(VTC News) – Liên quan đến dự thảo quyết định phát triển các phương tiện giao thông vận tải ở đô thị, chúng tôi có được thông tin bất ngờ từ Bộ GTVT.
Lần theo các văn bản luật liên quan tới vấn đề gây tranh cãi này, Chính phủ từng ban hành Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 24 tháng 08 năm 2011 về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trong đó có đề cập tới vấn đề này.
Nghị quyết 88 nêu rõ: “Nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các giải pháp về từng bước khắc phục ùn tắc giao thông của Nghị quyết số 16/2008/NQ-CP.
Đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện dự án vận chuyển hành khách công cộng khối lượng lớn; xây dựng cầu vượt, hầm cho người đi bộ ở hai thành phố; thực hiện các biện pháp để hạn chế xe môtô, xe gắn máy và xe ôtô lưu thông trên một số tuyến phố vào một số giờ nhất định phù hợp với điều kiện cụ thể của từng khu vực trong thành phố.
Bộ Giao thông vận tải chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố liên quan xây dựng đề án hạn chế và lộ trình cấm xe môtô, xe gắn máy tham gia giao thông tại các đô thị lớn, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý IV năm 2012”.
Như vậy có thể thấy, từ cách đây 2 năm, Chính phủ đã có chủ trương này. Nếu chủ trương trên được thực hiện một cách nghiêm túc, công khai trên thực tế, có lẽ VTC News cũng như các chuyên gia hàng đầu về giao thông ở Việt Nam đã không phải tốn thêm giấy mực, công sức mở chuyên đề bàn luận về vấn đề này những ngày qua.
Đáng buồn là tới ngày 12/11 vừa qua, tại hội nghị sơ kết hai năm thực hiện nghị quyết của Chính phủ về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm đảm bảo trật tự an toàn giao thông, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhắc lại nhiều người mới biết tới sự tồn tại của văn bản luật này.
Nghị quyết 88 như hồi sinh giữa “chảo lửa” tranh cãi về việc nên hay không nên có lộ trình cấm xe máy.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói, trật tự an toàn giao thông vẫn diễn biến phức tạp, đặc biệt số người chết vẫn tăng trong thời gian gần đây. Do vậy, cần có giải pháp cụ thể, đột phá về ùn tắc giao thông, xây dựng đề án, lộ trình cấm xe máy tại các đô thị lớn.
Gần một năm đã trôi qua kể từ ngày lẽ ra Bộ Giao thông vận tải đã phải có tờ trình lên Thủ tướng về lộ trình này và đưa văn bản luật vào thực tiễn, mọi thứ vẫn đang “dậm chân tại chỗ”.
Sợ dư luận “ném đá”?
Đem những thắc mắc trên tới gặp lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải, chúng tôi nhận được những chia sẻ thẳng thắn từ hai vị lãnh đạo của Bộ này.
Thực tế, năm 2012, Bộ Giao thông vận tải chưa có tờ trình lên Thủ tướng vì có rất nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này, đặc biệt là từ các cơ quan báo chí, truyền thông.
“Năm 2012, khi cơ quan soạn thảo của Bộ Giao thông xin ý kiến các Bộ, ngành, các thành phố, việc này (đề ra lộ trình cấm xe máy) còn chưa nhận được sự đồng thuận nên Văn phòng Chính phủ đề nghị Bộ nghiên cứu lại, kỹ lưỡng, cẩn thận hơn.
Đến 31/10/2013, chúng tôi gửi tờ trình lên Thủ tướng. Năm nay chúng tôi không gọi là cấm/hạn chế phương tiện cá nhân mà chuyển thành phát triển hợp lý các phương thức vận tải trong đô thị. Như vậy, tên đề án đã khác”, vị lãnh đạo thuộc Bộ Giao thông vận tải (xin được giấu tên) cho biết.
Như vậy, trước sức ép của dư luận, đến năm nay, những nhà soạn thảo văn bản luật của Bộ đã phải chuyển từ khái niệm “cấm xe máy” sang thành đề án về “việc quản lý, sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân”. Lưu ý rằng xe cá nhân thì trong đó có cả xe máy lẫn ô tô.
Làm nhẹ lệnh của Thủ tướng?
