(VTC News) - Có thể, vì sống giữa rừng, con gái khó lấy chồng, nên tổ tiên ông đã phải mua con trai về làm rể.
Kỳ 2 (kỳ cuối): Mua đàn ông về làm chồng
Như đã nói ở kỳ trước, sau một buổi xuyên rừng, thì tôi và anh Nông Văn Huy (bản Nà Tông, Thượng Lâm, Lâm Bình, Tuyên Quang), tìm thấy 3 hộ gia đình sống giữa rừng già như thể những "người rừng" nhiều năm qua.
Trong căn nhà lợp gianh thấp lè tè, vừa uống rượu, tôi vừa trò chuyện với Hoàng Cằn U:
- Hoàng Cằn U sinh ra và lớn lên ở đây à?
Không. Em sinh ra ở xã Sinh Long bên huyện Na Hang cơ. Từ đây, phải cắt rừng đi bộ một ngày mới ra đến xã Sinh Long.
- Nhà U có đông anh em không?
Nhà em có 6 anh em trai. Em là thứ 5.
- Nhà em có khá giả không?
Nhà em mà giàu thì tội gì em phải vào giữa rừng mà sống thế này. Nhà em nghèo lắm anh ạ, cơm còn chẳng có mà ăn, nên bố mẹ em mới bán em vào trong này đấy.
- Ủa, Hoàng Cằn U bị bố mẹ bán vào đây từ nhỏ à?
Không, em bị bố mẹ bán vào đây hồi năm 2003, lúc em 18 tuổi. Bố vợ em là Lý Văn Thọ, ông ấy bỏ tiền ra mua em về làm con rể đấy.
- Em nói thật đấy chứ? Anh chỉ nghe chuyện mua con gái về làm dâu, chứ chưa từng nghe thấy chuyện mua con trai về làm con rể?
Đúng mà anh. Ông Thọ đã bán con trâu được 11 triệu và bán lợn nữa mới đủ 15 triệu đồng để mua em về đây mà. Nếu không bỏ tiền ra mua, thì tội gì em phải vào đây sinh sống như thế này này. Em lại đẻ cho ông Thọ những 3 đứa cháu ngoại nữa chứ!
- Chuyện này khó tin thật, anh sẽ thẩm tra sau. Nhưng anh suy đoán thế này nhé, hay là số tiền 15 triệu đó là chi phí cho đám cưới?
Không phải đâu anh ạ. Ông Thọ gặp bố mẹ em đòi mua, rồi còn mặc cả chán chê cơ mà. Bố mẹ em đòi 30 triệu đồng cơ, nhưng ông Thọ chỉ trả 15 triệu đồng thôi. Ở chỗ em, nếu đi lấy vợ, thì phải mất bạc trắng, mất lợn, mất gà, mà nhà em thì nghèo, không thể cưới nổi vợ cho em. Bán em lên đây, vừa không mất bạc trắng, vừa có vợ, lại có tiền, thì tội gì bố mẹ em không bán chứ. Với lại, ông Thọ mua em về làm con rể, nên không tổ chức cưới xin gì cả. Sau khi mua em về, thì em thành người của nhà này, và thành chồng của Lý Thị Thiếu luôn.
- Thế mấy người con nhà ông Thọ có cưới xin gì không?
Cũng không cưới xin gì đâu. Ông Thọ đều bán trâu lấy tiền mua về là ở với nhau thôi.
- Thế người ta mua em về làm chồng thì em có phải làm việc vất vả để trả nợ không?
Em không phải làm gì cả, mà Thiếu nuôi em như con lợn (cười).
- Em nói thật đấy chứ?
Em đùa tí cho vui thôi. Em vẫn phải làm việc như ông chồng bình thường khác mà, chứ làm gì có chuyện ngồi ăn như con lợn.
- Công việc hàng ngày của ông chồng là gì? Chẳng lẽ cả ngày ngồi hút thuốc lào và uống rượu thế này?
Ngày nào em cũng phải đi lấy củi mà. Rồi làm nương ngô, nương sắn, chăn 19 con dê, đàn lợn nữa, lại trông con.
- Vợ có hay mắng em không?
Lắm lúc không làm việc thì cũng mắng đấy, nhưng vợ mắng thì em cãi thôi.
- Anh đi khắp nhà mà không thấy gạo đâu cả? Cả nhà đông thế này thì ăn bằng gì?
