Súp lơ trắng
Súp lơ trắng chứa sulforaphane giúp chống lại vi khuẩn H.pylori trong đường tiêu hóa. Bên cạnh việc ngăn ngừa loét dạ dày, súp lơ cũng là nguồn cung cấp chất xơ và vitamin C cần thiết cho cơ thể.
Bắp cải
S-methyl methionine trong bắp cải có thể chữa lành các vết loét trong dạ dày bằng cách kiềm hóa và cân bằng độ pH. Bắp cải cũng chứa axit amin glutamine có lợi trong việc chữa lành các vết thương và tăng cường lớp niêm mạc trong ruột.
Củ cải
Củ cải chứa chất xơ hỗ trợ tiêu hóa, hấp thụ kẽm và nhiều khoáng chất khác. Thực phẩm này cũng có tác dụng loại bỏ các tác nhân gây viêm niêm mạc dạ dày và khó tiêu.
Táo
Táo chứa flavonoid giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn H.pylori. Đây là vi khuẩn gây ra bệnh đường tiêu hóa trong đó có viêm loét dạ dày.
Việt quất
Ăn việt quất vào buổi sáng có thể ngăn ngừa loét dạ dày hiệu quả. Bởi đây là trái cây rất giàu chất chống oxy hóa và dinh dưỡng, giúp cải thiện hệ miễn dịch, tăng cường tốc độ phục hồi các vết loét.
Dâu tây
Dây tây có thể hoạt động như một lá chắn bảo vệ cơ thể khỏi chứng loét dạ dày, do đây cũng là trái cây giàu chất chống oxy hóa. Ngoài ra, dâu tây cũng hỗ trợ tăng cường niêm mạc dạ dày rất tốt.
Cà rốt
Cà rốt có nhiều lợi ích trong việc tăng cường niêm mạc dạ dày. Sự hiện diện của vitamin A trong cà rốt giúp ngăn ngừa viêm loét dạ dày và khó tiêu.
Bông cải xanh
Nhiều nghiên cứu chứng minh bông cải xanh chứa một hóa chất nhất định là sulforaphane có thể loại bỏ vi khuẩn gây loét dạ dày.
Tỏi
Một nhánh tỏi có khả năng ngăn chặn vi khuẩn H.pylori gây loét dạ dày. Ngoài ra, tỏi cũng chứa nhiều yếu tố kháng khuẩn giúp điều trị chứng loét dạ dày hiệu quả.
Cam thảo
Với đặc tính y học cao, cam thảo có khả năng chống lại loét dạ dày và viêm dạ dày rất tốt.
Mật ong
Mật ong cũng được xếp vào nhóm thực phẩm giúp chữa lành vết thương và ức chế vi khuẩn gây ra viêm loét dạ dày. Việc bạn cần làm là tiêu thụ 1 thìa mật ong tươi vào mỗi buổi sáng để hạn chế các tác nhân gây ra bệnh về dạ dày.
Sữa chua
Sữa chua chứa probiotics, lactobacillus và acidophilus giúp điều trị loét dạ dày rất tốt. Ngoài ra, thực phẩm này cũng giúp cân bằng giữa vi khuẩn tốt và vi khuẩn xấu trong đường ruột để hỗ trợ xây dựng hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Dầu oliu
Dầu oliu chứa phenol hoạt động như một chất chống vi khuẩn, ngăn vi khuẩn H.pylori lây lan, gây ảnh hưởng tới niêm mạc dạ dày của bạn.
Trà xanh
Trà xanh chứa ECGC, có tác dụng giúp giảm loét dạ dày. Ngoài ra, đặc tính chống viêm và chống oxy hóa mạnh của trà xanh cũng rất hiệu quả trong việc chữa lành các vết loét trong dạ dày.
Bình luận