Tuy nhiên, khi đưa ra kết luận này, chuyên gia chất lượng không khí người Mỹ Marshall Burke khẳng định là "không chính xác" và "dại dột" khi kết luận rằng đại dịch đang hoành hành thế giới có lợi cho sức khỏe.
Burke nhấn mạnh các tác động tích cực mà ông tính toán chỉ là lợi ích của sự thay đổi ô nhiễm không khí đối với sức khỏe.
Chuyên gia tới từ Đại học Stanford này cho biết có số liệu thống kê của ông không tính nhiều đến các hậu quả tiêu cực ngắn hạn hoặc dài hạn khác của sự gián đoạn kinh tế và xã hội.
"Nhưng các tính toán là một lời nhắc nhở hữu ích về những hậu quả sức khỏe thường bị che giấu", ông này cho hay.
Nghiên cứu của Burke cũng là mối quan tâm của Giáo sư Gernot Wagner tới từ Khoa nghiên cứu môi trường của Đại học New York.
"Phát thải của Trung Quốc đang suy giảm khi nền kinh tế ngừng lại", ông này cho hay.
Tuy nhiên, vị giáo sư Mỹ cho biết khi mà nhiều người đang chết dần vì dịch và những người nghèo không thể mua thuốc hay thực phẩm, đây không phải là cách mà mọi người mong muốn để giảm lượng khí thải và cải thiện tình trạng biến đổi khí hậu.
Trung Quốc, nơi dịch Covid-19 bùng phát ghi nhận mức độ ô nhiễm không khí giảm rõ rệt sau khi chính phủ áp đặt lệnh cấm di chuyển ở nhiều địa phương.
Theo thống kê, lượng CO2 tại quốc gia này giảm 1/4 - tương đương với 200 triệu tấn trong 4 tuần tính tới ngày 1/3, bằng một nửa lượng CO2 mà cả nước Anh thải ra trong 1 năm.
Tình trạng tương tự cũng được ghi nhận ở Italy.
Ô nhiễm không khí giảm mạnh ở nước này sau khi chính phủ Italy quyết định phong tỏa toàn bộ đất nước để chống dịch.
"Các con phố vắng tanh và rất yên ắng. Một khía cạch tích cực của việc này là chất lượng không khí ở Milan tốt hơn rất nhiều", một người dân Milan cho hay.
Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) cho biết họ đã nhận thấy sự sụt giảm đáng kể lượng khí thải nitơ dioxide (N02) tại khu vực thung lũng Po, miền Bắc Italy.
"Mặc dù có một số thay đổi nhỏ trong dữ liệu do bị mây che phủ và thời tiết thay đổi, chúng tôi tin rằng việc lượng khí thải sụt giảm trùng khớp với thời điểm Italy phong tỏa, hạn chế các hoạt động giao thông và công nghiệp", Claus Zehner, người quản lý sứ mệnh vệ tinh Copernicus Sentinel-5P của ESA cho hay.
Tình trạng ô nhiễm không khí cũng được cải thiện đáng kể ở Anh những ngày qua khi chính quyền yêu cầu người dân làm việc ở nhà, tránh xa các phương tiện giao thông công cộng, tránh các sự kiện đông người. Các hãng hàng không cũng đồng loạt cắt giảm các chuyến bay.
Theo ông Burke, phải mất vài năm để có đủ dữ liệu đo lường được ảnh hưởng của dịch Covid-19 tới sức khỏe của con người.
Cho tới trước khi dịch viêm phổi cấp bùng phát, 90% dân số thế giới phải hít thở không khí ô nhiễm.
Bình luận