(VTC News) – May mắn thoát chết dưới làn đạn của quân thù Trung Quốc tại Gạc Ma, người cựu binh trở về với vết thương hạng 2/4 lao vào cuộc sống mưu sinh rồi chết đau đớn khi đi bán bánh bao.
Đã 7 năm trôi qua, nỗi đau vẫn chưa thể nguôi ngoai trong lòng chị Đào Thị Thảo (SN 1971 – vợ của chiến sĩ Gạc Ma Trần Văn Tự). Trong tâm trí của chị, hai ngày 14/3/1988 và 5/12/2009 là những mốc thời gian chị không thể nào quên.
Mốc thời gian thứ nhất là ngày mà quân Trung Quốc đã “tắm máu” những người lính Hải quân Việt Nam tại đảo Gạc Ma và chồng chị là một trong số những chiến sỹ may mắn thoát khỏi họng súng của kẻ thù.
Thế nhưng mốc thời gian thứ hai lại hằn lên nỗi đau khủng khiếp, chồng chị tử nạn vì tai nạn giao thông khi đang trên đường bán bánh bao kiếm tiền về nuôi 4 đứa con ăn học.
Anh hùng thời chiến, vật vã giữa thời bình
Chúng tôi tìm đến nhà anh Trần Văn Tự vào cái ngày mưa phùn rét buốt của xứ Huế. Hỏi về nhà chị Đào Thị Thảo, vợ anh Trần Văn Tự - cựu lính Gạc Ma - ai cũng biết, bởi suốt bảy năm qua kể từ ngày chồng mất chị vẫn tần tảo sớm hôm bằng nghề làm nón lá nuôi 4 người con ăn học.
Đã 7 năm trôi qua, nỗi đau vẫn chưa thể nguôi ngoai trong lòng chị Đào Thị Thảo (SN 1971 – vợ của chiến sĩ Gạc Ma Trần Văn Tự). Trong tâm trí của chị, hai ngày 14/3/1988 và 5/12/2009 là những mốc thời gian chị không thể nào quên.
Mốc thời gian thứ nhất là ngày mà quân Trung Quốc đã “tắm máu” những người lính Hải quân Việt Nam tại đảo Gạc Ma và chồng chị là một trong số những chiến sỹ may mắn thoát khỏi họng súng của kẻ thù.
Thế nhưng mốc thời gian thứ hai lại hằn lên nỗi đau khủng khiếp, chồng chị tử nạn vì tai nạn giao thông khi đang trên đường bán bánh bao kiếm tiền về nuôi 4 đứa con ăn học.
Anh hùng thời chiến, vật vã giữa thời bình
Chúng tôi tìm đến nhà anh Trần Văn Tự vào cái ngày mưa phùn rét buốt của xứ Huế. Hỏi về nhà chị Đào Thị Thảo, vợ anh Trần Văn Tự - cựu lính Gạc Ma - ai cũng biết, bởi suốt bảy năm qua kể từ ngày chồng mất chị vẫn tần tảo sớm hôm bằng nghề làm nón lá nuôi 4 người con ăn học.
Từ ngày anh Tự mất gánh nặng gia đình đè nặng lên đôi vai của chị Thảo. |
Được sự cho phép của chị Thảo, chúng tôi vào bàn thờ thắp nén nhang tri ân cho anh Tự - người lính từng làm nhiệm vụ tại đảo Gạc Ma rồi không may tử nạn vì tai nạn giao thông khi đang mưu sinh kiếm tiền lo cho gia đình.
Cầm trên tay chén cháo trắng để ăn sáng, chị Thảo gợi mở câu chuyện bằng những ký ức về người chồng của mình. Trong con mắt chị, chồng mình là người anh hùng trong thời chiến và là người chồng, người cha mẫu mực trong thời bình.
Theo lời chị Thảo, anh Trần Văn Tự (sinh năm 1964, quê ở làng Chuồn, huyện Phú Vang, Thừa Thiên – Huế) trước khi nhập ngũ ở nhà kiếm sống bằng nghề nông, kéo cá…
Hai năm sau, anh cùng Trung đoàn 83 Hải Quân vào Khánh Hòa để xây dựng lô cốt ở đảo Trường Sa. Sáng 14/3/1988 trong lúc đang vận chuyển vật liệu xuống đảo Gạc Ma thì lính Trung Quốc nã pháo tấn công quân ta.
Vụ tấn công làm tất cả những người trên tàu hy sinh. May thay, anh Tự cùng người bạn của mình là anh Huỳnh Đức (cùng quê Phú Vang, Thừa Thiên – Huế) nhảy ra khỏi tàu may mắn bám vào khúc gỗ, trôi dạt khoảng nửa ngày trên biển thì được tàu cứu cứu và đưa vào chữa trị bệnh viện Quân đội 175 (Gò Vấp, Sài Gòn).
Lúc này anh Tự đã ngất xỉu, con mắt bên phải chảy máu rất nhiều, phổi bị trúng đạn và tay bị thương. Tại bệnh viện, các bác sĩ phải khoét bỏ nhãn cầu mắt phải và phẫu thuận lấy viên đạn trong phổi của anh.
Đầu năm 1989, anh xuất ngũ, trở về cuộc sống thường ngày và được công nhận là thương binh hạng A.
Trở về cuộc sống đời thường, lúc đầu anh ở nhà tiếp tục công việc kéo cá, làm ruộng. Năm 1991, anh Tự lập gia đình và vào Đà Nẵng kiếm kế sinh nhai để vợ ở nhà làm ruộng, làm nón nuôi con.
Một mình nơi đất khách, hằng ngày anh cùng chiếc xe đạp cũ kỹ rong ruổi quanh thành phố để bán kem, rồi đi bán bánh bao kiếm tiền gửi ra cho vợ lo cho con học hành.
