Ngày 14/8/1912, tờ báo "Rodney and Otamatea Times, Waitemata and Kaipara Gazette" của New Zealand cho đăng tải một mẩu tin mang tính chất dự báo trong phần "Ghi chú khoa học và tin tức".
Cụ thể, trong đoạn tin có tiêu đề "Than đá gây ảnh hưởng đến khí hậu", tác giả cảnh báo bầu khí quyển của Trái đất đang thay đổi vì cách mà các nền kinh tế thế giới đang đẩy mạnh sản xuất nhiên liệu hóa thạch.
"Lò nung của thế giới đang đốt khoảng 2 tỷ tấn than mỗi năm. Trong quá trình đốt cháy, khi hết hợp với oxy, các lò nung này sẽ làm tăng thêm 7 tỷ tấn khí cacbonic vào khí quyển hàng năm. Điều này sẽ biến không khí trở thành tấm chăn chùm lên Trái đất và làm tăng nhiệt độ hành tinh của chúng ta. Hiệu ứng này sẽ dược cảm nhận rõ rệt trong vài thế kỷ tới", đoạn tin viết.
Đây gần như là lời giải thích ngắn gọn cho cách mọi người đang làm cho Trái đất nóng lên ngày nay.
Rodney and Otamatea Times, Waitemata and Kaipara Gazette không phải là tờ báo đầu tiên đưa ra những dự báo nghiêm trọng về thực trạng này. Tờ Braidwood Dispatch của Australia cũng đưa ra những cảnh báo tương tự cách đây hơn 100 năm. Tờ Popular Mechanics tháng 3/1912 cũng đăng tải những dự đoán về bầu khí quyển trên Trái Đất bị ảnh hưởng bởi các hoạt động khai khoáng và công nghiệp của con người.
Video: Thiên tài vật lý cảnh báo Trái Đất đang đứng trên bờ vực thảm họa
Mặc cho những cảnh báo đó, chúng ta không thay đổi hành vi và thậm chí còn biến những dự đoán này trở thành hiện thực.
Năm 2016, thế giới tiêu thụ 5,3 tỷ tấn than. Mật độ CO2 trong không khí giờ đây đang cao hơn bao giờ hết, lên tới mức trên 411 phần triệu, mức cao nhất trong vòng 800.000 năm trở lại đây. Không khí ngày càng trở nên ô nhiễm với tốc độ đáng báo động. Sản xuất than vẫn đang tiếp tục gia tăng ở các nước đang phát triển khiến hệ sinh thái của Trái Đất tiếp tục bị tàn phá nặng nề.
Bình luận