(VTC News) - Ông Đinh Văn Riệc đã giết cả chục con hổ, khiến tên tuổi ông vang dậy khắp vùng Thạch Thành.
Kỳ 5: "Thần hổ xám ở Thanh Hóa": Thợ săn hổ
Cái chết của nữ thợ săn khiến dòng họ Đinh ở xứ Mường vùng Thạch Thành (Thanh Hóa) vô cùng sợ hãi thần hổ xám.
Nhà cửa trong họ nhà ông Đinh Văn Trinh được làm vô cùng kiên cố để chống đỡ hổ tấn công. Ngày đó, gia đình còn ở khe núi có tên Lóng Thục, cách chỗ ở hiện tại chỉ hơn ngàn bước chân. Đó là một thung lũng hẹp, nhưng núi thấp, ruộng nương bằng phẳng, lúa tốt bời bời.
Đại gia đình nhà ông khai hoang được 30 sào ruộng ở thung lũng Làng Thạ. Sau này, chia lại ruộng, dân làng tưởng nhớ tráng sĩ diệt hổ Đinh Văn Riệc, là cha đẻ ông Trinh, bị hổ xám khổng lồ ăn thịt, nên đã đổi tên khu ruộng ấy thành ruộng Ông Riệc.
Đại gia đình, anh em họ mạc gồm 6 hộ, dựng nhà quây quần quanh chân núi. Những ngôi nhà đều được làm bằng gỗ lim.
Ngày đó, lim mọc khắp vùng Thạch Thành, những cây lim ngàn tuổi, nên chỉ cần sức người là dựng được nhà, chứ không tốn kém như bây giờ.
Sàn nhà phải cao tới 4 mét, có 2 cầu thang lên nhà. Một cầu thang chính để lên phòng khách, một cầu thang phụ dẫn lên chạn (là cái sàn ở chái nhà, cạnh bếp, là nơi rửa ráy, tắm giặt).
Ban ngày, cầu thang hạ xuống để mọi người lên xuống, nhưng chiều đến là phải rút cầu thang lên, chốt cửa thật chặt.
Cột nhà đều phải to hơn vòng người ôm, mài nhẵn thín, để hổ xám khổng lồ có dùng sức mạnh kinh người cũng không vật đổ được nhà. Vách nhà cũng được ghép bằng những tấm gỗ lim rất dày, bên trong lại được đóng khung mộng chắc chắn, nên dù hổ xám khổng lồ có phi thân cũng mẻ đầu vỡ trán, chứ không thể xâm nhập vào trong nhà được.
Chuồng trâu, chuồng lợn cũng được ghép bằng những súc gỗ lớn, đóng kín như hộp. Bẫy hổ đặt chi chít quanh nhà. Chiều xuống thì vít bẫy, đặt mồi, trên các con đường mòn từ rừng dẫn vào làng, sáng hôm sau lại tháo bẫy cho mọi người đi lại.
Quy trình cuộc sống diễn ra một cách cẩn mật như thế, nhưng vẫn có người trong họ Đinh ở Yên Sơn bị hổ sát hại một cách đáng tiếc.
Số là, một người uống rượu say, nằm ngủ, đóng cửa kín, nóng quá, nên hé cửa, gác đầu lên bậc cửa hóng gió. Gió lùa mang sương đêm mát lạnh thổi vào mặt, khiến ông này ngủ quên. Con cọp xám phát hiện sơ hở, đứng dựng lên, gác chân lên sàn nhà, há đầu ngoạm một cái đứt nguyên cái đầu.
Khi gia đình phát hiện, gõ trống khua chiêng, đốt lửa sáng rực, thì con hổ xám lững thững đi vào rừng, vừa đi miệng vừa nhai đầu rau ráu. Nhìn cái xác không đầu chảy máu ròng ròng thành vũng xuống nền đất, xung quanh là những dấu chân khổng lồ, mà ai cũng phải kinh hồn bạt vía, lúc nào cũng tự nhủ có thể mất mạng bất cứ lúc nào với thần hổ xám.
Trong họ Đinh, cùng thế hệ bà Tổ Mối, là thợ săn mất mạng bởi hổ, có cụ Đinh Văn Thị. Cụ Thị lấy vợ sinh được ông Đinh Văn Riệc.
