(VTC News) - Ai xa người yêu, ai nhớ nhà, ai gặp chuyện buồn, nghe tiếng Ma Vít cất lên, chỉ muốn khóc.
Kỳ 2: Nghe tiếng hót buồn thảm của 'con ma' trong đại ngàn
Năm 2011, khi phát hiện thông tin chấn động, là ở xã Thượng Lâm và Khuôn Hà, trong đại ngàn nghiến thâm u thuộc huyện Lâm Bình (Tuyên Quang), có loài linh trưởng quý hiếm bậc nhất thế giới, là voọc đen má trắng tồn tại, các cán bộ của một dự án quốc tế đã sung sướng đến phát điên.
Họ đã đi khắp miền nam Trung Quốc, đi hết các tỉnh phía Bắc, đến những ngọn núi mờ sương, những cánh rừng hoang hoải, nhưng tuyệt nhiên chẳng thấy bóng dáng loài vọc quý này. Thế nhưng, không ngờ, trong những dãy núi đá vôi của huyện Lâm Bình của xứ Tuyên, lại có đàn voọc quý.
Đàn voọc ấy từng sống rải rác ở rừng nghiến Phong Quang (Vị Xuyên, Hà Giang), nhảy nhót sang đến đất Bắc Mê, rồi lạc vào đại ngàn nghiến Lâm Bình. Chúng di cư dọc những dải núi hoang rậm, nơi có những cây nghiến ngàn năm, to cả chục người ôm, bấu trên những tảng đá tai mèo sắc nhọn. Rồi, thủy điện Na Hang dâng lên, ngập nhiều thung lũng, chia cắt dải núi Lâm Bình và Bắc Mê, khiến chúng kẹt ở vùng rừng này.
Giờ đây, quần thể vọc đen má trắng chia thành nhiều đàn, định cư ở nhiều nơi trên cùng sống núi. Tổng số không biết còn bao nhiêu con, nhưng tìm mãi cũng chỉ thấy chưa đầy 100 con ở Lâm Bình. Trong đại ngàn nghiến ở Bắc Mê và Vị Xuyên (Hà Giang) cũng từng có mặt chúng, nhưng giờ không tìm thấy nữa. Cũng có thể chúng đã bị bắn chết hết rồi.
Khi phát hiện ở hai xã Thượng Lâm và Khuôn Hà, có chung rừng nghiến, chung những dãy núi đá đồ sộ, là có gần 100 con voọc, ngay lập tức, những thợ săn cừ khôi của hai xã Thượng Lâm cùng Khuôn Hà, được tổ chức này mời làm cộng tác viên, hưởng lương tháng, lương quý đàng hoàng.
Không ai thạo rừng, thạo muông thú bằng các thợ săn. Được giáo dục tình yêu thiên nhiên, và khỉ voọc còn sống, thì nồi cơm của họ còn đầy, nên họ ra sức bảo vệ.
Ngày nào nhóm thợ săn này cũng luồn rừng đếm voọc, nhòm voọc, chụp ảnh lại những đàn voọc để giám sát chặt chẽ số lượng. Trong đàn có thêm thành viên mới, thì họ cũng hân hoan ăn mừng chẳng khác gì một thành viên mới trong gia đình mình chào đời. Toàn dân trong vùng được các cán bộ truyền thêm nhiệt huyết vì thiên nhiên, nên ra sức bảo vệ.
Theo anh Huy, chỉ cần tiếng súng vang lên trong rừng, ngay lập tức các bản xung quanh báo động, tất cả cùng vào rừng săn tìm những kẻ săn thú, giao nộp cho công an.
Tinh thần bảo vệ rừng tuyệt vời như thế, nên giờ đây, đại ngàn Lâm Bình không chỉ có những loài linh trưởng quý hiếm nhất thế giới, mà hổ hoang dã thi thoảng vẫn để lại dấu chân, hoặc nhẩn nha uống nước bên hồ Na Hang, khiến không ít người nhìn thấy mà dựng tóc gáy.
