(VTC News) - Đến thời điểm này, cơ quan chức năng liên quan cơ bản đã khống chế được chất cấm trong chăn nuôi, nhất là chất Salbutamol, trên cả 3 phương diện.
Đó là thông tin được Chánh Thanh tra Bộ NN&PTNT Nguyễn Văn Việt trao đổi với báo chí bên lề Hội thảo “Quản lý sử dụng chất cấm trong chăn nuôi và các vấn đề đặt ra” diễn ra ngày 25/4.
Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam nhận định an toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề báo động bởi nguy cơ hiện diện trong bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình. Ông Hùng cho rằng cần có hành động ngay từ cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, doanh nghiệp.
Chất cấm trong chăn nuôi không phải là vấn đề mới. Từ năm 2006 đã phát hiện tồn dư chất cấm trong thịt và chăn nuôi. Năm 2011 Hội khảo sát và phát hiện chất cấm trong thịt lợn siêu nạc và thức ăn chăn nuôi. Người tiêu dùng có phản ứng tự vệ tự nhiên và tiêu cực là chuyển sang ăn thực phẩm khác chứ không tiêu thụ lợn nữa. Năm 2012, Ủy ban Khoa học Công nghệ môi trường báo cáo về chất cấm trong thịt lợn.
TS Trần Văn Thuấn, Phó Giám đốc Bệnh viện K Trung ương cung cấp thông tin về mối liên hệ giữa chất cấm trong chăn nuôi và bệnh ung thư. Theo đó, mỗi năm Việt Nam có khoảng 126.000 ca mới mắc bệnh ung thư, xu thế mắc bệnh ung thư gia tăng không chỉ ở Việt Nam mà còn hầu hết ở các nước trên thế giới.
Trước hết tuổi thọ trung bình của Việt Nam ở cả 2 giới là 73,3 tuổi bởi tuổi càng thọ, thời gian tiếp xúc với các chất ung thư càng cao, nguy cơ mắc ung thư càng nhiều. Các phương tiện hiện tại cho phép chúng ta phát hiện ung thư tốt hơn so với trước.
Nguyên nhân gây ra ung thư gồm 2 nhóm chính: do các yếu tố bên ngoài chiếm hơn 80% và 2 là nhóm bên trong như di truyền, nội tiết… Yếu tố 1 chỉ tính riêng thuốc lá đã chiếm trên 30% nguyên nhân gây bệnh ung thư ở người như ung thư thực quản, ung thư vú, ung thư tử cung…
Việc dùng các thực phẩm có chứa hoặc sinh ra trong quá trình bảo quản hoặc sản xuất thực phẩm có thể gây mất an toàn sức khoẻ, ví dụ như ăn phải gạo mốc có chứa chất độc gây ung thư, dưa muối quá khú gây ra nhiều chất độc hại…
Việc tiếp xúc với các chất như tia X, thuốc trừ sâu, thuốc diêt cỏ…. cũng có thể gây ung thư. Các yếu tố nội sinh chỉ chiếm 2% trong các chất gây ung thư ở người. Một nguyên nhân có thể gây ra nhiều loại ung thư như thuốc lá vừa có thể gây ra ung thư phổi và nhiều loại ung thư khác.
Mắc ung thư cần có một diễn tiến tiếp xúc với các hoạt chất gây ung tư lâu dài.
Ông Nguyễn Văn Việt - Chánh Thanh tra Bộ NN&PTNT cho rằng trước đây người dân đã từng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, phổ biến là sabultamol. Tuy nhiên, đến tháng 7, tháng 8 báo chí và dư luận xã hội rộ lên khiến Bộ NNPTNT phải thực sự vào cuộc. Nguồn cung cấp Sabultamon đã có nhiều chuyển biến sau đợt cao điểm này. Đến thời điểm này về cơ bản đã khống chế được trên cả 3 phương diện theo báo cáo của C49.
Thứ nhất, về nguồn cung cấp, Bộ Y tế đã có những biện pháp đưa Salbutamol vào danh mục kiểm soát đặc biệt, thậm chí đã đưa vào trong dự thảo Luật Dược sửa đổi bổ sung trong thời gian sắp tới. Về mặt hành chính, Bộ Y tế cũng đã chỉ đạo các cơ quan thuộc Bộ để không còn tình trạng cung cấp Salbutamol từ các công ty dược sang chăn nuôi như trước kia nữa.
Thứ hai, đối với nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, trong 207 mẫu thử chúng tôi lấy vào đầu tháng 2/2016 thì không phát hiện Salbutamol trong sản phẩm thức ăn chăn nuôi nữa. Nhưng theo tôi, quan trọng nhất là qua quá trình thanh tra, kiểm tra cùng với công tác tuyên truyền, các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi đã nhận thức được việc này và không sử dụng nữa.
Còn lại, phương diện thứ ba chủ yếu là trang trại, lò mổ thì sau khi kiểm soát, tỉ lệ có Salbutamol đã thấp hơn rất nhiều. Trong 1.000 mẫu, Cục Thú y lấy ở 15 tỉnh vào tháng 1/2016 thì phát hiện 98 mẫu có chất này, chiếm 9,8%. Nhưng trong tháng 2 đã giảm rất nhiều.