17 năm dài dằng dặc nơi xứ người, anh làm việc suốt ngày đêm chỉ mong có tiền để trang trải cuộc sống. Thỉnh thoảng trái gió trở trời, vết thương ở ngực lại nhói đau làm anh thêm khổ cực hơn.
“Những lúc mưa lạnh, vết thương mổ ở ngực làm anh lên cơn đau nhưng anh vẫn cố gắng làm lụng, chẳng kêu ca bao giờ”, chị Thảo nhớ lại.
Đến năm 2008, anh về lại quê nhà để tiện chăm sóc con cái và mưu sinh kiếm tiền chăm lo cho gia đình bằng nghề bán bánh bao. Mỗi ngày từ 14h anh chuẩn bị chất bánh bao nhà làm lên xe đạp rồi lên Huế bán cho đến tận 1 – 2h sáng mới về.
Khóe mắt đỏ cay, chị Thảo nhớ lại ngày 5/12/2009 định mệnh. “Thấy anh đi về khuya quá nên rất xót, rồi vợ chồng tôi gom tiền mua xe máy, không ngờ sau đó không lâu xảy ra chuyện. Tối 5/12/2009 , trong khi đang ngủ, con bé đầu đang học bài thì tôi nhận được tin anh Tự bị tai nạn ở đường Bà Triệu (Thành phố Huế)”.
Tôi bảo con ngủ, rồi lặng lẽ chạy lên Huế. Lúc đó trong đầu tôi chỉ nghĩ rằng chắc cũng bị thương nhẹ thôi, ai ngờ anh bỏ mấy mẹ con tôi mà đi vĩnh viễn”.
Đến giờ chị Thảo vẫn còn giữ chiếc dép anh Tự đi ngày gặp tai nạn giao thông. |
Hình ảnh người chồng nằm bất động trên vũng máu bên chiếc xe máy ở ven đường sau khi bị ba thanh niên đèo nhau tông vẫn còn ám ảnh chị Thảo cho đến tận bây giờ.
Xứng đáng vợ của anh hùng
Anh Tự mất, cuộc sống mưu sinh lo cho bốn đứa con ăn học đặt lên đôi vai chị Thảo. Suốt 7 năm qua, chị một mình cần mẫn làm từng chiếc nón lá. Còn 3 sào ruộng, kể từ ngày chồng mất, chị không đủ sức để làm nên cho người dân trong thôn thuê mướn, đến mùa vụ chị lấy tiền nuôi 4 người con ăn học.
Cô con gái đầu là Trần Thị Hảo (25 tuổi) đã tốt nghiệp trường Đại học Y dược Huế và đang đi học tiếng Nhật ở Hà Nội để sang Nhật. Con gái thứ hai tên Trần Thị Mộng Kiều (21 tuổi) chọn ngành Sư phạm Tin để được miễn học phí.
Người con thứ ba là Trần Văn Hào (20 tuổi) đang học ngành Hóa ở trường Đại học Khoa học Huế. Cô con gái út là Trần Thị Kiều Oanh (18 tuổi) hiện đang học lớp 12 ở trường THPT Phan Đăng Lưu.
Video: Hải chiến Gạc Ma - Họ có bị lãng quên?
Cũng vì chăm lo cho những đứa con của mình mà nay gia đình chị Thảo vẫn chưa dựng được ngôi nhà che nắng che mưa. Cả 5 mẹ con phải sống trong ngôi nhà của ông bà nội.
“Nhiều người động viên tôi cố gắng mà nuôi con ăn học, bởi nhiều nhà giàu mà con học không được, với gia cảnh như nhà mình mà có con vào Đại học như vậy là hạnh phúc lắm rồi”, chị Thảo tâm sự.
Trời thương chị nên bốn người con của chị đều rất ngoan, học giỏi và có ý thức giúp đỡ mẹ. Một năm trở lại đây, em Trần Văn Hào nói chị Thảo lấy lại 3 sào ruộng về để em làm. Thấy con mong muốn vậy, chị Thảo cũng mua phân thuốc rồi gieo mạ cùng con.
Thế nhưng, vụ này gieo mạ đã 3 lần mà lúa vẫn chưa lên do ruộng ở chỗ cao nên chuột hoành hành cùng với thời tiết lạnh giá khiến mạ không lớn nổi.
Em Kiều, ngoài thời gian học hành và giúp đỡ mẹ việc nhà thì ngày nghỉ em lại mở lớp để dạy học cho trẻ con hàng xóm. “Cứ đến thứ bảy, chủ nhật hằng tuần, mấy cháu trong xóm lại đem sách vở tới học, có người cho vài chục ngàn để con góp thêm mà học hành”, chị Thảo cho biết.
Lớp học thêm em Kiều mở tại nhà dạy cho những em nhỏ hàng xóm để có thêm thu nhập giúp đỡ mẹ. |
Những ngày nay, đôi chân chị Thảo bị viêm khớp nên tạm gác công việc làm nón, thỉnh thoảng, hàng xóm lại đem con cháu sang nhà để chị trông giữ, kiếm thêm thu nhập cho gia đình.
Ông Đoàn Văn Rô (60 tuổi, trưởng thôn An Truyền) cho biết: “Biết được hoàn cảnh khốn khó của gia đình chị Thảo nên từ năm 2011, làng đã chọn gia đình thuộc diện hộ nghèo. Phần bảo hiểm y tế của các thành viên trong gia đình được miễn phí”.
Video: Gạc Ma - Hải chiến bi hùng không được lãng quên!
Nguyễn Vương – Tuấn Hiệp
Bình luận