Đang dựng lều bên Lũng Chuột, thì từ cánh rừng âm u nơi vách núi cao tít hút quấn quện mây trắng, vang lên tiếng "hú u u u, hú u u u…", rồi tiếp đó là một dàn đồng ca tiếng "hặc, hặc, hặc…". Anh Huy ra hiệu mọi người ngồi im, không động đậy, không nói năng.
Hóa ra, đàn vọc đen má trắng đã kéo về hang ổ trên dãy núi cao dựng đứng trước mặt thung lũng Lũng Chuột. Đàn voọc lông lá đen sì, với dải trắng ở má, nhảy nhót trên vách đá, đu trên những cành cây, chúng trêu đùa nhau, hú hét vang động cả núi rừng.
Giữa khung cảnh hoang sơ, tiếng bầy voọc vang lên, khiến cánh rừng như trong không gian cổ tích. Kéo hết cả ống kính tê lê, nhưng nhìn những con voọc vẫn mờ ảo, trông như đàn chuột. Ấy thế nhưng, theo lời anh Huy, loài vọc đen má trắng khá lớn, con nặng đến 15kg, như một đứa trẻ lớp 5, lớp 6. Đôi lúc chúng đứng hai chân, đi lại trông chẳng khác gì con người. Chúng có bộ lông đen tuyền rất đẹp, nhưng lại có nhúm lông ở hai má trắng toát, nên có tên gọi dân dã như vậy.
Theo anh Huy, bọn voọc đen má trắng thường dậy rất sớm, di chuyển khắp các vách núi để kiếm ăn, theo sự chỉ huy của con đầu đàn. Mỗi đàn thường có 7-8 con, đàn đông nhất có 21 con. Chúng hái quả, bứt lá để ăn, nên chẳng xuống đất bao giờ, cứ ở rịt trên ngọn cây.
Chiều nào cũng vậy, cứ đúng 16g30, chúng lại kéo nhau về hang ổ, chơi đùa, nghỉ ngơi, rồi đánh giấc đến sáng. Tuy nhiên, chúng có nhiều chỗ ở. Hễ chỗ nào có sự xuất hiện của con người, lập tức chúng di chuyển tìm chỗ khác. Thế nên, có thời điểm, chúng trốn biệt đi đâu cả tháng, khiến anh Huy và các cán bộ mất ăn mất ngủ. Anh lại phải trèo đèo, lội suối, đi tìm tiếng hót của chúng để đảm bảo chúng vẫn an toàn.
Sớm hôm sau, khi ánh sáng còn chưa tìm đến thung lũng, ngọn núi cao đã mờ ảo hiện ra, đàn voọc đã hú hét gọi nhau rời hang ổ. Chúng tôi cũng dọn đồ đi tiếp vào rừng sâu.
Đi suốt ngày trời, trèo quanh mấy dãy núi cao chót vót, thì đến thung lũng Không Quân. Anh Huy cũng không hiểu vì sao cái thung lũng giữa rừng núi hoang thẳm lại có tên như thế, nhưng ở đó, chúng tôi đã được nghe tiếng hót tuyệt hay, có thể nói là bản nhạc hay nhất của rừng thẳm. Đó là tiếng của loài vượn Ma Vít.
Giời ạ! Loài vượn đặc biệt mà nhân loại tưởng rằng đã tuyệt chủng trên toàn thế giới từ thập kỷ 60 của thế kỷ trước, mới được xác định vẫn còn ở vùng Trùng Khánh (Cao Bằng), với độ 100 cá thể, không ngờ lại vẫn còn ẩn hiện như những con ma giữa rừng nghiến này.
Loài vượn này ở Cao Bằng người ta gọi là con Cao Vít, nó có tên khoa học là Nomascus nasutus nasutus, thuộc loài vượn Mào đen phương đông (Nomascus nasutus).
