(VTC News) - Chỉ cần nhìn nước sông Hồng chảy, biết người nhảy sông ở đoạn nào, thời điểm nào, anh có thể biết xác nổi ở đâu và trôi đến đoạn nào để đón vớt.
Kỳ 8 (kỳ cuối): Người giải mã xác chết trôi
Ngồi bên mép sông Hồng, đoạn xã Liên Mạc (Từ Liêm, Hà Nội), “dị nhân” Nguyễn Đức Đại, tức Đại “Bò” hỏi tôi: “Đố nhà báo biết vì sao nước chảy mạnh xác lại trôi chậm, còn nước chảy chậm thì xác lại trôi nhanh?”.
Tôi chỉ là nhà báo, chứ không phải nhà thủy văn, nên đầu hàng câu hỏi của Đại “Bò”.
Anh Đại bảo: “Chỉ cần nhìn nước sông Hồng chảy, biết người nhảy sông ở đoạn nào, thời điểm nào, anh có thể biết xác nổi ở đâu và trôi đến đoạn nào để đón vớt”.
Anh lý giải rằng, dòng sông không thẳng đuột, nên khi nước chảy mạnh, sẽ vật xác vào ven bờ, khiến xác mắc vào cây cối, bãi cát, hoặc tống vào các vụng nước xoáy, rất khó thoát ra, khiến xác trôi rất chậm. Còn nước cứ lờ đờ chảy, thì xác cứ đều đều trôi, thành thử trôi rất nhanh.
Hóa ra, cái cách lý giải của Đại “Bò” rất hợp lý. Sự hiểu biết đó là từ kinh nghiệm thực tế, chứ không phải do học cao hiểu rộng.
Còn chuyện vì sao trời nổi sấm sét, xác liền nổi ngay lên mặt nước thì anh không sao lý giải được. Nhưng có một điều anh rất rõ, hễ cứ có sấm sét là anh tìm ngay được xác chết, bởi dù xác chết vừa chìm cũng sẽ nổi lên ngay (?!).
Nếu những xác chết từ thượng nguồn trôi về, trong hoàn cảnh nước chảy mạnh, thì phần lớn chúng đều bị vụng nước xoáy bên bãi Hoàng Liên cuốn vào vò xé rất thương tâm. Chỉ đến khi nào xác chết tả tơi và dòng nước ngừng chảy xiết, nó mới nhả xác ra mặt sông.
Bao nhiêu năm nay, Đại “Bò” từng vớt lên từ cái vụng nước ấy cả trăm xác chết, song mỗi lần lại là một ám ảnh và mỗi lần anh lại rơi nước mắt xót thương. Những xác chết kéo lên từ vụng nước tơi tả chẳng khác nào bị trúng bom mìn.
Vụ kéo xác chết cô gái cách đây 10 năm từ vụng nước này ám ảnh Đại “Bò” đến tận bây giờ.
Đêm ấy, anh trằn trọc không ngủ được. Sáng dậy, trước khi đi làm, anh tạt ra bãi sông ngó cái vụng nước như một thói quen.
Hôm đó, nước sông Hồng dâng cao, chảy cuồn cuộn vì có lũ ở thượng nguồn. Bất thình lình, một cái đầu xõa tóc trồi lên giữa xoáy nước, quay tít, rồi lại biến mất trong lớp bọt nước trắng xóa.
Với kinh nghiệm hàng chục năm gắn với cái vụng nước này, nên không ngại ngần, anh Đại lao xuống nắm tóc cô gái xấu số kéo lên.
Cuộc giằng co cái xác giữa anh và vụng nước rất ác liệt. Cuối cùng, cổ nạn nhân đứt làm đôi. Anh bơi vào bờ cùng với cái đầu của cô gái, còn cái xác không đầu vẫn đang trồi sụt giữa vụng nước kinh dị kia.
Nhìn cái đầu be bét của cô gái, những người chứng kiến chạy te tua vì kinh hãi, còn Đại “Bò” tiếp tục lao xuống sông, quyết không để vụng nước nghiền nát thân xác cô gái.
Cứ mỗi cuộc giằng co, anh lại lôi được khi thì cái tay, khi thì cái chân. Lần cuối cùng, anh cũng lôi được cái thân đã trương phình thối rữa của cô gái.
Vừa sắp xếp các bộ phận của cô gái xấu số vào quan tài, Đại “Bò” vừa khóc. Anh không có cảm giác ghê sợ, cũng không ngửi thấy bất cứ mùi gì từ cái xác đang phân hủy bốc mùi tanh lợm kia.
Ngoài lần cướp từ vụng nước từng bộ phận cô gái xấu số, thì lần vớt cháu bé trai mặc độc chiếc yếm cũng khiến Đại “Bò” rất đau lòng.
Sau khi bất chấp tính mạng vớt được cháu bé lên, anh đã gọi công an đến khám nghiệm tử thi, rồi nghe đâu, công an cũng khám phá được vụ án, đem thủ phạm đi bắn.