Thỉnh thoảng em mới ra Thượng Lâm mua gạo về ăn. Muốn có gạo ăn thì phải thồ con lợn, con gà, con dê ra bán đổi lấy gạo. Đường xa quá, nên vài tháng mới ra một lần, đổi lấy ít gạo. Có tí gạo nấu độn với sắn thì ngon lắm. Ở đây chủ yếu luộc sắn, ngô ăn thôi. Gạo thiếu nhưng thịt thì ăn thoải mái. Trong rừng đầy thú, bẫy con gì được con ấy mà anh. Ếch cũng đầy suối, bắt được cả tạ. Dơi em cũng bắt một buổi thì cả bao. Lợn em cứ thịt một con, treo lên gác bếp thì ăn chán ấy mà. Ở đây không thiếu thịt, rau, chỉ thiếu cơm thôi.
Hoàng Cằn U vừa nói đến chuyện rất nhiều thịt, vừa chỉ tay lên mái nhà. Tôi ngửa mặt lên, thấy trên trần nhà quả là lủng liểng thịt. Những miếng thịt lợn dài đến nửa mét ám khói, treo cách mặt đất đến 3m.
Đang trò chuyện sôi nổi, thì vợ U, là Lý Thị Thiếu đi làm về, dẫn theo 3 người con, hai trai, một gái. Nhìn hai vợ chồng , quả thực nhiều người sẽ lầm tưởng là cô cháu. Tôi hỏi Thiếu sinh năm bao nhiêu, chị ngẫm nghĩ mãi, rồi lắc đầu không biết. Hoàng Căn U bảo: "Vợ mình sinh năm 1979, hơn mình 7 tuổi mà".
Năm nay mới 36 tuổi, nhưng chị Thiếu đã móm mém, vì rụng mất mấy răng cửa. Hỏi chuyện được bố mua chồng, chị Thiếu gật đầu công nhận đó là sự thực. Theo lời chị Thiếu, vì bố chị bỏ tiền mua giai về làm chồng, nên trong gia đình chị quyết được nhiều việc hơn, chị được làm chủ. Ngay cả ba đứa con sinh ra, gồm Đức, Dũng và Xiên, cũng đều mang họ Lý, tức là họ mẹ.
Khi tôi đang đánh vật trò chuyện với chị Lý Thị Thiếu, vì chị nói tiếng phổ thông rất bập bõm, chỉ được ít từ do chồng dạy, thì một người phụ nữ khá già, gầy còm địu đứa con nhỏ thập thò ngoài cửa. Tôi gọi mãi mới chịu vào nhà.
Hoàng Cằn U giới thiệu đó là chị gái của Thiếu, là Lý Thị Mấy. Theo lời U, chị Mấy sinh năm 1975, hiện đã có 4 con, lớn 12 tuổi và nhỏ mới được vài tháng. Tính ra, chị Mấy mới 40 tuổi, mà răng đã rụng gần hết, móm mém như bà cụ.
Chị Mấy cũng được bố, là ông Lý Văn Thọ mua cho một thanh niên trẻ trung, đẹp trai về làm chồng. Chồng Mấy là Phùng Cầu Dân, sinh năm 1985, kém Mấy 10 tuổi, nhà ở xã Sinh Long, cùng xã với Hoàng Cằn U.
Tuy nhiên, theo lời Mấy, hồi năm ngoái, khi Mấy đang mang bầu, thì Dân chê vợ già, rồi tự ý bỏ đi mất. Nghe đồn, trong thời gian làm chồng Mấy, cậu ta đã lấy thêm vài cô vợ nữa. Riêng ở xã Minh Hương, Mấy có tới 3 vợ. Tuy nhiên, hồi năm ngoái, anh ta lại bỏ đi theo một cô ả vào tận miền Nam. Vào Nam được mấy tháng, hết tiền lại mò về với Mấy.
Bây giờ, anh ta đi đâu, ở với vợ nào, chị Mấy cũng không nắm được. Một mình chị Mấy sống trong một căn nhà lớn, ngay cạnh nhà bố mẹ và vợ chồng Hoàng Cằn U. Sức chị yếu, một mình nuôi mấy đứa con không nổi, nên bố mẹ, anh em phải hỗ trợ. Cả nhà đang bàn tính chuyện có nên đòi lại số tiền bỏ ra mua Phùng Cầu Dân hay không.
Ba ngôi nhà giữa thung lũng nằm theo hình tam giác. Ngôi nhà nằm dưới tán cây lớn là nhà ông Lý Văn Thọ. Tôi tìm vào nhà ông khi mặt trời đã lặn xuống phía bên kia quả núi lù lù trước mặt, thì đúng lúc vợ chồng ông cùng 2 người con trai về nhà.
