Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng tùy theo các vị trí viêm và loét khác nhau mà bệnh có tên gọi khác nhau như viêm dạ dày, viêm hang vị, viêm tâm vị, loét hang vị, viêm loét tá tràng (hành tá tràng)…
Theo các chuyên gia, vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) kích thích dạ dày tiết ra nhiều axit hơn bình thường, gây nhiễm trùng và bào mòn niêm mạc được coi là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng viêm loét dạ dày.
Dưới đây là một số nguyên nhân bệnh viêm loét dạ dày tá tràng chúng ta không nên bỏ qua.
1.Do di truyền
Theo nghiên cứu cho thấy, yếu tố di truyền là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm loét dạ dày tá tràng. Tỷ lệ mắc bệnh ở thế hệ con trong gia đình có gen lưu truyền lên đến 47%.
Những gia đình có thành viên đã bị bệnh loét dạ dày thì những thế hệ sau có nguy cơ mắc bệnh cao. Do đó, khi sinh con bố mẹ nên đưa bé đi kiểm tra tình trạng sức khỏe để có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
2.Chất kích thích, đồ uống có cồn
Các loại chất kích thích như: thuốc lá, rượu, bia, gia vị cay…cũng được xem là yếu tố gây bệnh viêm loét dạ dày. Chất độc hại có trong bia rượu dần phá hủy thành dạ dày và hệ miễn dịch gây bất lợi cho sức khỏe con người.
3.Thuốc kháng viêm không steroid
Thuốc kháng viêm không steroid thường được gọi là NSAID là loại thuốc có tác dụng hạ sốt, giảm đau, chống viêm không có cấu trúc steroids. Sử dụng thuốc thường xuyên có thể làm nóng hoặc kích thích lớp niêm mạc dạ dày và ruột non, dẫn đến viêm. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây loét dạ dày tá tràng.
4.Hội chứng Zollinger-Ellison
Hội chứng Zollinger-Ellison (ZE) là tình trạng bệnh lý gây ra do sự hình thành một hoặc nhiều khối u ở tụy hoặc tá tràng gọi là Gastrinoma, chúng tiết ra một lượng lớn hoóc môn kích thích dạ dày sản xuất quá nhiều axit dẫn tới loét dạ dày, tá tràng và các triệu chứng kèm theo khác.
5.Lo âu, căng thẳng
6.Ăn quá mặn
Sử dụng quá nhiều muối trong chế biến món ăn là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây loét dạ dày tá tràng. Ăn nhiều muối có thể kích thích các gen vi khuẩn HP hoạt động, điều này sẽ làm cho chúng trở nên độc hại tới sức khỏe con người.
7.Mức độ Melatonin thấp
Melatonin là một hoóc môn được tạo ra từ tuyến tùng trong bộ não, giúp cơ thể kiểm soát chu kỳ giấc ngủ hàng ngày. Lượng melatonin do tuyến tùng sản xuất ra ít hay nhiều phụ thuộc lượng ánh sáng mà cơ thể mà tiếp xúc ở các thời điểm trong ngày. Ánh sáng thấp sẽ làm giảm lượng melatonin, làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.
Video trào ngược dạ dày thực quản: Không thể xem thường
Bình luận