(VTC News) - Những miếng thịt đã ngả màu hoặc bốc mùi ôi thiu tại đây được bán với giá thấp hơn một nửa so với trên thị trường.
Có mặt tại đoạn giáp ranh 2 xã Xuân Đỉnh và Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội vào đúng 12 giờ trưa, phóng viên VTC News được tận mắt chứng kiến cảnh buôn bán thịt thừa, thịt ôi đang diễn ra khá tấp nập tại đây.
Sở dĩ gọi đây là kiểu bán thịt "dạo" bởi những người này thường chia thành nhiều nhóm nhỏ gồm từ 5 đến 7 người, ngồi rải rác xung quanh đoạn chân cầu Thăng Long chứ không có chỗ buôn bán cố định.
Theo tìm hiểu, các nhóm bán thịt "dạo" này thường xuất hiện đều đặn từ khoảng 11 giờ sáng đến 1 giờ chiều hàng ngày, bất kể thời tiết có nắng hay mưa. Tuy nhiên hiếm có "thương nhân" nào chịu ngồi yên một chỗ, mà nay chỗ này, mai chỗ khác.
Được biết, tình trạng trên nhằm tránh lực lượng chức năng bất ngờ xuất hiện và xử lý. Thậm chí ngay trong quá trình buôn bán, các chủ hàng thịt này còn cắt cử ra riêng hẳn một người làm cảnh giới và hầu hết đều ở tư thế sẵn sàng tháo chạy nếu có "biến".
Vì lẽ đó các mặt hàng thịt ở đây được bầy bán hết sức mất vệ sinh, chỉ gồm một tấm ni lông hoặc vỏ bao là đã có ngay một gian hàng nằm sát lề đường. Mặc dù tại khu vực này số lượng xe tải, xe chở cát đi qua khá nhiều cùng với đó là bụi bẩn mù mịt nhưng nơi này vẫn vô tư bày bán mà không hề có một phương thức che chắn nào.
Thêm vào đó không khí nắng gay gắt vào giữa trưa mùa hè đã tạo nên một bầu không khí đặc quánh ôi thiu cực kỳ khó ngửi.
Trong vai người thu mua thịt cho quán cơm, phóng viên không khỏi giật mình bởi giá bán ở đây rẻ chỉ bằng một nửa thị trường. Nếu hiện tại thịt lợn thường được bán với giá dao động từ 80.000 - 95.000 đồng/kg thì ở đây, người mua có thể dễ dàng tìm thấy loại thịt chỉ có 50.000 đồng/kg, thậm chí nếu kì kèo mặc cả, sẽ được bớt thêm từ 10.000 - 15.000 đồng/kg.
Quan sát những tảng thịt ở đây rất dễ nhận ra điều khác thường, chúng không có màu tươi như thịt lợn bình thường mà thay vào đó là màu đỏ au, thậm chí có mảng còn trắng bệnh, khi ấn tay vào phần mỡ còn rời ra khỏi phần thịt.
Bên cạnh đó, người mua còn được nhận thêm "khuyến mãi" là chi chít ruồi bâu cùng mùi thiu nồng nặc trên những miếng thịt này.
Khi biết phóng viên có nhu cầu mua thịt cho tiệm cơm bình dân, một chủ hàng ở đây đã tận tình hướng dẫn: Mua làm cơm văn phòng mới phải chọn loại thịt 50.000 đồng/kg chứ dành cho sinh viên và dân lao động chỉ cần lấy loại 40.000 đồng, mặc dù hơi trắng một tý nhưng thế là đủ rồi.
Thấy chúng tôi còn lưỡng lực, chủ hàng còn bồi thêm nếu lấy số lượng lớn từ 5kg trở lên sẽ chỉ còn giá 35.000 đồng, lấy càng nhiều giá càng dễ chịu hơn nữa.
Với thắc mắc liệu đây có phải là thịt lợn chết hay bị bệnh không mà giá rẻ thế, phóng viên có đặt câu hỏi này với nhiều chủ hàng và đã nhận được nhiều câu trả lời khác nhau.
Người thì ỡm ờ rằng đây hoàn toàn là thịt tốt, bán còn thừa buổi sáng giờ mang ra đây bán nốt. Nhưng cũng có người thật thà hơn cho biết dù là thịt lợn chết hoặc để qua mấy ngày ôi thiu rồi, mua về nếu biết cách chế biến thì vẫn ngon như thường, người ăn khó nhận ra lắm.
Theo người dân sống xung quanh khu vực này những nhóm thịt "dạo" kiểu trên thường bán loại thịt kém chất lượng, để ôi thiu từ hôm trước hoặc thậm chí thịt lợn chết hoặc nhiễm bệnh cũng được đem ra bày bán.
Bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng các loại thịt này được lái buôn nhập với số lượng lớn từ biên giới Trung Quốc về đổ đống tại Hà Nội, dân bán "dạo" cũng dựa vào đó nhằm kiếm chút lời.