Ông Thọ xách về mấy xác con sóc bẫy được trên nương. Một người con trai lưng gù, nhưng rất khỏe. Cậu ta thồ một gùi ngô rất to, ật ưỡng trên lưng. Một người con thì còn nhỏ. Vợ chồng ông Thọ có có 9 người con, gồm 4 trai, 5 gái. 3 người con gái thì đi lấy chồng ở bên Bắc Mê (Hà Giang), cách Nậm Thuổng 2 ngày đi bộ cắt rừng.
Hai người con gái được ông Thọ mua chồng cho thì ở với bố mẹ. Hai người con trai lấy vợ ở xã Minh Hương mãi huyện Hàm Yên và ở nhà vợ luôn. Hai người con trai còn lại, một còn nhỏ, một gù lưng thì chưa lấy vợ, vẫn ở với vợ chồng ông Thọ.
Ông Thọ không biết nói tiếng Kinh. Theo lời phiên dịch từ anh Nông Văn Huy, toàn bộ các hộ gia đình ở bản này đều là anh em ruột thịt, có chung một ông tổ. Bản Thân ông Thọ cũng không biết tổ tiên ông di cư từ đâu đến.
Đời bố ông, là cụ Lý Giào Sán, kể với ông rằng, 6 đời trước, tổ tiên đến thung lũng này lập bản, đặt tên là bản Nậm Thuổng, có nghĩa là vùng đất ngập nước. Mặc dù nơi đây rất cao so với mặt nước biển, nhưng lại là thung lũng, với các dãy núi bao quanh, nên mỗi khi mưa lớn, nước dồn lại, ngập trắng băng thung lũng. Hết mưa, chỉ một loáng, nước lại rút sạch. Nhiều lần tổ tiên ông Thọ phải làm lại nhà vì bị nước lũ cuốn sạch.
Các cụ kể rằng, có gia đình bị nước cuốn chết sạch. Đến thế hệ ông Thọ, thì bản Nậm Thuổng teo đi còn 6 hộ gia đình, với 6 ngôi nhà rải rác quanh thung lũng. Đến giờ, thì 3 hộ đã chuyển đi nơi khác, chỉ còn lại 3 hộ gia đình, gồm gia đình ông và gia đình của hai người con gái.
Về tục mua đàn ông về làm rể, theo ông Thọ, từ xưa các cụ đã làm, nên đến đời ông cứ thế làm theo, còn người Dao có phong tục đó hay không thì ông không rõ. Cũng có thể, vì sống giữa rừng, con gái khó lấy chồng, nên tổ tiên ông đã phải mua con trai về làm rể. Đến đời sau, cứ thành thông lệ như vậy, mà thành tục riêng của gia đình.
Tôi hỏi ông Thọ: "Nếu bây giờ Nhà nước cấp đất và hạ sơn cho gia đình, thì ông có đi không?". Ông Thọ suy nghĩ rồi bảo: "Mình cũng muốn các cháu được ra khỏi rừng, để biết cái chữ, nhưng mình già rồi, không muốn đi đâu cả. Mình còn phải ở đây chăm sóc mồ mả tổ tiên nữa. Ở đây mát mẻ, sẵn cái ăn, chứ về dưới kia không biết có đủ cái ăn không nữa".
Đêm ấy, chúng tôi ở lại giữa rừng, nghe tiếng hổ gầm "à uồm" từ xa vọng lại, uống rượu báng với ông Thọ và vợ chồng Hoàng Cằn U. Sớm hôm sau, chúng tôi phải lên đường sớm, để về kịp Thượng Lâm. Chia tay khách lạ, mấy kiếp người giữa rừng lưu luyến lắm. Có khi, cả năm họ không được gặp người lạ, nhất là đám trẻ con.
Còn bao nhiêu mì, gạo, đồ ăn dưới xuôi, chúng tôi để lại hết, khiến ai cũng cảm động. Ông Thọ còn đòi tặng con lợn, hoặc con dê vì xúc động với bọc mì tôm to tướng mà chúng tôi để lại cho. Họ không đói, nhưng những món ăn của người xuôi, là đặc sản hảo hạng, vì chẳng mấy khi được thưởng thức.