Cụ thể trong 1.457 mẫu thì chỉ 17 mẫu có Salbutamol, chiếm 1,46%. Còn sang tháng 3, với 457 mẫu thì chỉ có 3 mẫu, chiếm tỉ lệ khoảng 0,66%.
Châu Anh
Đó là thông tin được Chánh Thanh tra Bộ NN&PTNT Nguyễn Văn Việt trao đổi với báo chí bên lề Hội thảo “Quản lý sử dụng chất cấm trong chăn nuôi và các vấn đề đặt ra” diễn ra ngày 25/4.
Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam nhận định an toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề báo động bởi nguy cơ hiện diện trong bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình. Ông Hùng cho rằng cần có hành động ngay từ cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, doanh nghiệp.
Ảnh minh họa |
TS Trần Văn Thuấn, Phó Giám đốc Bệnh viện K Trung ương cung cấp thông tin về mối liên hệ giữa chất cấm trong chăn nuôi và bệnh ung thư. Theo đó, mỗi năm Việt Nam có khoảng 126.000 ca mới mắc bệnh ung thư, xu thế mắc bệnh ung thư gia tăng không chỉ ở Việt Nam mà còn hầu hết ở các nước trên thế giới.
Trước hết tuổi thọ trung bình của Việt Nam ở cả 2 giới là 73,3 tuổi bởi tuổi càng thọ, thời gian tiếp xúc với các chất ung thư càng cao, nguy cơ mắc ung thư càng nhiều. Các phương tiện hiện tại cho phép chúng ta phát hiện ung thư tốt hơn so với trước.
Nguyên nhân gây ra ung thư gồm 2 nhóm chính: do các yếu tố bên ngoài chiếm hơn 80% và 2 là nhóm bên trong như di truyền, nội tiết… Yếu tố 1 chỉ tính riêng thuốc lá đã chiếm trên 30% nguyên nhân gây bệnh ung thư ở người như ung thư thực quản, ung thư vú, ung thư tử cung…
Việc dùng các thực phẩm có chứa hoặc sinh ra trong quá trình bảo quản hoặc sản xuất thực phẩm có thể gây mất an toàn sức khoẻ, ví dụ như ăn phải gạo mốc có chứa chất độc gây ung thư, dưa muối quá khú gây ra nhiều chất độc hại…
Việc tiếp xúc với các chất như tia X, thuốc trừ sâu, thuốc diêt cỏ…. cũng có thể gây ung thư. Các yếu tố nội sinh chỉ chiếm 2% trong các chất gây ung thư ở người. Một nguyên nhân có thể gây ra nhiều loại ung thư như thuốc lá vừa có thể gây ra ung thư phổi và nhiều loại ung thư khác.
Mắc ung thư cần có một diễn tiến tiếp xúc với các hoạt chất gây ung tư lâu dài.
Ông Nguyễn Văn Việt - Chánh Thanh tra Bộ NN&PTNT cho rằng trước đây người dân đã từng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, phổ biến là sabultamol. Tuy nhiên, đến tháng 7, tháng 8 báo chí và dư luận xã hội rộ lên khiến Bộ NNPTNT phải thực sự vào cuộc. Nguồn cung cấp Sabultamon đã có nhiều chuyển biến sau đợt cao điểm này. Đến thời điểm này về cơ bản đã khống chế được trên cả 3 phương diện theo báo cáo của C49.
Thứ nhất, về nguồn cung cấp, Bộ Y tế đã có những biện pháp đưa Salbutamol vào danh mục kiểm soát đặc biệt, thậm chí đã đưa vào trong dự thảo Luật Dược sửa đổi bổ sung trong thời gian sắp tới. Về mặt hành chính, Bộ Y tế cũng đã chỉ đạo các cơ quan thuộc Bộ để không còn tình trạng cung cấp Salbutamol từ các công ty dược sang chăn nuôi như trước kia nữa.
Thứ hai, đối với nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, trong 207 mẫu thử chúng tôi lấy vào đầu tháng 2/2016 thì không phát hiện Salbutamol trong sản phẩm thức ăn chăn nuôi nữa. Nhưng theo tôi, quan trọng nhất là qua quá trình thanh tra, kiểm tra cùng với công tác tuyên truyền, các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi đã nhận thức được việc này và không sử dụng nữa.
Còn lại, phương diện thứ ba chủ yếu là trang trại, lò mổ thì sau khi kiểm soát, tỉ lệ có Salbutamol đã thấp hơn rất nhiều. Trong 1.000 mẫu, Cục Thú y lấy ở 15 tỉnh vào tháng 1/2016 thì phát hiện 98 mẫu có chất này, chiếm 9,8%. Nhưng trong tháng 2 đã giảm rất nhiều.
Cụ thể trong 1.457 mẫu thì chỉ 17 mẫu có Salbutamol, chiếm 1,46%. Còn sang tháng 3, với 457 mẫu thì chỉ có 3 mẫu, chiếm tỉ lệ khoảng 0,66%.
Châu Anh
Bình luận