(VTC News) - Một khối đá màu trắng uy nghi như dáng một người già đang ngồi, mặt ngoảnh về phía Đông Nam.
Ông Trần Ngọc Lâm, người Lào Cai, thường đồng hành với chúng tôi trong những chuyến đi rừng Tây Bắc, bỗng gọi điện thoại rủ: “Có vào Mường Tè xem hòn đá thiêng của người Hà Nhì không? Nghe bà con kể thì lạ lắm, rất mê thuốc lào và giữa ban ngày cũng hóa hổ”.
Sáng sớm hôm sau, ông đón tôi ở ga Lào Cai rồi cùng bắt đầu chuyến hành trình sang Lai Châu với chiếc xe đi rừng mới được tặng. Trên Quốc lộ 4D, lúc vượt Ô Quy Hồ, con đèo cao nhất nước ta, ông Lâm bảo:
“Chuyện về tảng đá này thỉnh thoảng tôi cũng nghe bà con nói, nhiều lần rồi, nhưng có nhiều chuyện như hoang đường nên không tin lắm. Nhưng rồi gần đây lại anh em ở Đồn biên phòng Thu Lũm nói giống như vậy, nên tôi cũng bán tín bán nghi.
Chuyến đi Mường Tè vừa rồi, tôi có hỏi cặn kẽ anh Lù Trọng Đại, là người Tày, hiện đang là Trưởng phòng Văn hóa, thể thao và du lịch huyện Mường Tè. Anh Đại là người sinh ra và lớn lên trên đất này, gắn bó hàng chục năm với công việc sưu tầm, bảo tồn và phát triển văn hóa địa phương, nên rất biết chuyện.
Anh Đại cũng xác nhận chuyện này là có thực, rằng có một khối đá trắng rất lớn, nằm ngay trên đường biên giới, được người Hà Nhì rất coi trọng. Không chỉ dân ta, mà cả người Trung Quốc bên kia biên giới cũng thường đến thắp hương thờ phụng”.
Háo hức với điều mới mẻ, lại vui chuyện, nên chặng đường mấy chục cây số trên đất Lai Châu đang ngổn ngang đất đá, ổ voi, ổ trâu cũng như ngắn lại. Nhưng đường quá xa, lại luôn phải dừng xe chờ đợi đơn vị thi công nổ mìn hoặc xúc ủi san đường, nên mãi khi chiều tối chúng tôi mới đến được trung tâm huyện Mường Tè.
Sáng hôm sau, có thêm anh Lù Trọng Đại cùng tham gia vào chuyến ngược sông Đà đến vùng đất cuối trời Tây Bắc. Suốt hơn 120km đường núi cheo leo, quanh co hiểm trở, chúng tôi tha hồ ngắm núi rừng hùng vĩ và dòng sông của thi ca và huyền thoại.
Từ trên đường nhìn xuống, sông Đà sâu hun hút hàng trăm thước. Sông Đà đang mùa nước cạn, trong xanh, phơi lộ hầu hết những thác ghềnh hiểm trở. Đúng như nhà văn Nguyễn Tuân miêu tả, tuy hùng vĩ, dữ dội, nhưng mùa này nhiều đoạn tưởng như hươu nai vẫn có thể nhảy qua mỏm đá vượt sông một cách dễ dàng.
Bí thư kiêm Chủ tịch xã Thu Lũm, ông Chu Xé Lù đón chúng tôi với nụ cười rạng rỡ. Người cán bộ Hà Nhì uy tín của vùng đất thoáng chút ngạc nhiên khi biết khách ở nơi xa xôi ngót ngàn cây số cũng biết mà tìm đến viếng thăm tảng đá thiêng của dân bản.
Ông vui vẻ hứa, sẽ cùng đi đến tận nơi để chúng tôi “mục sở thị”, sau khi đã thông qua với Đồn Biên phòng Thu Lũm đóng trên địa bàn. Thấy mọi người chuẩn bị lễ vật, Xé Lù quay lại dặn kỹ: “Nhớ đem theo thuốc lào cho Ông già đá trắng, không được thiếu đấy nhé”.
Trên đoạn đường hơn 20 km cấp phối với những khúc cua tay áo và dốc đứng, tôi tranh thủ hỏi ông Chu Xé Lù về gói thuốc lào mà ông nhất quyết phải đem theo: “Thường thì đến nơi linh thiêng, người ta thường đem hương hoa vàng rượu, sao lại cần thuốc lào?”.
Ông Chu Xé Lù chậm rãi giải thích: “Ông già đá trắng là tên của khối đá ấy, tiếng Hà Nhì gọi là Pú Tư, nổi tiếng linh thiêng. Người dân thờ cúng khối đá như phúc thần, luôn tin rằng thành tâm cầu gì là được nấy. Nhưng ai cũng sợ bị quở phạt nếu cầu cúng không đúng phép tắc.
Tảng đá trắng nằm trên đỉnh đồi. Phía dưới, có một lối đi nhỏ cách đồi chừng 100m. Xưa, cây cỏ rậm rạp, không phải ai cũng dám lên để nhìn thấy khối đá, nhưng mọi người đều dừng lại dưới lối đi, đốt một nhúm thuốc lào để cúng.