Phạm Ngọc Dương
Kỳ 2 (kỳ cuối): Mua đàn ông về làm chồng
Như đã nói ở kỳ trước, sau một buổi xuyên rừng, thì tôi và anh Nông Văn Huy (bản Nà Tông, Thượng Lâm, Lâm Bình, Tuyên Quang), tìm thấy 3 hộ gia đình sống giữa rừng già như thể những "người rừng" nhiều năm qua.
Trong căn nhà lợp gianh thấp lè tè, vừa uống rượu, tôi vừa trò chuyện với Hoàng Cằn U:
- Hoàng Cằn U sinh ra và lớn lên ở đây à?
Không. Em sinh ra ở xã Sinh Long bên huyện Na Hang cơ. Từ đây, phải cắt rừng đi bộ một ngày mới ra đến xã Sinh Long.
- Nhà U có đông anh em không?
Nhà em có 6 anh em trai. Em là thứ 5.
- Nhà em có khá giả không?
Nhà em mà giàu thì tội gì em phải vào giữa rừng mà sống thế này. Nhà em nghèo lắm anh ạ, cơm còn chẳng có mà ăn, nên bố mẹ em mới bán em vào trong này đấy.
- Ủa, Hoàng Cằn U bị bố mẹ bán vào đây từ nhỏ à?
Không, em bị bố mẹ bán vào đây hồi năm 2003, lúc em 18 tuổi. Bố vợ em là Lý Văn Thọ, ông ấy bỏ tiền ra mua em về làm con rể đấy.
Vợ chồng Hoàng Cằn U |
- Em nói thật đấy chứ? Anh chỉ nghe chuyện mua con gái về làm dâu, chứ chưa từng nghe thấy chuyện mua con trai về làm con rể?
Đúng mà anh. Ông Thọ đã bán con trâu được 11 triệu và bán lợn nữa mới đủ 15 triệu đồng để mua em về đây mà. Nếu không bỏ tiền ra mua, thì tội gì em phải vào đây sinh sống như thế này này. Em lại đẻ cho ông Thọ những 3 đứa cháu ngoại nữa chứ!
- Chuyện này khó tin thật, anh sẽ thẩm tra sau. Nhưng anh suy đoán thế này nhé, hay là số tiền 15 triệu đó là chi phí cho đám cưới?
Không phải đâu anh ạ. Ông Thọ gặp bố mẹ em đòi mua, rồi còn mặc cả chán chê cơ mà. Bố mẹ em đòi 30 triệu đồng cơ, nhưng ông Thọ chỉ trả 15 triệu đồng thôi. Ở chỗ em, nếu đi lấy vợ, thì phải mất bạc trắng, mất lợn, mất gà, mà nhà em thì nghèo, không thể cưới nổi vợ cho em. Bán em lên đây, vừa không mất bạc trắng, vừa có vợ, lại có tiền, thì tội gì bố mẹ em không bán chứ. Với lại, ông Thọ mua em về làm con rể, nên không tổ chức cưới xin gì cả. Sau khi mua em về, thì em thành người của nhà này, và thành chồng của Lý Thị Thiếu luôn.
- Thế mấy người con nhà ông Thọ có cưới xin gì không?
Cũng không cưới xin gì đâu. Ông Thọ đều bán trâu lấy tiền mua về là ở với nhau thôi.
- Thế người ta mua em về làm chồng thì em có phải làm việc vất vả để trả nợ không?
Em không phải làm gì cả, mà Thiếu nuôi em như con lợn (cười).
- Em nói thật đấy chứ?
Em đùa tí cho vui thôi. Em vẫn phải làm việc như ông chồng bình thường khác mà, chứ làm gì có chuyện ngồi ăn như con lợn.
Xe gỗ là đồ chơi duy nhất của bọn trẻ sống giữa rừng già |
- Công việc hàng ngày của ông chồng là gì? Chẳng lẽ cả ngày ngồi hút thuốc lào và uống rượu thế này?
Ngày nào em cũng phải đi lấy củi mà. Rồi làm nương ngô, nương sắn, chăn 19 con dê, đàn lợn nữa, lại trông con.
- Vợ có hay mắng em không?
Lắm lúc không làm việc thì cũng mắng đấy, nhưng vợ mắng thì em cãi thôi.
- Anh đi khắp nhà mà không thấy gạo đâu cả? Cả nhà đông thế này thì ăn bằng gì?
