Đối với đồng bào dân tộc Thái, chết là tiếp tục “sống” ở thế giới bên kia. Vì vậy khi đưa tiễn người mất về với “Mường trời”, họ sẽ phải làm nhà mồ cho người chết giống y như nhà của họ khi còn sống. Hiện người Thái ở Mai Châu (Hòa Bình) vẫn lưu giữ được phong tục độc đáo này.
“Mục sở thị” nhà mồ của người Thái
Cách Khu du lịch bản Lác (Mai Châu – Hòa Bình) không xa là khu nghĩa địa xóm Mỏ của đồng bào Thái trắng với các ngôi nhà mồ nằm ẩn hiện ở trong khu rừng hoang.
Nhà mồ ở đây chủ yếu làm bằng tre, luồng. Điều độc đáo là họ tạo dựng lại không khác gì các ngôi nhà sàn của đồng bào.
Tất cả các nhà mồ đều được dựng ở phía trên các ngôi mộ. Nhìn vào trong nhà mồ gồm có hai tầng, tầng trên để chăn, màn, chiếu. Tầng dưới được mô phỏng việc đồng bào chăn nuôi trâu bò, lợn gà.
Theo quan niệm của đồng bào, khi người chết về với “Mường trời” thì linh hồn vẫn còn tồn tại. Bởi vậy, việc dựng nhà mồ là để người chết đi về.
Ngoài giường chiếu, chăn, màn, đồng bào còn làm bậc thang cho linh hồn bước lên nhà sàn. Theo phong tục, ở đầu cầu thang sẽ được đặt một đôi dép cũ cho linh hồn người chết đi về. Nếu người mất là phụ nữ, họ còn treo một chiếc gùi ở ngoài cổng.
Theo người dân, khi người chết lên nương, rẫy, họ cũng cần có gùi để đựng ngô, sắn. Việc dựng nhà mồ còn giúp người mất về thế giới biên kia sẽ có cuộc sống sung túc, không bị mưa gió, bão bùng… Bởi khi về “Mường trời”, họ rất lo sợ các linh hồn xung quanh chèn ép dẫn đến “con ma” đó sẽ quay về quấy nhiễu.
Vì muốn êm cửa mát nhà nên đồng bào dân tộc Thái cực kỳ chú trọng nhà mồ. Trước khi xây dựng nhà mồ, họ phải mời bằng được thầy cúng, người am hiểu về địa hình của khu nghĩa địa.
Ông thầy cúng sẽ là người quyết định hướng xây nhà mồ. Đồng bào Thái kiêng kỵ việc dựng nhà mồ quay vào núi, chủ yếu là phải hướng ra chỗ có ánh sáng, thoáng đãng.
Theo quan niệm của đồng bào, khi sinh ra và khi mất đi, linh hồn của con người đều phải được chiếu sáng, vì ánh sáng là sự sống.
Độc đáo tục dựng “nhà mồ”
Cụ Hà Văn Bảng (71 tuổi) cho biết: “Tục dựng nhà mồ của người Thái chúng tôi đã có từ ngày xưa rồi, từ khi sinh ra đến bây giờ nó vẫn thế. Nếu không dựng nhà mồ là “con ma” sẽ quay về quấy phá, làm ăn không được”.
Theo cụ Bảng, thời gian đầu phải thường xuyên quét dọn nhà mồ sạch sẽ. Bởi họ cho rằng, nhà mồ sạch đẹp thì linh hồn của người chết mới siêu thoát về thế giới bên kia.
Cũng theo cụ Bảng, mỗi xã, vùng lại có một kiểu dựng nhà mồ, song cấu trúc không thay đổi là mấy. Cách dựng nhà mồ truyền thống là phải có bốn cột trụ. Khi người chết tắt thở, người nhà phải dựng nhà mồ đàng hoàng chứ không được làm qua loa.
Thông thường, phải dựng sàn ở bên trong nhà mồ, có chỗ để chăn màn hẳn hoi. Lúc người sống ăn ở như thế nào thì khi chết cũng phải tạo dựng nhà mồ y như thế. Các đồ dùng của người mất như ấm, chén phải có đủ.
Theo đồng bào người Thái, xưa kia các gia đình đều phải chọn những cây gỗ quý như lim, táu, nghiến nên tuổi thọ của nhà mồ có thể giữ được đến hàng chục năm. Giờ những cây gỗ quý không còn nữa, thay vào đó là những cây gỗ tạp.