Cũng không ai rõ tại sao bắt buộc phải cúng bằng thuốc lào, có lẽ vì không có sẵn hương hay vì trước đây “Ông già” mê dùng thứ ấy? Nhưng lâu rồi thì thành lệ. Bất kể đàn ông đàn bà, ai trót đến chân đồi mới nhớ rằng quên không mang thuốc lào theo, thì đều phải quay về nhà lấy để cúng, rồi mới dám đi qua”.
Ông Lù Trọng Đại quay sang nói thêm: “Trước đây, người Hà Nhì có trồng loại thuốc lào riêng, cách chế biến và hút rất khác. Sợi thuốc thái to, vị nặng, cháy rất chậm, nhồi một điếu vào tẩu, rồi gắp một viên than nhỏ cho vào thì hút cả buổi không hết. Nay bà con ít trồng, nên nhiều người cúng bằng thuốc lào bình thường hoặc thuốc lá điếu”.
Bình thường, Chủ tịch Chu Xé Lù khá hoạt bát, mạnh mẽ, đặc biệt là ăn to nói lớn. Nhưng thái độ của ông bỗng trở nên trịnh trọng, thành kính khi cùng chúng tôi ngược con dốc nhỏ lên đỉnh đồi thiêng, nơi “Ông già đá trắng” ngự trị.
Ông khấn nhỏ một câu gì đó bằng tiếng Hà Nhì, rồi nói: “Trước đây, rất nhiều người dân địa phương đã gặp hổ ngồi trên ngọn đồi này. Gặp giữa ban ngày, vì ban đêm không ai dám bén mảng đến đây. Một con hổ trắng, rất to lớn, hung tợn. Cũng may, xưa nay chưa có ai bị hổ hại cả.
Nhưng những người nhìn thấy hổ thường ngã lăn ra lập tức. Về đến nhà đều bị ốm rất nặng. Uống thuốc gì cũng không khỏi, chỉ đến khi người nhà trở lại đây cầu xin mới thôi. Người ta tin, con hổ trắng ấy là do Pú Tư hóa thành”.
Mọi người cùng ngỡ ngàng trước tuyệt tác của thiên nhiên hiện ra trên khu đồi vắng: Một khối đá màu trắng uy nghi như dáng một người già đang ngồi, mặt ngoảnh về phía Đông Nam. Trong ánh nắng vàng, tảng đá như đang tỏa sáng lấp lánh.
Khối đá kỳ lạ ấy cao khoảng 1,6m, chân đá rộng như một cái bàn lớn, vững chãi. Điều kỳ lạ là không chỉ trên khu đồi đất này, mà khắp vùng đất xung quanh không hề có loại đá có sắc màu và cấu tạo tương tự. Ông Trần Ngọc Lâm đưa tay xoa vào mặt đá, chậm rãi nói:
“Thạch anh, có từ hàng trăm triệu năm trước. Có nghĩa là chân tảng đá còn nằm sâu trong lòng đất, vì đây là loại đá hình thành nên vỏ trái đất. Thạch anh có năng lượng từ trường rất mạnh, nên có khi nào những người dân mệt nhọc leo đến đỉnh đồi bị hoa mắt mà ngỡ thấy hổ lớn chăng?”.
Còn tiếp…
Lê Quân
Kỳ 1: Hòn đá thiêng bí ẩn
Ông Trần Ngọc Lâm, người Lào Cai, thường đồng hành với chúng tôi trong những chuyến đi rừng Tây Bắc, bỗng gọi điện thoại rủ: “Có vào Mường Tè xem hòn đá thiêng của người Hà Nhì không? Nghe bà con kể thì lạ lắm, rất mê thuốc lào và giữa ban ngày cũng hóa hổ”.
Sáng sớm hôm sau, ông đón tôi ở ga Lào Cai rồi cùng bắt đầu chuyến hành trình sang Lai Châu với chiếc xe đi rừng mới được tặng. Trên Quốc lộ 4D, lúc vượt Ô Quy Hồ, con đèo cao nhất nước ta, ông Lâm bảo:
“Chuyện về tảng đá này thỉnh thoảng tôi cũng nghe bà con nói, nhiều lần rồi, nhưng có nhiều chuyện như hoang đường nên không tin lắm. Nhưng rồi gần đây lại anh em ở Đồn biên phòng Thu Lũm nói giống như vậy, nên tôi cũng bán tín bán nghi.
Du khách đến xem "Ông già đá trắng" |
Anh Đại cũng xác nhận chuyện này là có thực, rằng có một khối đá trắng rất lớn, nằm ngay trên đường biên giới, được người Hà Nhì rất coi trọng. Không chỉ dân ta, mà cả người Trung Quốc bên kia biên giới cũng thường đến thắp hương thờ phụng”.