Thỉnh thoảng em mới ra Thượng Lâm mua gạo về ăn. Muốn có gạo ăn thì phải thồ con lợn, con gà, con dê ra bán đổi lấy gạo. Đường xa quá, nên vài tháng mới ra một lần, đổi lấy ít gạo. Có tí gạo nấu độn với sắn thì ngon lắm. Ở đây chủ yếu luộc sắn, ngô ăn thôi. Gạo thiếu nhưng thịt thì ăn thoải mái. Trong rừng đầy thú, bẫy con gì được con ấy mà anh. Ếch cũng đầy suối, bắt được cả tạ. Dơi em cũng bắt một buổi thì cả bao. Lợn em cứ thịt một con, treo lên gác bếp thì ăn chán ấy mà. Ở đây không thiếu thịt, rau, chỉ thiếu cơm thôi.
Gạo không có nhưng thịt rất nhiều |
Hoàng Cằn U vừa nói đến chuyện rất nhiều thịt, vừa chỉ tay lên mái nhà. Tôi ngửa mặt lên, thấy trên trần nhà quả là lủng liểng thịt. Những miếng thịt lợn dài đến nửa mét ám khói, treo cách mặt đất đến 3m.
Đang trò chuyện sôi nổi, thì vợ U, là Lý Thị Thiếu đi làm về, dẫn theo 3 người con, hai trai, một gái. Nhìn hai vợ chồng , quả thực nhiều người sẽ lầm tưởng là cô cháu. Tôi hỏi Thiếu sinh năm bao nhiêu, chị ngẫm nghĩ mãi, rồi lắc đầu không biết. Hoàng Căn U bảo: "Vợ mình sinh năm 1979, hơn mình 7 tuổi mà".
Năm nay mới 36 tuổi, nhưng chị Thiếu đã móm mém, vì rụng mất mấy răng cửa. Hỏi chuyện được bố mua chồng, chị Thiếu gật đầu công nhận đó là sự thực. Theo lời chị Thiếu, vì bố chị bỏ tiền mua giai về làm chồng, nên trong gia đình chị quyết được nhiều việc hơn, chị được làm chủ. Ngay cả ba đứa con sinh ra, gồm Đức, Dũng và Xiên, cũng đều mang họ Lý, tức là họ mẹ.
Bọn trẻ không được học hành |
Khi tôi đang đánh vật trò chuyện với chị Lý Thị Thiếu, vì chị nói tiếng phổ thông rất bập bõm, chỉ được ít từ do chồng dạy, thì một người phụ nữ khá già, gầy còm địu đứa con nhỏ thập thò ngoài cửa. Tôi gọi mãi mới chịu vào nhà.
Hoàng Cằn U giới thiệu đó là chị gái của Thiếu, là Lý Thị Mấy. Theo lời U, chị Mấy sinh năm 1975, hiện đã có 4 con, lớn 12 tuổi và nhỏ mới được vài tháng. Tính ra, chị Mấy mới 40 tuổi, mà răng đã rụng gần hết, móm mém như bà cụ.
Chị Mấy cũng được bố, là ông Lý Văn Thọ mua cho một thanh niên trẻ trung, đẹp trai về làm chồng. Chồng Mấy là Phùng Cầu Dân, sinh năm 1985, kém Mấy 10 tuổi, nhà ở xã Sinh Long, cùng xã với Hoàng Cằn U.
Tuy nhiên, theo lời Mấy, hồi năm ngoái, khi Mấy đang mang bầu, thì Dân chê vợ già, rồi tự ý bỏ đi mất. Nghe đồn, trong thời gian làm chồng Mấy, cậu ta đã lấy thêm vài cô vợ nữa. Riêng ở xã Minh Hương, Mấy có tới 3 vợ. Tuy nhiên, hồi năm ngoái, anh ta lại bỏ đi theo một cô ả vào tận miền Nam. Vào Nam được mấy tháng, hết tiền lại mò về với Mấy.
Chị Lý Thị Mấy và đứa con mới sinh |
Bây giờ, anh ta đi đâu, ở với vợ nào, chị Mấy cũng không nắm được. Một mình chị Mấy sống trong một căn nhà lớn, ngay cạnh nhà bố mẹ và vợ chồng Hoàng Cằn U. Sức chị yếu, một mình nuôi mấy đứa con không nổi, nên bố mẹ, anh em phải hỗ trợ. Cả nhà đang bàn tính chuyện có nên đòi lại số tiền bỏ ra mua Phùng Cầu Dân hay không.
Ba ngôi nhà giữa thung lũng nằm theo hình tam giác. Ngôi nhà nằm dưới tán cây lớn là nhà ông Lý Văn Thọ. Tôi tìm vào nhà ông khi mặt trời đã lặn xuống phía bên kia quả núi lù lù trước mặt, thì đúng lúc vợ chồng ông cùng 2 người con trai về nhà.
