• Zalo

Nghiên cứu chế tạo cánh tay robot ứng dụng thực tại ảo cho bệnh nhân

Khoa học - Công nghệThứ Tư, 07/06/2017 09:56:00 +07:00Google News

Vừa qua, Bộ Khoa học và Công nghệ đã phê duyệt danh mục đề tài quốc gia năm 2017 có tên “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo cánh tay robot có ứng dụng thực tại ảo phục hồi chức năng vận động của chi trên cho bệnh nhân sau đột quỵ não”.

anh7

 Cánh tay robot giúp bệnh nhân phục hồi chức năng (Ảnh minh họa)

Đề tài nghiên cứu nhằm mục tiêu làm chủ thiết kế, chế tạo và điều khiển cơ bản cho cánh tay robot hỗ trợ

bệnh nhân phục hồi chức năng, với các yêu cầu về kết cấu và tính năng kỹ thuật phù hợp với đặc điểm nhân trắc người Việt Nam.

Bên cạnh đó, cánh tay phải thực hiện được 7 vận động cơ bản của chi trên gồm: dạng, khép cánh tay theo mặt phẳng đứng ngang; nâng, hạ cánh tay theo mặt phẳng đứng dọc; xoay cánh tay ra, vào tại khớp vai; gập, duỗi cẳng tay; xoay ngửa, sấp bàn tay; gập, duỗi bàn tay; nghiêng bàn tay ra, vào; phối hợp các vận động trên trong các hoạt động chung của tay. Số lượng, giới hạn và tốc độ vận động có thể điều chỉnh được theo thể trạng của bệnh nhân và yêu cầu điều trị.

Đáp ứng được một số bài tập luyện phục hồi chức năng cơ bản cho chi trên đã được Bộ Y tế ban hành. Các bài tập được chọn theo các mức từ dễ đến khó, như sau: Vận động từng khớp riêng rẽ; thực hiện các động tác phối hợp các khớp; với tới điểm nhất định trên và ngoài cơ thể; thực hiện thao tác trong sinh hoạt hàng ngày; nâng được vật nặng ít nhất 1kg.

Sản phẩm sẽ được áp dụng thử nghiệm tại ít nhất 1 cơ sở phục hồi chức năng của một trong các bệnh viện trung ương (Bạch Mai, Việt Đức, Bệnh viện Trung ương 108,…); được kiểm định, xác nhận về an toàn điện thiết bị y tế theo TCVN 7303-1 (IEC 60601-1: 2005) về thiết bị điện y tế; có chứng nhận an toàn và tính năng thiết yếu về phục hồi chức năng của cơ quan có thẩm quyền; cấu hình và tính năng kỹ thuật cơ bản được so sánh với sản phẩm tương tự của nước ngoài.

Lệ Chi
Bình luận
vtcnews.vn