Háo hức với điều mới mẻ, lại vui chuyện, nên chặng đường mấy chục cây số trên đất Lai Châu đang ngổn ngang đất đá, ổ voi, ổ trâu cũng như ngắn lại. Nhưng đường quá xa, lại luôn phải dừng xe chờ đợi đơn vị thi công nổ mìn hoặc xúc ủi san đường, nên mãi khi chiều tối chúng tôi mới đến được trung tâm huyện Mường Tè.
Tảng đá trắng kỳ lạ |
Từ trên đường nhìn xuống, sông Đà sâu hun hút hàng trăm thước. Sông Đà đang mùa nước cạn, trong xanh, phơi lộ hầu hết những thác ghềnh hiểm trở. Đúng như nhà văn Nguyễn Tuân miêu tả, tuy hùng vĩ, dữ dội, nhưng mùa này nhiều đoạn tưởng như hươu nai vẫn có thể nhảy qua mỏm đá vượt sông một cách dễ dàng.
Bí thư kiêm Chủ tịch xã Thu Lũm, ông Chu Xé Lù đón chúng tôi với nụ cười rạng rỡ. Người cán bộ Hà Nhì uy tín của vùng đất thoáng chút ngạc nhiên khi biết khách ở nơi xa xôi ngót ngàn cây số cũng biết mà tìm đến viếng thăm tảng đá thiêng của dân bản.
Người Hà Nhì tin rằng, đặt tay lên hòn đá thì sẽ gặp rất nhiều may mắn |
Trên đoạn đường hơn 20 km cấp phối với những khúc cua tay áo và dốc đứng, tôi tranh thủ hỏi ông Chu Xé Lù về gói thuốc lào mà ông nhất quyết phải đem theo: “Thường thì đến nơi linh thiêng, người ta thường đem hương hoa vàng rượu, sao lại cần thuốc lào?”.
Ông Chu Xé Lù chậm rãi giải thích: “Ông già đá trắng là tên của khối đá ấy, tiếng Hà Nhì gọi là Pú Tư, nổi tiếng linh thiêng. Người dân thờ cúng khối đá như phúc thần, luôn tin rằng thành tâm cầu gì là được nấy. Nhưng ai cũng sợ bị quở phạt nếu cầu cúng không đúng phép tắc.
Tảng đá trắng nằm trên đỉnh đồi. Phía dưới, có một lối đi nhỏ cách đồi chừng 100m. Xưa, cây cỏ rậm rạp, không phải ai cũng dám lên để nhìn thấy khối đá, nhưng mọi người đều dừng lại dưới lối đi, đốt một nhúm thuốc lào để cúng.
Theo tục lệ, đến viếng thăm "Ông già đá trắng", cần có thuốc lào |
Ông Lù Trọng Đại quay sang nói thêm: “Trước đây, người Hà Nhì có trồng loại thuốc lào riêng, cách chế biến và hút rất khác. Sợi thuốc thái to, vị nặng, cháy rất chậm, nhồi một điếu vào tẩu, rồi gắp một viên than nhỏ cho vào thì hút cả buổi không hết. Nay bà con ít trồng, nên nhiều người cúng bằng thuốc lào bình thường hoặc thuốc lá điếu”.
Bình thường, Chủ tịch Chu Xé Lù khá hoạt bát, mạnh mẽ, đặc biệt là ăn to nói lớn. Nhưng thái độ của ông bỗng trở nên trịnh trọng, thành kính khi cùng chúng tôi ngược con dốc nhỏ lên đỉnh đồi thiêng, nơi “Ông già đá trắng” ngự trị.
Ông khấn nhỏ một câu gì đó bằng tiếng Hà Nhì, rồi nói: “Trước đây, rất nhiều người dân địa phương đã gặp hổ ngồi trên ngọn đồi này. Gặp giữa ban ngày, vì ban đêm không ai dám bén mảng đến đây. Một con hổ trắng, rất to lớn, hung tợn. Cũng may, xưa nay chưa có ai bị hổ hại cả.
Ông Chu Xé Lù và Lù Trọng Đại bên hòn đá kỳ lạ |
Mọi người cùng ngỡ ngàng trước tuyệt tác của thiên nhiên hiện ra trên khu đồi vắng: Một khối đá màu trắng uy nghi như dáng một người già đang ngồi, mặt ngoảnh về phía Đông Nam. Trong ánh nắng vàng, tảng đá như đang tỏa sáng lấp lánh.
Khối đá kỳ lạ ấy cao khoảng 1,6m, chân đá rộng như một cái bàn lớn, vững chãi. Điều kỳ lạ là không chỉ trên khu đồi đất này, mà khắp vùng đất xung quanh không hề có loại đá có sắc màu và cấu tạo tương tự. Ông Trần Ngọc Lâm đưa tay xoa vào mặt đá, chậm rãi nói:
“Thạch anh, có từ hàng trăm triệu năm trước. Có nghĩa là chân tảng đá còn nằm sâu trong lòng đất, vì đây là loại đá hình thành nên vỏ trái đất. Thạch anh có năng lượng từ trường rất mạnh, nên có khi nào những người dân mệt nhọc leo đến đỉnh đồi bị hoa mắt mà ngỡ thấy hổ lớn chăng?”.
Còn tiếp…
Lê Quân
Bình luận