Ông Thọ xách về mấy xác con sóc bẫy được trên nương. Một người con trai lưng gù, nhưng rất khỏe. Cậu ta thồ một gùi ngô rất to, ật ưỡng trên lưng. Một người con thì còn nhỏ. Vợ chồng ông Thọ có có 9 người con, gồm 4 trai, 5 gái. 3 người con gái thì đi lấy chồng ở bên Bắc Mê (Hà Giang), cách Nậm Thuổng 2 ngày đi bộ cắt rừng.
Ông Lý Văn Thọ |
Hai người con gái được ông Thọ mua chồng cho thì ở với bố mẹ. Hai người con trai lấy vợ ở xã Minh Hương mãi huyện Hàm Yên và ở nhà vợ luôn. Hai người con trai còn lại, một còn nhỏ, một gù lưng thì chưa lấy vợ, vẫn ở với vợ chồng ông Thọ.
Ông Thọ không biết nói tiếng Kinh. Theo lời phiên dịch từ anh Nông Văn Huy, toàn bộ các hộ gia đình ở bản này đều là anh em ruột thịt, có chung một ông tổ. Bản Thân ông Thọ cũng không biết tổ tiên ông di cư từ đâu đến.
Đời bố ông, là cụ Lý Giào Sán, kể với ông rằng, 6 đời trước, tổ tiên đến thung lũng này lập bản, đặt tên là bản Nậm Thuổng, có nghĩa là vùng đất ngập nước. Mặc dù nơi đây rất cao so với mặt nước biển, nhưng lại là thung lũng, với các dãy núi bao quanh, nên mỗi khi mưa lớn, nước dồn lại, ngập trắng băng thung lũng. Hết mưa, chỉ một loáng, nước lại rút sạch. Nhiều lần tổ tiên ông Thọ phải làm lại nhà vì bị nước lũ cuốn sạch.
Các cụ kể rằng, có gia đình bị nước cuốn chết sạch. Đến thế hệ ông Thọ, thì bản Nậm Thuổng teo đi còn 6 hộ gia đình, với 6 ngôi nhà rải rác quanh thung lũng. Đến giờ, thì 3 hộ đã chuyển đi nơi khác, chỉ còn lại 3 hộ gia đình, gồm gia đình ông và gia đình của hai người con gái.
Bản Nậm Thuổng chỉ có 3 nóc nhà |
Về tục mua đàn ông về làm rể, theo ông Thọ, từ xưa các cụ đã làm, nên đến đời ông cứ thế làm theo, còn người Dao có phong tục đó hay không thì ông không rõ. Cũng có thể, vì sống giữa rừng, con gái khó lấy chồng, nên tổ tiên ông đã phải mua con trai về làm rể. Đến đời sau, cứ thành thông lệ như vậy, mà thành tục riêng của gia đình.
Tôi hỏi ông Thọ: "Nếu bây giờ Nhà nước cấp đất và hạ sơn cho gia đình, thì ông có đi không?". Ông Thọ suy nghĩ rồi bảo: "Mình cũng muốn các cháu được ra khỏi rừng, để biết cái chữ, nhưng mình già rồi, không muốn đi đâu cả. Mình còn phải ở đây chăm sóc mồ mả tổ tiên nữa. Ở đây mát mẻ, sẵn cái ăn, chứ về dưới kia không biết có đủ cái ăn không nữa".
Đêm ấy, chúng tôi ở lại giữa rừng, nghe tiếng hổ gầm "à uồm" từ xa vọng lại, uống rượu báng với ông Thọ và vợ chồng Hoàng Cằn U. Sớm hôm sau, chúng tôi phải lên đường sớm, để về kịp Thượng Lâm. Chia tay khách lạ, mấy kiếp người giữa rừng lưu luyến lắm. Có khi, cả năm họ không được gặp người lạ, nhất là đám trẻ con.
Còn bao nhiêu mì, gạo, đồ ăn dưới xuôi, chúng tôi để lại hết, khiến ai cũng cảm động. Ông Thọ còn đòi tặng con lợn, hoặc con dê vì xúc động với bọc mì tôm to tướng mà chúng tôi để lại cho. Họ không đói, nhưng những món ăn của người xuôi, là đặc sản hảo hạng, vì chẳng mấy khi được thưởng thức.
Phạm Ngọc Dương
Bình luận