(VTC News) - Vấn đề Biển Đông được nêu ra trong cuộc hội đàm giữa Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh với người đồng cấp Nhật Bản Fumio Kishida chiều 5/5.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã gửi lời thăm hỏi và chia buồn tới người dân tỉnh Kumamoto đối với những tổn thất về người và tài sản do các trận động đất liên tiếp xảy ra tại khu vực này tháng tư vừa qua.
Bộ trưởng Ngoại giao Fumio Kishida cảm ơn sự quan tâm, chia sẻ của Lãnh đạo và nhân dân Việt Nam đối với những mất mát của người dân Nhật Bản trong những trận động đất này.
Hai bên nhất trí tăng cường hơn nữa sự tin cậy chính trị thông qua việc duy trì thường xuyên các chuyến thăm, tiếp xúc, đối thoại ở các cấp, đặc biệt là cấp cao, phát huy hiệu quả các cơ chế đối thoại hiện có.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam, tiếp tục coi Nhật Bản là đối tác quan trọng hàng đầu và lâu dài.
Bộ trưởng Ngoại giao Fumio Kishida nhấn mạnh Nhật Bản coi trọng và mong muốn đưa quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng với Việt Nam phát triển ngày càng mạnh mẽ, sâu rộng và thực chất hơn nữa, nhất trí hỗ trợ và hợp tác tích cực với Việt Nam trong các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, tiếp tục hỗ trợ trong lĩnh vực rà phá bom mìn.
Hai bên cũng đã trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm; nhất trí tiếp tục tăng cường hợp tác chặt chẽ tại các diễn đàn đa phương, nhất là Liên hợp quốc, ASEAN, APEC, ASEM; tăng cường hợp tác trong các liên kết kinh tế quốc tế như Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Bộ trưởng Ki-si-đa khẳng định sẽ phối hợp chặt chẽ với Việt Nam trong công tác chuẩn bị Năm APEC 2017.
Về vấn đề Biển Đông, hai bên chia sẻ sự quan ngại sâu sắc của cộng đồng quốc tế đối với tình hình Biển Đông thời gian gần đây; nhất trí về tầm quan trọng của việc bảo đảm hòa bình, an ninh, an toàn và tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông.
Các bên liên quan không được có những hành động thay đổi nguyên trạng, gây phức tạp, mở rộng tranh chấp trên Biển Đông, giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, nghiêm túc tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), thúc đẩy sớm xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Tùng Đinh
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã gửi lời thăm hỏi và chia buồn tới người dân tỉnh Kumamoto đối với những tổn thất về người và tài sản do các trận động đất liên tiếp xảy ra tại khu vực này tháng tư vừa qua.
Bộ trưởng Ngoại giao Fumio Kishida cảm ơn sự quan tâm, chia sẻ của Lãnh đạo và nhân dân Việt Nam đối với những mất mát của người dân Nhật Bản trong những trận động đất này.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh bắt tay Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida trước khi bắt đầu hội đàm - Ảnh: Tùng Đinh |
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam, tiếp tục coi Nhật Bản là đối tác quan trọng hàng đầu và lâu dài.
Bộ trưởng Ngoại giao Fumio Kishida nhấn mạnh Nhật Bản coi trọng và mong muốn đưa quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng với Việt Nam phát triển ngày càng mạnh mẽ, sâu rộng và thực chất hơn nữa, nhất trí hỗ trợ và hợp tác tích cực với Việt Nam trong các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, tiếp tục hỗ trợ trong lĩnh vực rà phá bom mìn.
Hai bên cũng đã trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm; nhất trí tiếp tục tăng cường hợp tác chặt chẽ tại các diễn đàn đa phương, nhất là Liên hợp quốc, ASEAN, APEC, ASEM; tăng cường hợp tác trong các liên kết kinh tế quốc tế như Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Bộ trưởng Ki-si-đa khẳng định sẽ phối hợp chặt chẽ với Việt Nam trong công tác chuẩn bị Năm APEC 2017.
Về vấn đề Biển Đông, hai bên chia sẻ sự quan ngại sâu sắc của cộng đồng quốc tế đối với tình hình Biển Đông thời gian gần đây; nhất trí về tầm quan trọng của việc bảo đảm hòa bình, an ninh, an toàn và tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông.
Các bên liên quan không được có những hành động thay đổi nguyên trạng, gây phức tạp, mở rộng tranh chấp trên Biển Đông, giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, nghiêm túc tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), thúc đẩy sớm xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Tùng Đinh
Bình luận