Nhắm mắt ăn vì rẻ
Theo quan sát của phóng viên, các hàng thịt "dạo" này có khách hàng chủ yếu là sinh viên, công nhân hoặc người lao động chân tay ở khu vực xung quoanh đấy. Đây hầu hết là những người có thu nhập thấp, muốn tiết kiệm chi phí ăn uống xuống tối đa nên mới tìm tới loại thực phẩm mất vệ sinh này.Nhìn theo Hà, một sinh viên cao đẳng tại khu vực này, từ khi bước xuống hỏi mua cho đến lúc mua xong, cô không hề rời bỏ khỏi trước khăn che mặt, có lẽ do trời nắng gay gắt cùng thứ mùi khó ngửi tại nơi đây.
Khá ngần ngại khi được hỏi về lý do tìm đến với các địa điểm này nhưng Hà cũng cho biết cô không có lựa chọn nào tốt hơn, biết là ăn những thứ thịt này rất mất vệ sinh nhưng do điều kiện kinh tế eo hẹp nên cũng đành chịu.
Hà kể, cô từ Hưng Yên lên đây học đã được 3 năm, do gia đình khó khăn nên hàng tháng chỉ được gửi 2 triệu tiền sinh hoạt. Hồi đầu còn tạm đủ nhưng đến giờ vật giá leo thang mọi thứ tăng giá vù vù nhưng tiền tiêu hàng tháng vẫn chỉ có thế. Với các khoản không thể tiết kiệm được như tiền trọ, học phí ... vì vậy giảm thiểu tiền ăn là cách duy nhất để cô trụ lại Hà Nội cho đến lúc ra trường.
Cũng câu hỏi trên với chị Minh, phụ trách nấu ăn cho một nhóm lao động ngoại tỉnh lên đây làm thợ xây, đã nhận được câu trả lời đầy cảm thán: "Lao động nghèo làm gì có tiền ăn thịt tươi".
Theo chị Minh làm thợ xây quần quật từ sáng đến tối mỗi ngày được có 70.000 đồng, đã thế còn phải ăn đủ 3 bữa để có sức lao động, không tiết kiệm thì lấy đâu ra tiền gửi về cho giao đình.
Khi đặt ra vấn đề mất vệ sinh, chị Minh kể rằng thứ thịt này mua về chỉ có cách rán hoặc rang lên thì mới hết mùi, chứ mang luộc thì thiu lắm, ăn không nổi. Cũng biết rằng ăn vào có thể gây ra nhiều bệnh về đường tiêu hóa nhưng tiền không có thì biết làm sao, chị Minh thở dài chia sẻ.
Trao đổi với đại diện công an xã Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội được biết tình trạng các nhóm bán thịt "dạo" này đã có từ lâu, song họ thường buôn bán vào tầm giữa trưa hoặc chiều muộn lúc lực lượng chức năng đã nghỉ, vì vậy việc xử phạt hết sức khó khăn. Tuy nhiên trong thời gian tới công an Xã sẽ phối hợp cùng lực lượng khu vực tổ chức nhiều đợt ra quân hơn nhằm dẹp các bỏ các hàng bán mất vệ sinh này.
Có mặt tại đoạn giáp ranh 2 xã Xuân Đỉnh và Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội vào đúng 12 giờ trưa, phóng viên VTC News được tận mắt chứng kiến cảnh buôn bán thịt thừa, thịt ôi đang diễn ra khá tấp nập tại đây.
Sở dĩ gọi đây là kiểu bán thịt "dạo" bởi những người này thường chia thành nhiều nhóm nhỏ gồm từ 5 đến 7 người, ngồi rải rác xung quanh đoạn chân cầu Thăng Long chứ không có chỗ buôn bán cố định.
Vô tư bày bán ngay sát mặt đường (Ảnh: Nguyễn Lê) |
Được biết, tình trạng trên nhằm tránh lực lượng chức năng bất ngờ xuất hiện và xử lý. Thậm chí ngay trong quá trình buôn bán, các chủ hàng thịt này còn cắt cử ra riêng hẳn một người làm cảnh giới và hầu hết đều ở tư thế sẵn sàng tháo chạy nếu có "biến".
Vì lẽ đó các mặt hàng thịt ở đây được bầy bán hết sức mất vệ sinh, chỉ gồm một tấm ni lông hoặc vỏ bao là đã có ngay một gian hàng nằm sát lề đường. Mặc dù tại khu vực này số lượng xe tải, xe chở cát đi qua khá nhiều cùng với đó là bụi bẩn mù mịt nhưng nơi này vẫn vô tư bày bán mà không hề có một phương thức che chắn nào.
Thêm vào đó không khí nắng gay gắt vào giữa trưa mùa hè đã tạo nên một bầu không khí đặc quánh ôi thiu cực kỳ khó ngửi.
Trong vai người thu mua thịt cho quán cơm, phóng viên không khỏi giật mình bởi giá bán ở đây rẻ chỉ bằng một nửa thị trường. Nếu hiện tại thịt lợn thường được bán với giá dao động từ 80.000 - 95.000 đồng/kg thì ở đây, người mua có thể dễ dàng tìm thấy loại thịt chỉ có 50.000 đồng/kg, thậm chí nếu kì kèo mặc cả, sẽ được bớt thêm từ 10.000 - 15.000 đồng/kg.