Ông Riệc là người to lớn như Tây, cao khoảng 1,8 mét, nặng 80 kg, sức khỏe hơn người, võ vẽ, cung nỏ, súng ống, môn nào cũng giỏi. Ông cũng là thợ săn, thợ giết hổ giỏi nhất vùng Thạch Thành khi xưa.
Hiểu rõ gia đình, dòng họ có mối thâm thù với hổ, sống trong cảnh hổ xám rình rập ăn thịt, nên ông Riệc chủ động tìm cách tiêu diệt hổ càng nhiều càng tốt.
Quanh nhà ông như một mê cung, với đủ các loại bẫy, từ bẫy hố, đến bẫy vòng, bẫy tên đều được cài đặt. Rất nhiều hố sâu vài mét, dưới đáy hố cắm cọc nhọn, mặt hố phủ lá cây. Bẫy vòng vít cả ngọn cây cong xuống đất.
Ông Riệc đã giết cả chục con hổ, nên tên tuổi ông vang dậy như sấm. Tuy nhiên, những con hổ ông giết chỉ là hổ thường, mà các cụ đồn rằng, nó chỉ là lính, là tay sai của thần hổ xám. Thần hổ xám là chúa của các loài hổ, chỉ đạo bầy hổ tìm mọi cách giết hại dòng họ Đinh ở đất Thành Yên.
Cả đời thợ săn của ông Riệc luôn có mong ước cháy bỏng là được giáp mặt hổ xám để quyết tử chiến một phen, trừ đi mối lo cho con cháu.
Hàng đêm, con hổ xám khổng lồ vẫn lượn lờ ở những cánh rừng quanh thung lũng Lóng Thục, gầm lên như sấm, khiến không ai ngủ được. Nó chỉ tìm sơ hở là bắt người trong gia đình ông Riệc ăn thịt.
Sáng ra, ông Riệc đi kiểm tra quanh nhà, thấy những vết chân hổ to bằng miệng bát tô. Gia đình ông Riệc tin rằng, con hổ xám thành tinh này đúng là hổ thần, vì nó đi lại hàng đêm quanh nhà ông, nhưng điều đặc biệt là không bao giờ nó dính bẫy.
Mặc dù tiếng gầm của nó như sấm, nhưng khi ông Riệc tổ chức người vác súng vào rừng, thì lại chẳng thấy bóng dáng nó đâu. Người ta còn đồn rằng con hổ này biết biến hóa, lúc nó thành hổ, lúc thành cụ già râu dài chột mắt.
Việc con hổ biến thành cụ già chột mắt chỉ là lời đồn, có thể do ai đó nhìn gà hóa cuốc mà suy diễn ra, nhưng con hổ xám khổng lồ, chột một mắt, ăn thịt không biết bao nhiêu người là có thật, gây sợ hãi cho toàn bộ dân cư Thạch Thành và những vùng lân cận.
Và câu chuyện hổ xám quần thảo khắp dãy núi, giải quyết mối thù kinh thiên động địa, bắt hết người nọ đến người kia của dòng họ xứ Mường này đã bắt đầu bằng cái chết của thiếu nữ xinh đẹp tuổi 17, cùng hàng loạt người khác.
Người thiếu nữ ấy không phải ai khác, chính là bà Đinh Thị Son, con gái thợ săn hổ nức tiếng Đinh Văn Riệc.
Thiếu nữ ấy chính là chị gái của ông Đinh Văn Trinh, người hiện vẫn đang sống ở bản Yên Sơn, xã Thành Yên, người trông coi ngôi miếu thờ thần hổ.
Dù có mối thâm thù với hổ, song vẫn ngày ngày ông vẫn vào ngôi miếu thắp nhang khấn vái thần hổ xám tha mạng cho dân làng, dòng họ.
Chỉ có cái cái chết tàn khốc của ông Riệc, bố đẻ ông Trinh, mới khép lại bi kịch kinh hoàng của họ Đinh bởi sự trả thù của thần hổ xám.
