• Zalo

Nấu ăn không đúng cách, nguy hại cho sức khoẻ

Sức khỏeThứ Tư, 12/03/2014 06:40:00 +07:00Google News

(VTC News) - Những thói quen dưới đây không những làm mất đi hàm lượng dinh dưỡng trong món ăn, mà còn làm sức khoẻ của bạn bị đe doạ nghiêm trọng. (Huyền Trang tổng hợp)

Nước đun đi đun lại nhiều lần sẽ làm cho nồng độ nitrat và các kim loại nặng trong nước tăng lên, khi vào cơ thể sẽ làm cho tim đập nhanh, khó thở...


Do tiết kiệm, một số người có thói quen sử dụng dầu mỡ đã được xào rán trước đó. Nhưng họ không biết nhiệt độ cao, vitamin, một số chất dinh dưỡng trong bị phá hủy, xuất hiện một số chất độc như aldehyde, fatty acid oxide...  

Khi nấu ăn, mọi người thường có thói quen đổ dầu vào chảo và chờ dầu nóng lên. Thậm chí, có nhiều người chờ dầu bốc khói lên mới cho thức ăn vào. Điều này hoàn toàn không tốt vì nó phá hủy tác dụng chống oxy hóa của dầu và nghiêm trọng hơn là hình thành các hợp chất có hại cho sức khỏe. 

Chúng ta có thói quen đảo, khuấy thức ăn liên tục để ngăn ngừa cháy, nhưng khuấy quá nhiều có thể không có lợi cho thức ăn. Nó không những làm giảm giá trị dinh dưỡng trong đồ ăn mà còn làm cho đồ ăn dễ bị nát, mềm nhũn… 

Nếu bạn muốn xào nhanh bằng cách cho thật nhiều thức ăn vào chảo sẽ khiến thức ăn của bạn bị mềm, chín không kỹ và không đều. Điều này dẫn đến hậu quả là nhiều vi trùng, vi khuẩn chưa bị tiêu diệt hết nhờ nhiệt độ. 

Rửa thịt trong bồn rửa chén làm các chất bẩn và vi khuẩn sẽ bám lại trong bồn rửa và sinh sôi, lây lan sang chén đũa nếu bạn rửa không kỹ.

Nhiệt độ cao có thể khiến các loại chảo chống dính sinh ra hợp chất có tên là PFCs (perfluorocarbons) dưới dạng khói. Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng chất PFCs có liên quan đến tổn thương gan và các vấn đề về chậm phát triển. 

Sử dụng các dụng cụ kim loại trên bề mặt một chiếc chảo không dính không phải là một ý tưởng hay. Bạn có thể vô tình làm xước bề mặt của chảo, mà có thể dẫn bạn đến việc ăn phải các PFCs được phủ trên bề mặt chảo để chống dính. 

Để thịt đông bên cạnh bếp hoặc ngâm vào nước sôi là phương pháp rã đông thường được mọi người áp dụng nhưng do thành phần nước trong thịt đã bị mất nên không thể ngon như lúc ban đầu.


Khi bạn chế biến rau quá chín, có hai điều xảy ra: Một là chúng không còn ngon miệng, và hai là nó mất đi rất nhiều giá trị dinh dưỡng gây lãng phí năng lượng. 

Không có gì nhanh hơn để “rước bệnh” bằng việc ăn một loại thực phẩm và không thay đổi phương pháp chế biến. 
Nấm giàu ergosterol, sẽ biến thành vitamin D sau khi nhận được ánh sáng mặt trời. Nếu bạn ngâm nấm trong nước quá lâu hoặc làm sạch chúng quá mức, sẽ làm mất đi một lượng lớn của ergosterol và các chất dinh dưỡng khác.

Giá đỗ có chứa một số chất độc hại như các chất ức chế trypsin, nó có thể gây ra buồn nôn, nôn, tiêu chảy, chóng mặt và các phản ứng bất lợi khác nếu chúng không được nấu chín.

Nếu thức ăn thừa (đặc biệt là rau lá xanh như tỏi tây) được lưu trữ quá lâu, nó sẽ sản xuất một số lượng lớn nitrit, nó có thể gây ra ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là đối với những người cơ thể yếu và nhạy cảm. 

Khói than có thể gây ung thư và các bệnh về đường hô hấp. Vì vậy, bạn có thể thay thế nướng than bằng nướng điện. 


Các hộp nhựa cũng chứa chất gây ung thư có khả năng gây nguy hại cho sức khỏe của bạn. Không nên làm nóng trực tiếp hộp nhựa khi đang đậy nắp. Đây là một cách chế biến thực phẩm không lành mạnh.

Xào thực phẩm là phương pháp nấu ăn không lành mạnh cũng giống như chiên. Xào thực phẩm làm tăng chất béo bão hòa và cholesterol.
Bình luận
vtcnews.vn