Do sử dụng gỗ tạp nên hay bị mối mọt, bởi vậy tuổi thọ của nhà mồ chỉ giữ được tối đa là khoảng ba năm. Lúc dựng nhà mồ, họ phải thiết kế một khoảng trống để đựng đồ cúng bái. Hàng năm, khoảng trống này cũng là chỗ để cho con cháu gom góp lễ vật.
Cũng theo cụ Bảng, vào 27 tháng 12 âm lịch hàng năm, con cháu trong nhà lại đến nhà mồ để quét dọn, chủ yếu là phát quang cỏ dại xung quanh nhà mồ, sau đó họ sẽ trải chiếu ra để cúng vái “Mường trời”.
Đồng bào dân tộc Thái ở Mai Châu còn quan niệm rằng, tết đến là linh hồn người chết sẽ được gọi về nhà để thờ cúng. Bởi vậy, hiện bà con dân tộc Thái vẫn còn lưu giữ tục xin “Mường trời”.
Trưởng xóm Mỏ Hà Văn Chung (38 tuổi) thì cho biết: “Tục ma chay của người Thái, không bao giờ bốc mộ như ở miền xuôi. Khi gia đình có người mất là xây mộ cố định, chủ yếu là đổ bê tông từ dưới đáy huyệt lên. Nhà nào không có điều kiện thì xây bốn cạnh ở mỗi góc vuông rồi mới cho quan tài xuống. Sau khi lấp đất đầy huyệt, họ tiếp tục lát gạch vững chắc ở trên. Khi nào xây xong mới đắp bia mộ rồi dựng nhà mồ luôn. ”.
Anh Kiều Văn Kiên (người bảo tồn di sản văn hóa dân tộc Thái của thị trấn Mai Châu) cho biết: “Tục dựng nhà mồ của đồng bào đã có từ ngày xưa rồi, chúng tôi phải làm đầy đủ như: chuồng gà, chuồng lợn, y như khi người chết còn sống.
Cứ đắp xong mộ mới dựng nhà mồ, do là phong tục truyền thống nên không ai bỏ được. Nhà mồ của người Thái là dựa trên những nền tảng cổ xưa. Theo tôi, nhà mồ của người Thái là một nét văn hóa đặc trưng, không phải dân tộc nào cũng có được”.
Nguồn: Minh Phương (PLVN)
“Mục sở thị” nhà mồ của người Thái
Cách Khu du lịch bản Lác (Mai Châu – Hòa Bình) không xa là khu nghĩa địa xóm Mỏ của đồng bào Thái trắng với các ngôi nhà mồ nằm ẩn hiện ở trong khu rừng hoang.
Nhà mồ ở đây chủ yếu làm bằng tre, luồng. Điều độc đáo là họ tạo dựng lại không khác gì các ngôi nhà sàn của đồng bào.
Tất cả các nhà mồ đều được dựng ở phía trên các ngôi mộ. Nhìn vào trong nhà mồ gồm có hai tầng, tầng trên để chăn, màn, chiếu. Tầng dưới được mô phỏng việc đồng bào chăn nuôi trâu bò, lợn gà.
Theo quan niệm của đồng bào, khi người chết về với “Mường trời” thì linh hồn vẫn còn tồn tại. Bởi vậy, việc dựng nhà mồ là để người chết đi về.
Những ngôi nhà mồ |
Ngoài giường chiếu, chăn, màn, đồng bào còn làm bậc thang cho linh hồn bước lên nhà sàn. Theo phong tục, ở đầu cầu thang sẽ được đặt một đôi dép cũ cho linh hồn người chết đi về. Nếu người mất là phụ nữ, họ còn treo một chiếc gùi ở ngoài cổng.
Theo người dân, khi người chết lên nương, rẫy, họ cũng cần có gùi để đựng ngô, sắn. Việc dựng nhà mồ còn giúp người mất về thế giới biên kia sẽ có cuộc sống sung túc, không bị mưa gió, bão bùng… Bởi khi về “Mường trời”, họ rất lo sợ các linh hồn xung quanh chèn ép dẫn đến “con ma” đó sẽ quay về quấy nhiễu.
Vì muốn êm cửa mát nhà nên đồng bào dân tộc Thái cực kỳ chú trọng nhà mồ. Trước khi xây dựng nhà mồ, họ phải mời bằng được thầy cúng, người am hiểu về địa hình của khu nghĩa địa.