Các tổ chức quốc tế đã đổ không biết bao nhiêu tỷ đồng, để bảo vệ đàn vượn suốt từ năm 2002, khi chúng chỉ có 30 cá thể, để giờ đây, chúng đã tăng con số lên cỡ 100. Theo anh Huy, anh đã theo dõi nhiều năm nay, nhưng chỉ gặp 2 đàn. Một đàn ở khu vực bản Kho Đao có 7 con và một đàn ở Nà Tông với 12 con.
Người Tày ở vùng đất này rất sợ loài Ma Vít. Khi chúng cất tiếng kêu, thì không ai dám vào rừng. Họ tin rằng, chúng là linh hồn những đứa trẻ lạc rừng biến thành con Ma Vít. Chúng có đôi chân lèo khoèo, đi lại như đứa trẻ. Chúng cứ trốn biệt trong rừng, ít khi để con người nhìn thấy và cất tiếng hót rất hay, nhưng rất buồn.
Tiếng hót của chúng vang xa, cứ len lỏi xuyên qua những thung lũng, vách núi, làm rung động lòng người. "Ma vít, huýt, huýt…! Ma vít, huýt, huýt…". Mỗi khi con đầu đàn cất tiếng hót, thì cả đàn phụ họa theo. Khi hót, chúng cũng phải hót theo bầy, như bè nhạc.
Điều lạ lùng, là trong buổi sớm tinh sương, nghe tiếng hót của chúng, con người thấy khoan khoái, dễ chịu, nhưng buổi chiều, lại thấy nặng lòng, sầu thảm. Ai xa người yêu, ai nhớ nhà, ai gặp chuyện buồn, nghe tiếng Ma Vít cất lên, chỉ muốn khóc.
Đêm ấy, chúng tôi dựng lều, nhai lương khô, vì không được nổi lửa nấu nướng gây sợ hãi cho loài Ma Vít. Tiếng kêu ma quái của loài vượn đặc biệt quý hiếm ấy, như đưa con người vào giấc ngủ sâu hơn.
Phạm Ngọc Dương
Kỳ 2: Nghe tiếng hót buồn thảm của 'con ma' trong đại ngàn
Năm 2011, khi phát hiện thông tin chấn động, là ở xã Thượng Lâm và Khuôn Hà, trong đại ngàn nghiến thâm u thuộc huyện Lâm Bình (Tuyên Quang), có loài linh trưởng quý hiếm bậc nhất thế giới, là voọc đen má trắng tồn tại, các cán bộ của một dự án quốc tế đã sung sướng đến phát điên.
Họ đã đi khắp miền nam Trung Quốc, đi hết các tỉnh phía Bắc, đến những ngọn núi mờ sương, những cánh rừng hoang hoải, nhưng tuyệt nhiên chẳng thấy bóng dáng loài vọc quý này. Thế nhưng, không ngờ, trong những dãy núi đá vôi của huyện Lâm Bình của xứ Tuyên, lại có đàn voọc quý.
Đàn voọc ấy từng sống rải rác ở rừng nghiến Phong Quang (Vị Xuyên, Hà Giang), nhảy nhót sang đến đất Bắc Mê, rồi lạc vào đại ngàn nghiến Lâm Bình. Chúng di cư dọc những dải núi hoang rậm, nơi có những cây nghiến ngàn năm, to cả chục người ôm, bấu trên những tảng đá tai mèo sắc nhọn. Rồi, thủy điện Na Hang dâng lên, ngập nhiều thung lũng, chia cắt dải núi Lâm Bình và Bắc Mê, khiến chúng kẹt ở vùng rừng này.
Giờ đây, quần thể vọc đen má trắng chia thành nhiều đàn, định cư ở nhiều nơi trên cùng sống núi. Tổng số không biết còn bao nhiêu con, nhưng tìm mãi cũng chỉ thấy chưa đầy 100 con ở Lâm Bình. Trong đại ngàn nghiến ở Bắc Mê và Vị Xuyên (Hà Giang) cũng từng có mặt chúng, nhưng giờ không tìm thấy nữa. Cũng có thể chúng đã bị bắn chết hết rồi.