Mụ dì ghẻ sợ sau này chồng sẽ chia chác đất cát cho con riêng, đã trói thằng bé mới 5 tuổi, buộc đá vào, rồi ném xuống sông Hồng. Sau khi xác cháu bé phân hủy, tay rụng ra khỏi dây thừng, thì nổi lên, trôi vào vụng nước, rồi anh Đại vớt được.
Đại “Bò” bảo: “Bao nhiêu năm vớt xác ở cái vụng nước này, tớ được chứng kiến rất nhiều tội ác kinh khủng. Thế mới biết, con người nhiều khi còn dã man hơn cả cầm thú”.
Có những xác đàn ông bị cắt mất “cái ấy”, cắt mất hai vành tai. Thậm chí, nhiều xác bị chặt mất một cánh tay, một cái chân, hoặc bị cắt mất đầu. Có xác bị hàng trăm nhát dao băm vằm khắp cơ thể, trước khi bị thủ phạm ném xuống sông.
Hồi năm kia, Đại “Bò” còn vớt từ vụng nước lên một cô gái không rõ là người Trung Quốc hay Việt Nam, vì trong người có tiền nhân dân tệ. Thân xác cô gái xấu số này đã bị xâm phạm hết sức dã man. Thủ phạm đã rạch nát khuôn mặt cô gái, chặt các ngón tay, cắt hai bên ngực, khoét mất cả phần dưới bụng của cô.
Vớt được cô gái lên bờ, đội khám nghiệm hiện trường lại mổ phanh bụng cô gái xấu số để thu thập thông tin phục vụ điều tra. Mỗi lẫn như vậy, Đại “Bò” lại phải dồn ruột gan người chết, khâu vá bụng lại, rồi đặt vào quan tài đem chôn ở ngay bãi Hoàng Liên.
Đại “Bò” dẫn chúng tôi đi men dọc bờ sông về phía Tây, đến một bãi cỏ hoang. Anh đốt hương nghi ngút, vạch từng bụi cỏ và nói chuyện với người chết như thể linh hồn người chết đang ngồi đó.
Tại bãi cỏ này, 20 năm nay, anh Đại đã chôn hàng trăm xác chết vô thừa nhận. Vừa mới đây thôi, anh thầm lặng đào một lúc 6 ngôi mộ, xếp xương vào tiểu sành, chuyển vào nghĩa trang của xã cho người ta đỡ lạnh lẽo.
Đại “Bò” vạch bụi cỏ, cắm cả nắm nhang rồi nói: “Em gái ơi. Anh để bánh kẹo, hoa quả ở đây một tuần rồi mà mày không ăn à? Hay mày giận anh điều gì hả... Thôi, đừng giận anh nhé!. Rồi anh sẽ đưa mày vào nghĩa trang để mày đỡ cô quạnh…”.
Cô gái nằm dưới nấm mồ hoang lạnh này chính là cô gái trẻ bị thủ phạm cắt mất đầu, rồi ném xuống sông Hồng gây ầm ĩ dư luận hồi năm ngoái.
Phong Nguyệt
Kỳ 8 (kỳ cuối): Người giải mã xác chết trôi
Ngồi bên mép sông Hồng, đoạn xã Liên Mạc (Từ Liêm, Hà Nội), “dị nhân” Nguyễn Đức Đại, tức Đại “Bò” hỏi tôi: “Đố nhà báo biết vì sao nước chảy mạnh xác lại trôi chậm, còn nước chảy chậm thì xác lại trôi nhanh?”.
Tôi chỉ là nhà báo, chứ không phải nhà thủy văn, nên đầu hàng câu hỏi của Đại “Bò”.
Anh Đại bảo: “Chỉ cần nhìn nước sông Hồng chảy, biết người nhảy sông ở đoạn nào, thời điểm nào, anh có thể biết xác nổi ở đâu và trôi đến đoạn nào để đón vớt”.
Anh lý giải rằng, dòng sông không thẳng đuột, nên khi nước chảy mạnh, sẽ vật xác vào ven bờ, khiến xác mắc vào cây cối, bãi cát, hoặc tống vào các vụng nước xoáy, rất khó thoát ra, khiến xác trôi rất chậm. Còn nước cứ lờ đờ chảy, thì xác cứ đều đều trôi, thành thử trôi rất nhanh.
Hóa ra, cái cách lý giải của Đại “Bò” rất hợp lý. Sự hiểu biết đó là từ kinh nghiệm thực tế, chứ không phải do học cao hiểu rộng.
Chỉ cần nhìn dòng nước, anh Đại biết xác ở đâu |
Nếu những xác chết từ thượng nguồn trôi về, trong hoàn cảnh nước chảy mạnh, thì phần lớn chúng đều bị vụng nước xoáy bên bãi Hoàng Liên cuốn vào vò xé rất thương tâm. Chỉ đến khi nào xác chết tả tơi và dòng nước ngừng chảy xiết, nó mới nhả xác ra mặt sông.
Bao nhiêu năm nay, Đại “Bò” từng vớt lên từ cái vụng nước ấy cả trăm xác chết, song mỗi lần lại là một ám ảnh và mỗi lần anh lại rơi nước mắt xót thương. Những xác chết kéo lên từ vụng nước tơi tả chẳng khác nào bị trúng bom mìn.
