Thông tin từ Hội Sân khấu TPHCM, hồ sơ xin của nghệ sĩ - nhà văn Mạc Can về Trung tâm dưỡng lão Thị Nghè đã được Hội trình lên Sở Văn hóa - Thể thao TPHCM và đang đợi quyết định chính thức.
Theo NSƯT Trịnh Kim Chi, Hội Sân khấu TPHCM quan tâm tới các nghệ sĩ, nhất là những nghệ sĩ gạo cội và thường xuyên tổ chức các hoạt động chăm lo, giúp đỡ các nghệ sĩ.
Với trường hợp Mạc Can, nghệ sĩ Trịnh Kim Chi từng đại diện cho Hội tới thăm, tặng quà và động viên tinh thần cho nghệ sĩ. Hội cũng đã giúp đỡ Mạc Can làm hồ sơ để xin vào an dưỡng tại Trung tâm Dưỡng lão Thị Nghè và đang chờ quyết định chính thức từ Sở Văn hóa - Thể thao để có thể đưa Mạc Can vào Trung tâm theo mong muốn của ông.
Cuốn sách này ra đời theo một cách khá thú vị. Trong một lần tới thăm Mạc Can, nhà văn Nguyễn Đông Thức đã khích lệ Mạc Can bằng câu nói: “Tôi với ông xem ai viết nhanh hơn”.
Mạc Can đã nhận lời. Thế là, dù bệnh tật, đi lại khó khăn, hai nhà văn đã làm một “cuộc đua” đầy hào hứng để cho ra tập truyện trên.
Mạc Can chia sẻ: “Đây là một trong những phát hiện khá chậm của tôi về ma. Có lẽ nhiều người đã biết rồi nhưng không nói: 'Một người còn sống, dù già hay trẻ cũng có một hay nhiều 'con Ma' thân yêu hay là ganh ghét vô hình bên cạnh. Nếu hiểu được vậy, cuộc hội ngộ này sẽ vui vẻ, người ta không còn sợ ma quỷ nữa. Đôi lúc ma còn sợ người và người làm cho ma sợ”.
Nhà văn Nguyễn Đông Thức thì quả quyết: “Gì thì gì, tôi vẫn không hề tin chuyện có ma. Thần hồn nát thần tính, chỉ vậy thôi! Ai tin có ma thì sẽ thấy, bởi nó là cái chỉ trong tâm tưởng mình. Tôi nghĩ vậy và tôi cứ yên tâm nằm ngủ. Bỗng như trong mơ, tôi nghe có tiếng cào nhè nhẹ bên ngoài cửa sổ. Tôi mở hé mắt nhìn vào điếng người khi thấy cái chốt cài bên trong tự dưng từ từ trượt lên, rồi cánh cửa nhẹ nhàng mở ra, êm ái”…
Bình luận