Còn tiếp…
Phạm Ngọc Dương
Kỳ 5: "Thần hổ xám ở Thanh Hóa": Thợ săn hổ
Cái chết của nữ thợ săn khiến dòng họ Đinh ở xứ Mường vùng Thạch Thành (Thanh Hóa) vô cùng sợ hãi thần hổ xám.
Nhà cửa trong họ nhà ông Đinh Văn Trinh được làm vô cùng kiên cố để chống đỡ hổ tấn công. Ngày đó, gia đình còn ở khe núi có tên Lóng Thục, cách chỗ ở hiện tại chỉ hơn ngàn bước chân. Đó là một thung lũng hẹp, nhưng núi thấp, ruộng nương bằng phẳng, lúa tốt bời bời.
Đại gia đình nhà ông khai hoang được 30 sào ruộng ở thung lũng Làng Thạ. Sau này, chia lại ruộng, dân làng tưởng nhớ tráng sĩ diệt hổ Đinh Văn Riệc, là cha đẻ ông Trinh, bị hổ xám khổng lồ ăn thịt, nên đã đổi tên khu ruộng ấy thành ruộng Ông Riệc.
Đại gia đình, anh em họ mạc gồm 6 hộ, dựng nhà quây quần quanh chân núi. Những ngôi nhà đều được làm bằng gỗ lim.
Đường vào bản Yên Sơn |
Ngày đó, lim mọc khắp vùng Thạch Thành, những cây lim ngàn tuổi, nên chỉ cần sức người là dựng được nhà, chứ không tốn kém như bây giờ.
Sàn nhà phải cao tới 4 mét, có 2 cầu thang lên nhà. Một cầu thang chính để lên phòng khách, một cầu thang phụ dẫn lên chạn (là cái sàn ở chái nhà, cạnh bếp, là nơi rửa ráy, tắm giặt).
Ban ngày, cầu thang hạ xuống để mọi người lên xuống, nhưng chiều đến là phải rút cầu thang lên, chốt cửa thật chặt.
Cột nhà đều phải to hơn vòng người ôm, mài nhẵn thín, để hổ xám khổng lồ có dùng sức mạnh kinh người cũng không vật đổ được nhà. Vách nhà cũng được ghép bằng những tấm gỗ lim rất dày, bên trong lại được đóng khung mộng chắc chắn, nên dù hổ xám khổng lồ có phi thân cũng mẻ đầu vỡ trán, chứ không thể xâm nhập vào trong nhà được.
Chuồng trâu, chuồng lợn cũng được ghép bằng những súc gỗ lớn, đóng kín như hộp. Bẫy hổ đặt chi chít quanh nhà. Chiều xuống thì vít bẫy, đặt mồi, trên các con đường mòn từ rừng dẫn vào làng, sáng hôm sau lại tháo bẫy cho mọi người đi lại.
Quy trình cuộc sống diễn ra một cách cẩn mật như thế, nhưng vẫn có người trong họ Đinh ở Yên Sơn bị hổ sát hại một cách đáng tiếc.
Gia đình ông Đinh Văn Riệc từng ở chân quả núi này |
Số là, một người uống rượu say, nằm ngủ, đóng cửa kín, nóng quá, nên hé cửa, gác đầu lên bậc cửa hóng gió. Gió lùa mang sương đêm mát lạnh thổi vào mặt, khiến ông này ngủ quên. Con cọp xám phát hiện sơ hở, đứng dựng lên, gác chân lên sàn nhà, há đầu ngoạm một cái đứt nguyên cái đầu.
Khi gia đình phát hiện, gõ trống khua chiêng, đốt lửa sáng rực, thì con hổ xám lững thững đi vào rừng, vừa đi miệng vừa nhai đầu rau ráu. Nhìn cái xác không đầu chảy máu ròng ròng thành vũng xuống nền đất, xung quanh là những dấu chân khổng lồ, mà ai cũng phải kinh hồn bạt vía, lúc nào cũng tự nhủ có thể mất mạng bất cứ lúc nào với thần hổ xám.
Trong họ Đinh, cùng thế hệ bà Tổ Mối, là thợ săn mất mạng bởi hổ, có cụ Đinh Văn Thị. Cụ Thị lấy vợ sinh được ông Đinh Văn Riệc.