Tờ trình hiện đã được gửi lên Thủ tướng, chưa được thông qua, nhưng có một thực tế đáng buồn khác là chính khoảng thời gian “nghe ngóng phản ứng từ dư luận”, cơ quan soạn thảo của Bộ Giao thông vận tải đã làm giảm đi sức nóng của vấn đề và làm nhẹ đi yêu cầu của Chính phủ.
Có thể sẽ là quá lời nếu bình luận đây là hậu quả của việc sợ bị dư luận “ném đá”, nhưng bất cứ ai từng đọc tờ trình Bộ này gửi lên Thủ tướng đều sẽ nhận thấy từng ngôn từ, số liệu các nhà soạn thảo văn bản sử dụng đã thuộc diện nói giảm, nói tránh đi rất nhiều.
Dự thảo về phát triển các phương tiện giao thông vận tải mang một cái tên nghe qua chẳng đọng lại gì: "Quyết định phê duyệt đề án phát triển hợp lý các phương thức vận tải tại các thành phố".
Tuyệt nhiên trong tờ trình không đả động tới chữ “cấm”. Không biết có phải vì sợ đụng chạm tới dư luận không mà ngay các con số chỉ tiêu đặt ra cũng trở nên "nhỏ xinh" vô cùng.
Cụ thể, mục tiêu Bộ đặt ra đến năm 2020 về tỷ lệ đảm nhận hợp lý của các phương thức vận tải được xác định cho từng thành phố như sau:
Hà Nội: Vận tải hành khách công cộng 18 – 23%, vận tải cá nhân 77 – 82%.
TP. HCM: Vận tải hành khách công cộng 20 – 25%, vận tải cá nhân 75 – 80%.
Hải Phòng, Cần Thơ: Vận tải hành khách công cộng 7 – 12%, vận tải cá nhân 88 – 93%.
Với những con số trên, nhiều chuyên gia giao thông vận tải nhận định còn lâu chúng ta mới chạm tới ngưỡng “cấm xe máy” tại Việt Nam. Đúng như ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó Chủ tịch Chuyên trách Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia từng nói, đây mới chỉ là giai đoạn 1 của lộ trình này. Để có thể cán đích, chúng ta cần rút ngắn quãng đường này lại thần tốc hơn nữa.
Dư luận đang tranh cãi về chuyên đề "Cần có lộ trình cấm xe máy ở các đô thị lớn" do VTC News khởi xướng.
Lần theo các văn bản luật liên quan tới vấn đề gây tranh cãi này, Chính phủ từng ban hành Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 24 tháng 08 năm 2011 về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trong đó có đề cập tới vấn đề này.
Nghị quyết 88 nêu rõ: “Nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các giải pháp về từng bước khắc phục ùn tắc giao thông của Nghị quyết số 16/2008/NQ-CP.
Chính phủ từng ra Nghị quyết về việc phải có lộ trình cấm xe máy (Ảnh minh họa: Internet) |
Bộ Giao thông vận tải chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố liên quan xây dựng đề án hạn chế và lộ trình cấm xe môtô, xe gắn máy tham gia giao thông tại các đô thị lớn, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý IV năm 2012”.
Như vậy có thể thấy, từ cách đây 2 năm, Chính phủ đã có chủ trương này. Nếu chủ trương trên được thực hiện một cách nghiêm túc, công khai trên thực tế, có lẽ VTC News cũng như các chuyên gia hàng đầu về giao thông ở Việt Nam đã không phải tốn thêm giấy mực, công sức mở chuyên đề bàn luận về vấn đề này những ngày qua.
Theo bạn, có nên cấm xe máy ở đô thị lớn?
|
Đáng buồn là tới ngày 12/11 vừa qua, tại hội nghị sơ kết hai năm thực hiện nghị quyết của Chính phủ về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm đảm bảo trật tự an toàn giao thông, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhắc lại nhiều người mới biết tới sự tồn tại của văn bản luật này.
Nghị quyết 88 như hồi sinh giữa “chảo lửa” tranh cãi về việc nên hay không nên có lộ trình cấm xe máy.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói, trật tự an toàn giao thông vẫn diễn biến phức tạp, đặc biệt số người chết vẫn tăng trong thời gian gần đây. Do vậy, cần có giải pháp cụ thể, đột phá về ùn tắc giao thông, xây dựng đề án, lộ trình cấm xe máy tại các đô thị lớn.
