Tại Hàn Quốc, nơi nhiệt độ cao kỷ lục khiến ít nhất 28 người thiệt mạng, nhiệt độ cao nhất lên tới 40,3 độ C – người dân trú ẩn trong những trung tâm mua sắm lắp điều hòa đông như chảy hội. Ghi nhận con số khách đến trung tâm mua sắm những ngày nắng nóng tại Hàn Quốc tăng 40%, các công ty dịch vụ vận chuyển đồ ăn ăn nên làm ra khi người dân không muốn rời điều hòa và quyết định đặt bữa ăn trực tuyến.
Những chiếc áo khoác đầy đá hoặc gel làm lạnh trở nên đặc biệt phổ biến vì có pin tháo lắp được và gắn quạt chạy bằng năng lượng mặt trời.
Dọc biên giới Triều Tiên, người dân được cho là chọn cách giải nhiệt tự nhiên hơn. Sông, suối, hồ trở thành những địa điểm làm mát hiệu quả.
Tại nhà máy umeboshi ở Wakayama, Nhật Bản, khu vực sản xuất mận hàng đầu khu vực, số lượng đơn đặt hàng tăng chóng mặt từ 50-100%. Trong khi đó tại Tokyo, nơi nhiệt kế vượt quá mức 37 độ C ngày 2/8, những chiếc quạt sương được đặt ở nơi công cộng để phục vụ hành khách qua đường cần làm mát tức thì. Những chiếc quạt này dự kiến cũng sẽ được chủ nhà Olympic 2020 triển khai.
Tại Đức, nơi nhiệt độ ở mức trên 30 độ trong nhiều ngày, người dân tìm kiếm mọi nơi có thể để tránh nóng. Các bảo tàng từ Munich đến Nuremberg có số lượng khách thăm tăng đột biến, được cho là do nhiều người muốn ở lại trong những căn phòng có điều hòa.
Một siêu thị ở phía tây Hesse đề nghi mức giá 3 euro cho 2 phút trong phòng đông lạnh. Lars Koch, quản lý siêu thị này cho biết đây không phải là marketing gì cả và cũng chẳng khiến siêu thị giàu hơn mà là một lời đề nghị nghiêm túc cho những người cần đến.
Tại Berlin, cảnh sát phải đến các bể bơi công cộng để giải quyết những đám đông hỗn loạn sau khi họ bị cấm vào bể bơi đã quá tải. Tại Angiyok, quán bar được xây dựng với những khối điêu khắc đá nặng 60 tấn, có nhiệt độ -10 độ C, khách hàng được phát áo khoác nếu cảm thấy quá lạnh.
Video: Cây phong Hà Nội héo úa sau đợt nóng kéo dài
Bình luận