Vụ kéo xác chết cô gái cách đây 10 năm từ vụng nước này ám ảnh Đại “Bò” đến tận bây giờ.
Đêm ấy, anh trằn trọc không ngủ được. Sáng dậy, trước khi đi làm, anh tạt ra bãi sông ngó cái vụng nước như một thói quen.
Hôm đó, nước sông Hồng dâng cao, chảy cuồn cuộn vì có lũ ở thượng nguồn. Bất thình lình, một cái đầu xõa tóc trồi lên giữa xoáy nước, quay tít, rồi lại biến mất trong lớp bọt nước trắng xóa.
Anh Đại chỉ vũng xoáy, nơi anh vớt lên hàng trăm xác chết kinh dị |
Cuộc giằng co cái xác giữa anh và vụng nước rất ác liệt. Cuối cùng, cổ nạn nhân đứt làm đôi. Anh bơi vào bờ cùng với cái đầu của cô gái, còn cái xác không đầu vẫn đang trồi sụt giữa vụng nước kinh dị kia.
Nhìn cái đầu be bét của cô gái, những người chứng kiến chạy te tua vì kinh hãi, còn Đại “Bò” tiếp tục lao xuống sông, quyết không để vụng nước nghiền nát thân xác cô gái.
Cứ mỗi cuộc giằng co, anh lại lôi được khi thì cái tay, khi thì cái chân. Lần cuối cùng, anh cũng lôi được cái thân đã trương phình thối rữa của cô gái.
Vừa sắp xếp các bộ phận của cô gái xấu số vào quan tài, Đại “Bò” vừa khóc. Anh không có cảm giác ghê sợ, cũng không ngửi thấy bất cứ mùi gì từ cái xác đang phân hủy bốc mùi tanh lợm kia.
Ngoài lần cướp từ vụng nước từng bộ phận cô gái xấu số, thì lần vớt cháu bé trai mặc độc chiếc yếm cũng khiến Đại “Bò” rất đau lòng.
Sau khi bất chấp tính mạng vớt được cháu bé lên, anh đã gọi công an đến khám nghiệm tử thi, rồi nghe đâu, công an cũng khám phá được vụ án, đem thủ phạm đi bắn.
Mụ dì ghẻ sợ sau này chồng sẽ chia chác đất cát cho con riêng, đã trói thằng bé mới 5 tuổi, buộc đá vào, rồi ném xuống sông Hồng. Sau khi xác cháu bé phân hủy, tay rụng ra khỏi dây thừng, thì nổi lên, trôi vào vụng nước, rồi anh Đại vớt được.
Đại “Bò” bảo: “Bao nhiêu năm vớt xác ở cái vụng nước này, tớ được chứng kiến rất nhiều tội ác kinh khủng. Thế mới biết, con người nhiều khi còn dã man hơn cả cầm thú”.
Có những xác đàn ông bị cắt mất “cái ấy”, cắt mất hai vành tai. Thậm chí, nhiều xác bị chặt mất một cánh tay, một cái chân, hoặc bị cắt mất đầu. Có xác bị hàng trăm nhát dao băm vằm khắp cơ thể, trước khi bị thủ phạm ném xuống sông.
Anh Đại thắp hương và nói chuyện với cô gái xấu số |
Vớt được cô gái lên bờ, đội khám nghiệm hiện trường lại mổ phanh bụng cô gái xấu số để thu thập thông tin phục vụ điều tra. Mỗi lẫn như vậy, Đại “Bò” lại phải dồn ruột gan người chết, khâu vá bụng lại, rồi đặt vào quan tài đem chôn ở ngay bãi Hoàng Liên.
Đại “Bò” dẫn chúng tôi đi men dọc bờ sông về phía Tây, đến một bãi cỏ hoang. Anh đốt hương nghi ngút, vạch từng bụi cỏ và nói chuyện với người chết như thể linh hồn người chết đang ngồi đó.
Tại bãi cỏ này, 20 năm nay, anh Đại đã chôn hàng trăm xác chết vô thừa nhận. Vừa mới đây thôi, anh thầm lặng đào một lúc 6 ngôi mộ, xếp xương vào tiểu sành, chuyển vào nghĩa trang của xã cho người ta đỡ lạnh lẽo.
Đại “Bò” vạch bụi cỏ, cắm cả nắm nhang rồi nói: “Em gái ơi. Anh để bánh kẹo, hoa quả ở đây một tuần rồi mà mày không ăn à? Hay mày giận anh điều gì hả... Thôi, đừng giận anh nhé!. Rồi anh sẽ đưa mày vào nghĩa trang để mày đỡ cô quạnh…”.
Cô gái nằm dưới nấm mồ hoang lạnh này chính là cô gái trẻ bị thủ phạm cắt mất đầu, rồi ném xuống sông Hồng gây ầm ĩ dư luận hồi năm ngoái.
Phong Nguyệt
Bình luận