Bảng tuyên truyền bảo vệ voọc đen má trắng ở Lâm Bình |
Khi phát hiện ở hai xã Thượng Lâm và Khuôn Hà, có chung rừng nghiến, chung những dãy núi đá đồ sộ, là có gần 100 con voọc, ngay lập tức, những thợ săn cừ khôi của hai xã Thượng Lâm cùng Khuôn Hà, được tổ chức này mời làm cộng tác viên, hưởng lương tháng, lương quý đàng hoàng.
Không ai thạo rừng, thạo muông thú bằng các thợ săn. Được giáo dục tình yêu thiên nhiên, và khỉ voọc còn sống, thì nồi cơm của họ còn đầy, nên họ ra sức bảo vệ.
Ngày nào nhóm thợ săn này cũng luồn rừng đếm voọc, nhòm voọc, chụp ảnh lại những đàn voọc để giám sát chặt chẽ số lượng. Trong đàn có thêm thành viên mới, thì họ cũng hân hoan ăn mừng chẳng khác gì một thành viên mới trong gia đình mình chào đời. Toàn dân trong vùng được các cán bộ truyền thêm nhiệt huyết vì thiên nhiên, nên ra sức bảo vệ.
Vách đá bên Lũng chuột, nơi đàn voọc trú ngụ |
Theo anh Huy, chỉ cần tiếng súng vang lên trong rừng, ngay lập tức các bản xung quanh báo động, tất cả cùng vào rừng săn tìm những kẻ săn thú, giao nộp cho công an.
Tinh thần bảo vệ rừng tuyệt vời như thế, nên giờ đây, đại ngàn Lâm Bình không chỉ có những loài linh trưởng quý hiếm nhất thế giới, mà hổ hoang dã thi thoảng vẫn để lại dấu chân, hoặc nhẩn nha uống nước bên hồ Na Hang, khiến không ít người nhìn thấy mà dựng tóc gáy.
Đang dựng lều bên Lũng Chuột, thì từ cánh rừng âm u nơi vách núi cao tít hút quấn quện mây trắng, vang lên tiếng "hú u u u, hú u u u…", rồi tiếp đó là một dàn đồng ca tiếng "hặc, hặc, hặc…". Anh Huy ra hiệu mọi người ngồi im, không động đậy, không nói năng.
Hóa ra, đàn vọc đen má trắng đã kéo về hang ổ trên dãy núi cao dựng đứng trước mặt thung lũng Lũng Chuột. Đàn voọc lông lá đen sì, với dải trắng ở má, nhảy nhót trên vách đá, đu trên những cành cây, chúng trêu đùa nhau, hú hét vang động cả núi rừng.
Anh Huy chỉ vách đá nơi đàn voọc đen má trắng trú ngụ |
Tác giả (trái), anh Huy (giữa) vào ông Trần Ngọc Lâm, ngồi bên vách đá, nghe tiếng vượn hót |
Giữa khung cảnh hoang sơ, tiếng bầy voọc vang lên, khiến cánh rừng như trong không gian cổ tích. Kéo hết cả ống kính tê lê, nhưng nhìn những con voọc vẫn mờ ảo, trông như đàn chuột. Ấy thế nhưng, theo lời anh Huy, loài vọc đen má trắng khá lớn, con nặng đến 15kg, như một đứa trẻ lớp 5, lớp 6. Đôi lúc chúng đứng hai chân, đi lại trông chẳng khác gì con người. Chúng có bộ lông đen tuyền rất đẹp, nhưng lại có nhúm lông ở hai má trắng toát, nên có tên gọi dân dã như vậy.
Theo anh Huy, bọn voọc đen má trắng thường dậy rất sớm, di chuyển khắp các vách núi để kiếm ăn, theo sự chỉ huy của con đầu đàn. Mỗi đàn thường có 7-8 con, đàn đông nhất có 21 con. Chúng hái quả, bứt lá để ăn, nên chẳng xuống đất bao giờ, cứ ở rịt trên ngọn cây.
