Kéo hết phanh tay
Quên không kéo hết phanh tay là lỗi mà rất nhiều tài xế mắc phải trước khi tắt máy dừng đỗ xe.
Nếu duy trì thói quen này, hệ thống phanh xe sẽ bị mài mòn, dần dần phanh sẽ không nhạy và gây nguy hiểm khi tham gia giao thông. Bởi khi quên hạ hoặc chưa kéo hết phanh tay, guốc phanh và má phanh sẽ chà xát vào đĩa phanh/tang trống, tạo nên ma sát lớn và tăng nhiệt độ khiến má phanh có thể bị cháy.
Để bảo vệ hệ thống phanh, trước khi đỗ xe, tài xế nên đạp chân phanh cho xe dừng hẳn, sau đó kéo phanh tay và chuyển cần số từ D về P rồi tắt máy. Trước khi xuống xe, bác tài cũng nên cẩn thận kiểm tra xem đèn cảnh báo có bật sáng không để kéo hết phanh tay.
Chỉnh vô lăng khi dừng xe
Một trong những điều cần làm trước khi tắt máy đỗ xe bác tài cần ghi nhớ đó chính là chỉnh lại vô lăng. Theo đó, tài xế cần ghi nhớ quy tắc đánh lái bên này bao nhiêu thì khi dừng xe trả lái bên kia bấy nhiêu. Trước khi tắt máy cần chỉnh vô lăng thẳng về phía trước, hoặc có thể linh hoạt nhích lên/lùi lại để xe đỗ đúng hướng. Trong trường hợp đỗ ngang dốc thì tài xế nên đỗ chéo bánh cho an toàn.
Ngoài ra, thêm 1 lưu ý không nên bỏ qua đó là khi dừng đỗ xe dưới trời nắng nóng, tài xế nên xoay vô lăng 1 góc 180 độ. Lúc này, đỉnh vô lăng nằm xuống phía dưới và không bị ánh nắng chiếu trực tiếp, giúp tài xế không bị bỏng khi cầm tay lái.
Tắt hệ thống điều hòa
Trước khi tắt máy, dừng và đỗ xe khoảng vài phút, tài xế nên tắt hệ thống điều hòa và có thể bật quạt gió để lưu thông không khí. Thói quen này giúp cho tài xế không bị sốc nhiệt khi bước ra môi trường bên ngoài, đặc biệt là vào mùa hè trời nắng nóng và nhiệt độ cao.
Đồng thời còn giúp cho hệ thống điều hòa hoạt động bền bỉ hơn, tiết kiệm nhiên liệu và không gian nội thất không bị ẩm mốc hoặc có mùi khó chịu.
Đóng hết cửa kính
Trước khi tắt máy đỗ xe và rời khỏi xe, tài xế nên kiểm tra xem đã kéo hết cửa kính hay chưa. Việc kéo hết cửa kính không chỉ giúp bảo đảm an toàn về mặt vật chất mà còn hạn chế bụi bẩn, khí độc hại lọt vào khoang nội thất xe.
Tuy nhiên, nếu đỗ xe dưới trời nắng nóng, chủ xe có thể hé 1 chút cửa kính để không khí được lưu thông, tránh tình trạng khoang cabin bị hấp thụ quá nhiều nhiệt lượng.
Gập gọn gương xe
Khi dừng đỗ xe, tài xế đừng quên gập gọn gương xe để tránh tình trạng bị va quệt, gây hỏng hóc đáng tiếc. Đối với loại gương điện, chủ xe nên gập gương trước khi rời xe, còn đối với loại gương gập bằng cơ có thể xuống xe và dùng tay gập lại.
Kéo hết kính cửa sổ
Khi đỗ xe ngoài trời, nếu không kéo kính mà gặp cơn mưa thì nội thất xe có thể sẽ bị ướt. Không chỉ có vậy, việc không kéo hết kính, có thể sẽ tạo ra không gian vừa đủ để kẻ gian tận dụng cơ hội đột nhập vào xe của bạn một cách dễ dàng.
Tuy vậy, vào mùa nóng, nếu đỗ xe ở nơi có bảo vệ an toàn, tài xế hãy hé chút cửa kính hai bên nhằm lưu thông không khí, tránh quá nhiệt trong nội thất.
Tắt đèn và gạt nước mưa
Xe ô tô hiện đại được trang bị đèn pha tự động, có thể không cần tắt. Tuy nhiên, nhiều xe đời cũ không có trang bị này. Để không ảnh hưởng đến ắc-quy, đi buổi tối xong tài xế nên tắt đèn pha, đèn nội thất vì để sau một đêm, xe có thể hết ắc-quy.
Thực tế, một số xe gạt nước sẽ không tự động chuyển về vị trí bắt đầu nếu xe tắt máy. Trong trường hợp này, cần ở lưng chừng kính, thời gian lâu gây đọng nước, bụi, gây ố mặt kính, rất khó để gạt sạch khi gặp cơn mưa và làm giảm tầm nhìn.
Khóa cửa xe
Nếu không may quên điều này, đây có thể là nguyên nhân khiến những tài sản trong xe “không cánh mà bay”.
Bình luận