Ông Riệc là người to lớn như Tây, cao khoảng 1,8 mét, nặng 80 kg, sức khỏe hơn người, võ vẽ, cung nỏ, súng ống, môn nào cũng giỏi. Ông cũng là thợ săn, thợ giết hổ giỏi nhất vùng Thạch Thành khi xưa.
Hiểu rõ gia đình, dòng họ có mối thâm thù với hổ, sống trong cảnh hổ xám rình rập ăn thịt, nên ông Riệc chủ động tìm cách tiêu diệt hổ càng nhiều càng tốt.
Quanh nhà ông như một mê cung, với đủ các loại bẫy, từ bẫy hố, đến bẫy vòng, bẫy tên đều được cài đặt. Rất nhiều hố sâu vài mét, dưới đáy hố cắm cọc nhọn, mặt hố phủ lá cây. Bẫy vòng vít cả ngọn cây cong xuống đất.
Ông Riệc đã giết cả chục con hổ, nên tên tuổi ông vang dậy như sấm. Tuy nhiên, những con hổ ông giết chỉ là hổ thường, mà các cụ đồn rằng, nó chỉ là lính, là tay sai của thần hổ xám. Thần hổ xám là chúa của các loài hổ, chỉ đạo bầy hổ tìm mọi cách giết hại dòng họ Đinh ở đất Thành Yên.
Ông Đinh Văn Trinh - con trai thợ săn nổi tiếng Đinh Văn Riệc |
Cả đời thợ săn của ông Riệc luôn có mong ước cháy bỏng là được giáp mặt hổ xám để quyết tử chiến một phen, trừ đi mối lo cho con cháu.
Hàng đêm, con hổ xám khổng lồ vẫn lượn lờ ở những cánh rừng quanh thung lũng Lóng Thục, gầm lên như sấm, khiến không ai ngủ được. Nó chỉ tìm sơ hở là bắt người trong gia đình ông Riệc ăn thịt.
Sáng ra, ông Riệc đi kiểm tra quanh nhà, thấy những vết chân hổ to bằng miệng bát tô. Gia đình ông Riệc tin rằng, con hổ xám thành tinh này đúng là hổ thần, vì nó đi lại hàng đêm quanh nhà ông, nhưng điều đặc biệt là không bao giờ nó dính bẫy.
Mặc dù tiếng gầm của nó như sấm, nhưng khi ông Riệc tổ chức người vác súng vào rừng, thì lại chẳng thấy bóng dáng nó đâu. Người ta còn đồn rằng con hổ này biết biến hóa, lúc nó thành hổ, lúc thành cụ già râu dài chột mắt.
Hàng ngày ông Trinh đều vào miếu Vó Ấm cúng thần hổ |
Việc con hổ biến thành cụ già chột mắt chỉ là lời đồn, có thể do ai đó nhìn gà hóa cuốc mà suy diễn ra, nhưng con hổ xám khổng lồ, chột một mắt, ăn thịt không biết bao nhiêu người là có thật, gây sợ hãi cho toàn bộ dân cư Thạch Thành và những vùng lân cận.
Và câu chuyện hổ xám quần thảo khắp dãy núi, giải quyết mối thù kinh thiên động địa, bắt hết người nọ đến người kia của dòng họ xứ Mường này đã bắt đầu bằng cái chết của thiếu nữ xinh đẹp tuổi 17, cùng hàng loạt người khác.
Người thiếu nữ ấy không phải ai khác, chính là bà Đinh Thị Son, con gái thợ săn hổ nức tiếng Đinh Văn Riệc.
Thiếu nữ ấy chính là chị gái của ông Đinh Văn Trinh, người hiện vẫn đang sống ở bản Yên Sơn, xã Thành Yên, người trông coi ngôi miếu thờ thần hổ.
Dù có mối thâm thù với hổ, song vẫn ngày ngày ông vẫn vào ngôi miếu thắp nhang khấn vái thần hổ xám tha mạng cho dân làng, dòng họ.
Chỉ có cái cái chết tàn khốc của ông Riệc, bố đẻ ông Trinh, mới khép lại bi kịch kinh hoàng của họ Đinh bởi sự trả thù của thần hổ xám.
Còn tiếp…
Phạm Ngọc Dương
Bình luận