Theo Wall Street Journal, khoảng 80 người ở Mexico nhận các liều vaccine giả với giá 1.000 USD (23 triệu đồng) vào tháng 2 nhưng không bị tổn hại đến sức khỏe.
Sáu người bị bắt giữ liên quan tới vụ việc.
Ở Ba Lan, giới chức nước này thu giữ một số liều vaccine giả từ căn hộ của một người đàn ông. Các "lọ vaccine" sau đó được phát hiện có chứa một chất được sử dụng cho các sản phẩm chăm sóc da.
Trong cuộc phỏng vấn với The Hiil, Pfizer xác nhận các thông tin này, đồng thời cho biết các đối tượng đã lợi dụng tính thuận tiện của thương mại điện từ và tính ẩn danh trên internet để thúc đẩy hoạt động bất hợp pháp liên qua tới vaccine.
Cũng theo hãng dược Mỹ, họ đang phối hợp với BioNTech để thực hiện các bước đi nhằm giúp giảm nguy cơ hoạt động bất hợp pháp về vaccine COVID-19.
Pfizer nhấn mạnh "không có vaccine hợp pháp nào được bán trực tuyến", do đó bệnh nhân không nên lên mạng tìm kiếm vaccine.
"Mọi người nên tiêm chủng tại các trung tâm tiêm chủng chính thức hoặc bởi các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe được chứng nhận”, hãng dược Mỹ cho hay.
Nhiều cơ quan quốc tế thời gian qua liên tục cảnh báo về hoạt động lừa đảo liên quan với vaccine COVID-19 trong bối cảnh dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp trên thế giới.
Hồi tháng 12/2020, Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol) cảnh báo về tình trạng tội phạm gia tăng mạnh trong đợt triển khai vaccine. Trong đó, nhiều vụ việc liên quan tới tội phạm trộm căp, đột nhập nhà kho và các cuộc tấn công vào các lô hàng vaccine.
Bình luận