Quan sát những tảng thịt ở đây rất dễ nhận ra điều khác thường, chúng không có màu tươi như thịt lợn bình thường mà thay vào đó là màu đỏ au, thậm chí có mảng còn trắng bệnh, khi ấn tay vào phần mỡ còn rời ra khỏi phần thịt.
Bên cạnh đó, người mua còn được nhận thêm "khuyến mãi" là chi chít ruồi bâu cùng mùi thiu nồng nặc trên những miếng thịt này.
Khi biết phóng viên có nhu cầu mua thịt cho tiệm cơm bình dân, một chủ hàng ở đây đã tận tình hướng dẫn: Mua làm cơm văn phòng mới phải chọn loại thịt 50.000 đồng/kg chứ dành cho sinh viên và dân lao động chỉ cần lấy loại 40.000 đồng, mặc dù hơi trắng một tý nhưng thế là đủ rồi.
Thấy chúng tôi còn lưỡng lực, chủ hàng còn bồi thêm nếu lấy số lượng lớn từ 5kg trở lên sẽ chỉ còn giá 35.000 đồng, lấy càng nhiều giá càng dễ chịu hơn nữa.
Những tảng thịt đã đổi màu cùng ruồi bọ bu quanh (Ảnh: Nguyễn Lê) |
Người thì ỡm ờ rằng đây hoàn toàn là thịt tốt, bán còn thừa buổi sáng giờ mang ra đây bán nốt. Nhưng cũng có người thật thà hơn cho biết dù là thịt lợn chết hoặc để qua mấy ngày ôi thiu rồi, mua về nếu biết cách chế biến thì vẫn ngon như thường, người ăn khó nhận ra lắm.
Theo người dân sống xung quanh khu vực này những nhóm thịt "dạo" kiểu trên thường bán loại thịt kém chất lượng, để ôi thiu từ hôm trước hoặc thậm chí thịt lợn chết hoặc nhiễm bệnh cũng được đem ra bày bán.
Bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng các loại thịt này được lái buôn nhập với số lượng lớn từ biên giới Trung Quốc về đổ đống tại Hà Nội, dân bán "dạo" cũng dựa vào đó nhằm kiếm chút lời.
Nhắm mắt ăn vì rẻ
Theo quan sát của phóng viên, các hàng thịt "dạo" này có khách hàng chủ yếu là sinh viên, công nhân hoặc người lao động chân tay ở khu vực xung quoanh đấy. Đây hầu hết là những người có thu nhập thấp, muốn tiết kiệm chi phí ăn uống xuống tối đa nên mới tìm tới loại thực phẩm mất vệ sinh này.Nhìn theo Hà, một sinh viên cao đẳng tại khu vực này, từ khi bước xuống hỏi mua cho đến lúc mua xong, cô không hề rời bỏ khỏi trước khăn che mặt, có lẽ do trời nắng gay gắt cùng thứ mùi khó ngửi tại nơi đây.
Khá ngần ngại khi được hỏi về lý do tìm đến với các địa điểm này nhưng Hà cũng cho biết cô không có lựa chọn nào tốt hơn, biết là ăn những thứ thịt này rất mất vệ sinh nhưng do điều kiện kinh tế eo hẹp nên cũng đành chịu.
Khách hàng thường chủ yếu là những người có thu nhập thấp như sinh viên và lao động chân tay (Ảnh: Nguyễn Lê) |
Cũng câu hỏi trên với chị Minh, phụ trách nấu ăn cho một nhóm lao động ngoại tỉnh lên đây làm thợ xây, đã nhận được câu trả lời đầy cảm thán: "Lao động nghèo làm gì có tiền ăn thịt tươi".
Theo chị Minh làm thợ xây quần quật từ sáng đến tối mỗi ngày được có 70.000 đồng, đã thế còn phải ăn đủ 3 bữa để có sức lao động, không tiết kiệm thì lấy đâu ra tiền gửi về cho giao đình.
Khi đặt ra vấn đề mất vệ sinh, chị Minh kể rằng thứ thịt này mua về chỉ có cách rán hoặc rang lên thì mới hết mùi, chứ mang luộc thì thiu lắm, ăn không nổi. Cũng biết rằng ăn vào có thể gây ra nhiều bệnh về đường tiêu hóa nhưng tiền không có thì biết làm sao, chị Minh thở dài chia sẻ.
Trao đổi với đại diện công an xã Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội được biết tình trạng các nhóm bán thịt "dạo" này đã có từ lâu, song họ thường buôn bán vào tầm giữa trưa hoặc chiều muộn lúc lực lượng chức năng đã nghỉ, vì vậy việc xử phạt hết sức khó khăn. Tuy nhiên trong thời gian tới công an Xã sẽ phối hợp cùng lực lượng khu vực tổ chức nhiều đợt ra quân hơn nhằm dẹp các bỏ các hàng bán mất vệ sinh này.
Nguyễn Lê
Bình luận