Chiều nào cũng vậy, cứ đúng 16g30, chúng lại kéo nhau về hang ổ, chơi đùa, nghỉ ngơi, rồi đánh giấc đến sáng. Tuy nhiên, chúng có nhiều chỗ ở. Hễ chỗ nào có sự xuất hiện của con người, lập tức chúng di chuyển tìm chỗ khác. Thế nên, có thời điểm, chúng trốn biệt đi đâu cả tháng, khiến anh Huy và các cán bộ mất ăn mất ngủ. Anh lại phải trèo đèo, lội suối, đi tìm tiếng hót của chúng để đảm bảo chúng vẫn an toàn.
Voọc đen má trắng. Ảnh sưu tầm |
Sớm hôm sau, khi ánh sáng còn chưa tìm đến thung lũng, ngọn núi cao đã mờ ảo hiện ra, đàn voọc đã hú hét gọi nhau rời hang ổ. Chúng tôi cũng dọn đồ đi tiếp vào rừng sâu.
Đi suốt ngày trời, trèo quanh mấy dãy núi cao chót vót, thì đến thung lũng Không Quân. Anh Huy cũng không hiểu vì sao cái thung lũng giữa rừng núi hoang thẳm lại có tên như thế, nhưng ở đó, chúng tôi đã được nghe tiếng hót tuyệt hay, có thể nói là bản nhạc hay nhất của rừng thẳm. Đó là tiếng của loài vượn Ma Vít.
Giời ạ! Loài vượn đặc biệt mà nhân loại tưởng rằng đã tuyệt chủng trên toàn thế giới từ thập kỷ 60 của thế kỷ trước, mới được xác định vẫn còn ở vùng Trùng Khánh (Cao Bằng), với độ 100 cá thể, không ngờ lại vẫn còn ẩn hiện như những con ma giữa rừng nghiến này.
Loài vượn này ở Cao Bằng người ta gọi là con Cao Vít, nó có tên khoa học là Nomascus nasutus nasutus, thuộc loài vượn Mào đen phương đông (Nomascus nasutus).
Các tổ chức quốc tế đã đổ không biết bao nhiêu tỷ đồng, để bảo vệ đàn vượn suốt từ năm 2002, khi chúng chỉ có 30 cá thể, để giờ đây, chúng đã tăng con số lên cỡ 100. Theo anh Huy, anh đã theo dõi nhiều năm nay, nhưng chỉ gặp 2 đàn. Một đàn ở khu vực bản Kho Đao có 7 con và một đàn ở Nà Tông với 12 con.
Vượn Mang Vít. Ảnh sưu tầm |
Người Tày ở vùng đất này rất sợ loài Ma Vít. Khi chúng cất tiếng kêu, thì không ai dám vào rừng. Họ tin rằng, chúng là linh hồn những đứa trẻ lạc rừng biến thành con Ma Vít. Chúng có đôi chân lèo khoèo, đi lại như đứa trẻ. Chúng cứ trốn biệt trong rừng, ít khi để con người nhìn thấy và cất tiếng hót rất hay, nhưng rất buồn.
Tiếng hót của chúng vang xa, cứ len lỏi xuyên qua những thung lũng, vách núi, làm rung động lòng người. "Ma vít, huýt, huýt…! Ma vít, huýt, huýt…". Mỗi khi con đầu đàn cất tiếng hót, thì cả đàn phụ họa theo. Khi hót, chúng cũng phải hót theo bầy, như bè nhạc.
Điều lạ lùng, là trong buổi sớm tinh sương, nghe tiếng hót của chúng, con người thấy khoan khoái, dễ chịu, nhưng buổi chiều, lại thấy nặng lòng, sầu thảm. Ai xa người yêu, ai nhớ nhà, ai gặp chuyện buồn, nghe tiếng Ma Vít cất lên, chỉ muốn khóc.
Đêm ấy, chúng tôi dựng lều, nhai lương khô, vì không được nổi lửa nấu nướng gây sợ hãi cho loài Ma Vít. Tiếng kêu ma quái của loài vượn đặc biệt quý hiếm ấy, như đưa con người vào giấc ngủ sâu hơn.
Phạm Ngọc Dương
Bình luận