trong nhiều ngày.
- Không nên ăn liền hơn 2 quả trứng vịt lộn trong một lần. Hầu hết chúng ta không nên ăn quá 2 quả/tuần.
- Trứng vịt lộn trước khi sử dụng phải được rửa sạch, luộc chín.
- Không dùng trứng vịt lộn luộc chín để qua đêm, vì sẽ sản sinh ra vi khuẩn có hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Liều lượng ăn trứng vịt lộn cụ thể cho từng nhóm người
- Theo các chuyên gia, tùy từng đối tượng mà nên ăn trứng vịt lộn với lượng nhất định
Với trẻ em:
- Trẻ dưới 5 tuổi không nên ăn trứng vịt lộn do hệ tiêu hóa của các bé còn chưa phát triển hoàn thiện, dễ dẫn tới chướng bụng, rối loạn tiêu hóa, khó tiêu.
- Trẻ từ 5 tuổi trở lên nếu cho ăn trứng vịt lộn thì chỉ nên cho ăn 1/2 quả mỗi lần, mỗi tuần từ 1-2 lần là đủ (1/2 trứng vịt lộn tương đương 4-5 quả trứng cút lộn).
Với phụ nữ mang thai
- Người mang thai ăn trứng vịt lộn giúp cơ thể phần nào tránh được suy nhược, thiếu máu, chóng mặt; nên ăn 2 quả/tuần. Khi ăn, tuyệt đối tránh ăn rau răm.
Bình luận