Gần một năm đã trôi qua kể từ ngày lẽ ra Bộ Giao thông vận tải đã phải có tờ trình lên Thủ tướng về lộ trình này và đưa văn bản luật vào thực tiễn, mọi thứ vẫn đang “dậm chân tại chỗ”.
Sợ dư luận “ném đá”?
Nhìn trực diện, văn hóa xe máy tạo ra những hình ảnh nhếch nhác |
Quyết định cấm xe máy hay không và cấm như thế nào đáng ra là nhiệm vụ của từng địa phương. Từng địa phương lẽ ra phải tự xây dựng phương án. Thế nhưng lãnh đạo địa phương lại ý kiến là Chính phủ giao nhiệm vụ họ mới xây dựng.
Thực tế, năm 2012, Bộ Giao thông vận tải chưa có tờ trình lên Thủ tướng vì có rất nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này, đặc biệt là từ các cơ quan báo chí, truyền thông.
“Năm 2012, khi cơ quan soạn thảo của Bộ Giao thông xin ý kiến các Bộ, ngành, các thành phố, việc này (đề ra lộ trình cấm xe máy) còn chưa nhận được sự đồng thuận nên Văn phòng Chính phủ đề nghị Bộ nghiên cứu lại, kỹ lưỡng, cẩn thận hơn.
Đến 31/10/2013, chúng tôi gửi tờ trình lên Thủ tướng. Năm nay chúng tôi không gọi là cấm/hạn chế phương tiện cá nhân mà chuyển thành phát triển hợp lý các phương thức vận tải trong đô thị. Như vậy, tên đề án đã khác”, vị lãnh đạo thuộc Bộ Giao thông vận tải (xin được giấu tên) cho biết.
Như vậy, trước sức ép của dư luận, đến năm nay, những nhà soạn thảo văn bản luật của Bộ đã phải chuyển từ khái niệm “cấm xe máy” sang thành đề án về “việc quản lý, sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân”. Lưu ý rằng xe cá nhân thì trong đó có cả xe máy lẫn ô tô.
Làm nhẹ lệnh của Thủ tướng?
Tờ trình hiện đã được gửi lên Thủ tướng, chưa được thông qua, nhưng có một thực tế đáng buồn khác là chính khoảng thời gian “nghe ngóng phản ứng từ dư luận”, cơ quan soạn thảo của Bộ Giao thông vận tải đã làm giảm đi sức nóng của vấn đề và làm nhẹ đi yêu cầu của Chính phủ.
Có thể sẽ là quá lời nếu bình luận đây là hậu quả của việc sợ bị dư luận “ném đá”, nhưng bất cứ ai từng đọc tờ trình Bộ này gửi lên Thủ tướng đều sẽ nhận thấy từng ngôn từ, số liệu các nhà soạn thảo văn bản sử dụng đã thuộc diện nói giảm, nói tránh đi rất nhiều.
Dự thảo về phát triển các phương tiện giao thông vận tải mang một cái tên nghe qua chẳng đọng lại gì: "Quyết định phê duyệt đề án phát triển hợp lý các phương thức vận tải tại các thành phố".
Tuyệt nhiên trong tờ trình không đả động tới chữ “cấm”. Không biết có phải vì sợ đụng chạm tới dư luận không mà ngay các con số chỉ tiêu đặt ra cũng trở nên "nhỏ xinh" vô cùng.
Cụ thể, mục tiêu Bộ đặt ra đến năm 2020 về tỷ lệ đảm nhận hợp lý của các phương thức vận tải được xác định cho từng thành phố như sau:
Hà Nội: Vận tải hành khách công cộng 18 – 23%, vận tải cá nhân 77 – 82%.
TP. HCM: Vận tải hành khách công cộng 20 – 25%, vận tải cá nhân 75 – 80%.
Hải Phòng, Cần Thơ: Vận tải hành khách công cộng 7 – 12%, vận tải cá nhân 88 – 93%.
Với những con số trên, nhiều chuyên gia giao thông vận tải nhận định còn lâu chúng ta mới chạm tới ngưỡng “cấm xe máy” tại Việt Nam. Đúng như ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó Chủ tịch Chuyên trách Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia từng nói, đây mới chỉ là giai đoạn 1 của lộ trình này. Để có thể cán đích, chúng ta cần rút ngắn quãng đường này lại thần tốc hơn nữa.
Theo bạn, có nên cấm xe máy ở đô thị lớn?
|
Minh Quân
Bình luận