Ông thầy cúng sẽ là người quyết định hướng xây nhà mồ. Đồng bào Thái kiêng kỵ việc dựng nhà mồ quay vào núi, chủ yếu là phải hướng ra chỗ có ánh sáng, thoáng đãng.
Theo quan niệm của đồng bào, khi sinh ra và khi mất đi, linh hồn của con người đều phải được chiếu sáng, vì ánh sáng là sự sống.
Bên trong nhà mồ |
Độc đáo tục dựng “nhà mồ”
Cụ Hà Văn Bảng (71 tuổi) cho biết: “Tục dựng nhà mồ của người Thái chúng tôi đã có từ ngày xưa rồi, từ khi sinh ra đến bây giờ nó vẫn thế. Nếu không dựng nhà mồ là “con ma” sẽ quay về quấy phá, làm ăn không được”.
Theo cụ Bảng, thời gian đầu phải thường xuyên quét dọn nhà mồ sạch sẽ. Bởi họ cho rằng, nhà mồ sạch đẹp thì linh hồn của người chết mới siêu thoát về thế giới bên kia.
Cũng theo cụ Bảng, mỗi xã, vùng lại có một kiểu dựng nhà mồ, song cấu trúc không thay đổi là mấy. Cách dựng nhà mồ truyền thống là phải có bốn cột trụ. Khi người chết tắt thở, người nhà phải dựng nhà mồ đàng hoàng chứ không được làm qua loa.
Nếu người mất là phụ nữ họ còn treo gùi ở gần cửa ra vào |
Thông thường, phải dựng sàn ở bên trong nhà mồ, có chỗ để chăn màn hẳn hoi. Lúc người sống ăn ở như thế nào thì khi chết cũng phải tạo dựng nhà mồ y như thế. Các đồ dùng của người mất như ấm, chén phải có đủ.
Theo đồng bào người Thái, xưa kia các gia đình đều phải chọn những cây gỗ quý như lim, táu, nghiến nên tuổi thọ của nhà mồ có thể giữ được đến hàng chục năm. Giờ những cây gỗ quý không còn nữa, thay vào đó là những cây gỗ tạp.
Do sử dụng gỗ tạp nên hay bị mối mọt, bởi vậy tuổi thọ của nhà mồ chỉ giữ được tối đa là khoảng ba năm. Lúc dựng nhà mồ, họ phải thiết kế một khoảng trống để đựng đồ cúng bái. Hàng năm, khoảng trống này cũng là chỗ để cho con cháu gom góp lễ vật.
Cụ Hà Văn Bảng |
Cũng theo cụ Bảng, vào 27 tháng 12 âm lịch hàng năm, con cháu trong nhà lại đến nhà mồ để quét dọn, chủ yếu là phát quang cỏ dại xung quanh nhà mồ, sau đó họ sẽ trải chiếu ra để cúng vái “Mường trời”.
Đồng bào dân tộc Thái ở Mai Châu còn quan niệm rằng, tết đến là linh hồn người chết sẽ được gọi về nhà để thờ cúng. Bởi vậy, hiện bà con dân tộc Thái vẫn còn lưu giữ tục xin “Mường trời”.
Trưởng xóm Mỏ Hà Văn Chung (38 tuổi) thì cho biết: “Tục ma chay của người Thái, không bao giờ bốc mộ như ở miền xuôi. Khi gia đình có người mất là xây mộ cố định, chủ yếu là đổ bê tông từ dưới đáy huyệt lên. Nhà nào không có điều kiện thì xây bốn cạnh ở mỗi góc vuông rồi mới cho quan tài xuống. Sau khi lấp đất đầy huyệt, họ tiếp tục lát gạch vững chắc ở trên. Khi nào xây xong mới đắp bia mộ rồi dựng nhà mồ luôn. ”.
Anh Kiều Văn Kiên (người bảo tồn di sản văn hóa dân tộc Thái của thị trấn Mai Châu) cho biết: “Tục dựng nhà mồ của đồng bào đã có từ ngày xưa rồi, chúng tôi phải làm đầy đủ như: chuồng gà, chuồng lợn, y như khi người chết còn sống.
Cứ đắp xong mộ mới dựng nhà mồ, do là phong tục truyền thống nên không ai bỏ được. Nhà mồ của người Thái là dựa trên những nền tảng cổ xưa. Theo tôi, nhà mồ của người Thái là một nét văn hóa đặc trưng, không phải dân tộc nào cũng có được”.
Nguồn: Minh Phương (PLVN)
Bình luận