• Zalo

Muốn thải khí độc trong nhà, bạn nên trồng những loại cây này

Kinh tếThứ Tư, 30/03/2016 06:38:00 +07:00Google News

Không chỉ đem lại sự xanh mát dễ chịu, một số loại cây cảnh trồng trong nhà còn đóng vai trò như máy lọc không khí sinh học cực hiệu quả,

Không chỉ đem lại sự xanh mát dễ chịu, một số loại cây cảnh trồng trong nhà còn đóng vai trò như máy lọc không khí sinh học cực hiệu quả, giúp loại bỏ các chất gây ô nhiễm đe dọa sức khỏe của con người.

Vào những năm 1980, khi ngày càng có nhiều người làm việc trong các văn phòng đóng kín, ít thoáng khí, các chuyên gia y tế bắt đầu nhận ra một xu hướng đáng lo ngại: mọi người hay bị ho, đau đầu và thậm chí khó thở. Và các vấn đề dường như chỉ hết khi họ rời khỏi nơi làm việc.

Khám phá về Hội chứng bệnh văn phòng (Sick Building Syndrome) như trên là phát hiện đầu tiên về việc không khí bên trong phòng có thể chứa các chất ô nhiễm gây hại cho sức khỏe. Vì vậy, Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã phối hợp với Hiệp hội cảnh quan của nước này để nghiên cứu xem những loại cây trồng nào hút các hạt độc hại nói trên tốt nhất.

Dưới đây là 5 loại cây cảnh được phát hiện có khả năng làm sạch không khí trong nhà tốt nhất, theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia Mỹ. Tất nhiên, bạn cần lưu ý rằng, việc tránh sử dụng các chất gây ô nhiễm trước tiên là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của bạn.

1. Cây lan ý (Peace Lily)

 có khả năng thấm hút các chất ô nhiễm tuyệt vời.
Lan ý là loài thực vật có nguồn gốc tự nhiên ở Đông Nam Á và nhiều vùng nhiệt đới ở châu Mỹ. Cây có khả năng thấm hút các chất ô nhiễm tuyệt vời. Tuy nhiên, nếu bạn dự định trồng một chậu lan ý trong nhà hoặc văn phòng làm việc của mình, thì hãy bảo đảm rằng, cây cần được giữ ở tình trạng sạch sẽ. Lí do vì, NASA phát hiện, càng bị bám bẩn nhiều, cây càng kém trong việc hút chất gây ô nhiễm.

Lan ý có thể loại bỏ các chất sau trong không khí: amoniăc, benzen (hóa chất dùng trong nhiều loại bột giặt, hồ dán, nhựa, sơn), formaldehyde (chất có trong nhiều loại vật liệu dán tường, lớp cách nhiệt), TCE, xylene.

2. Cây cảnh thuộc chi huyết giác (Dracaena)

 nhà vô địch về hút thấm formaldehyde
Các cây huyết giác Madagascar (Dracaena Marginata), phất dụ to (Dracaena Warnecki) và phát tài (Dracaena Janet Craig) thuộc chi huyết giác, có nguồn gốc từ châu Phi, đều có khả năng làm sạch không khí. Chúng đều có khả năng loại bỏ các chất benzen, formaldehyde, TCE, toluene và xylene trong không gian đóng kín. Song, huyết giác Madagascar dường như hấp thu TCE tốt nhất. Phất dụ to hút nhiều benzen nhất, còn cây phát tài là nhà vô địch về hút thấm formaldehyde.

3. Cây thường xuân (English Ivy)

 hút 4 chất gây ô nhiễm là benzen, carbon monoxide, formaldehyde và TCE, 
Cây Thường xuân hay còn gọi là cây vạn niên sinh trưởng tốt trong cả môi trường nắng nóng và râm mát. Tuy nhiên, cây luôn cần được tưới nước, dưỡng ẩm đầy đủ, do khả năng chịu khô hạn kém. Ngoài khả năng thấm hút 4 chất gây ô nhiễm là benzen, carbon monoxide, formaldehyde và TCE, thường xuân này còn có thể giúp loại bỏ các chất gây dị ứng như nấm mốc và phân động vật trong nhà.

4. Cây cau cảnh (Areca palm)


cũng thấm hút các chất độc hại như benzen, carbon monoxide, formaldehyde, TCE và xylene, mà một vài trong số chúng có thể dẫn tới nguy cơ phát triển bệnh tim, hen suyễn và nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác, theo nghiên cứu của NASA. 
Thay vì tìm mua một máy phun ẩm, bạn có thể trồng một chậu cây cau cảnh trong nhà hoặc văn phòng làm việc của mình. Khi phát triển hết kích cỡ, loại cây cao, rậm lá này có thể làm bay hơi gần 1 lít nước vào trong không khí, giúp xoa dịu tình trạng khô gây khó chịu trong không gian đóng kín. Cây trồng này cũng thấm hút các chất độc hại như benzen, carbon monoxide, formaldehyde, TCE và xylene, mà một vài trong số chúng có thể dẫn tới nguy cơ phát triển bệnh tim, hen suyễn và nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác, theo nghiên cứu của NASA.

5. Cây lưỡi hổ (Mother in Law's Tongue)

Các lá dài và sẫm màu của cây lưỡi hổ thải khí sạch vào môi trường vào ban đêm 
Các lá dài và sẫm màu của cây lưỡi hổ thải khí sạch vào môi trường vào ban đêm, bổ sung cho hoạt động tương tự của cây cau cảnh, vốn chủ yếu diễn ra vào ban ngày. Ngoài ra, cây lưỡi hổ còn giúp thấm các chất độc hại trong môi trường như benzen, formaldehyde và nitrogen oxide - một loại chất đốt và sản phẩm phụ của hoạt động nông nghiệp, chiếm 6% tổng các khí thải gây hiệu ứng nhà kính của Mỹ.

Nguồn: Vietnamnet
Bình luận
vtcnews.vn