Người dân ở lục địa già từ lâu đã biết về tập tính này và tránh xa loài gặm nhấm nguy hiểm.
“Nếu một con chó cố gắng tấn công chúng, nó sẽ bị ốm và chết. Vì vậy, thông tin đó được lan truyền trong một thời gian rất dài”, Sara Weinstein - một nhà nghiên cứu của Viện Smithsonian và Đại học Utah cho hay.
Weinstein đã làm việc với các đồng nghiệp ở Kenya để bẫy và nghiên cứu loài chuột này.
Với kích thước ngang với một con chồn hôi nhỏ, chuột có mào châu Phi có lớp lông màu đen trắng. Khi bị đe dọa, nó sẽ xù bộ lông để lộ những sọc đen trắng ở hai bên sườn.
Điều thú vị là phần lông này dày hơn nhiều so với phần còn lại trong cơ thể. Chúng có cấu trúc tổ ong. Cầu trúc này cho phép các sợi lông hoạt động như một miềng bọt biển hấp thụ chất độc mà con chuột lấy từ thực vật và bôi lên cơ thể chúng.
Điều này bắt đầu được phát hiện từ năm 2011 khi một nhóm nghiên cứu bắt được một con chuột có mào và cung cấp cho chúng một nhánh của cây Acokanthera schimperi. Loài cây này có chứa một loại độc tố đủ mạnh để giết một con voi.
Các nhà khoa học quan sát thấy con chuột nhai vỏ cây, trộn với nước bọt. Sau đó, nó liếm lông để phần độc tố phủ lên người.
"Đây là loài động vật có vú duy nhất từ trước tới nay được biết đến với tập tính kết hợp chất độc từ thực vật để biến mình thành nọc độc", Adam Ferguson, một chuyên gia về động vật có vú tại Bảo tàng Field ở Chicago cho biết.
Ferguson nói anh bị ám ảnh bởi những con chuột này.
Weinstein và các đồng nghiệp của cô ấy rất muốn kiểm tra xem sức khỏe của lũ chuột có mào có thực sự không bị ảnh hưởng bởi chất độc phủ trên người nó hay không.
Nhóm nghiên cứu cuối cùng bẫy và quan sát được 25 con chuột. Trong nghiên cứu công bố trên Tạp chí Mammalogy, họ cho biết khoảng một nửa trong số này đã nhai cành cây và bôi chất độc lên cơ thể.
“Thỉnh thoảng chúng cũng làm vậy, nhưng không phải lúc nào cũng vậy”, Weinstein nói.
Điều gì dẫn tới hành vi kỳ quái này của lũ chuột vẫn còn là một bí ẩn.
Bình luận