Ít nhất 35.000 doanh nghiệp đóng cửa, hàng nghìn cửa hàng treo biển trả mặt bằng… COVID-19 đã cho thấy thực tế rất dễ tổn thương của thương trường khi kinh doanh mà lãi mỏng, lực yếu.
Mất trắng tiền tỷ vì COVID-19
Từng sở hữu 3 nhà hàng chuyên phục vụ khách nước ngoài ở phố trung tâm nhưng giờ đây, chị Hạnh (Hà Nội) chỉ còn đủ sức duy trì 1 địa điểm. Hơn 4 tháng qua, các nhà hàng đóng cửa do giãn cách xã hội, trong khi các chi phí vận hành cố định vẫn không giảm đã buộc chị phải chấm dứt hai “đứa con tinh thần” gần 5 năm gầy dựng.
Trường hợp của anh Tăng Viết Hải (TP.HCM) còn “thê thảm” hơn. Nếu như chị Hạnh đã có nhiều năm kinh nghiệm và tích lũy để cố gắng duy trì nhà hàng cuối cùng, thì anh Hải lại “vỡ mộng” vì khởi nghiệp đúng mùa dịch COVID-19. Cuối năm 2019, với số tiền tiết kiệm và vay mượn thêm, anh Hải tự tin thuê mặt bằng với chi phí 80 triệu đồng/tháng để mở quán cà phê trên đường Phan Xích Long (Q.Phú Nhuận) - tuyến phố ăn uống của giới trẻ Sài Gòn.
Nhưng sau chuỗi ngày phải đóng cửa hoàn toàn vì lệnh cách ly xã hội, anh Hải đành ngậm ngùi trả lại mặt bằng vì không thể tiếp tục cầm cự. Không những mất vốn, anh Hải hiện đang nợ gần 500 triệu đồng.
Một chuyên gia trong lĩnh vực dịch vụ nhận xét, từ trước tới nay, ngành này luôn thu hút vốn nhàn rỗi trong dân nhiều nhất khi mọi người chỉ nhìn vào cảnh xếp hàng dài trong những nhà hàng ăn, quán cà phê, cửa hàng quần áo v.v… đông kín khách. Ai cũng nghĩ mọi việc sẽ rất thuận lợi, dễ dàng.
“Từ bên ngoài nhìn vào thì thấy dịch vụ là nhu cầu thiết yếu, không đòi hỏi chuyên môn sâu, quy mô đa dạng tùy theo nguồn vốn. Nhưng thực chất, chỉ cần một vài tháng như vừa rồi là thấy ngành này dễ tổn thương thế nào. Tôi cho rằng, trừ những trường hợp ít ỏi may mắn hay còn gọi là duyên bán hàng, cần suy nghĩ rất kĩ trước khi bạn bỏ vốn đầu tư vào ngành dịch vụ. Ngành này cần đầu tư trí lực và trường vốn, nếu không sẽ dễ mất cả chì lẫn chài, cho dù bạn đã làm được 10 năm hay mới 1 năm”, vị này nói.
Cùng quan điểm này, Shark 8X Lê Đăng Khoa cho biết anh thường không khuyên đầu tư trong bất cứ ngành gì với những người có số vốn từ 1 - 3 tỷ đồng, nhất là khi họ không có kiến thức chuyên sâu và không có kinh nghiệm.
“Ngay cả số vốn 3 tỷ cũng chưa đủ để phát triển một mô hình mà chỉ đủ cho giai đoạn khởi đầu”, Shark Khoa nêu quan điểm.
Để người chuyên nghiệp kinh doanh hộ mình
Khi xu hướng “mở cửa hàng” đang cho thấy sự rủi ro lớn, đặc biệt qua đại dịch COVID-19, việc “rót” tiền nhàn rỗi vào đâu để vừa an toàn, vừa sinh lời ổn định luôn là một câu hỏi lớn. Theo lời khuyên của nhiều chuyên gia kinh tế, BĐS nghỉ dưỡng (condotel) là một trong những hướng đi tốt mà các nhà đầu tư nên nghĩ tới.
Trên thế giới, xu hướng đầu tư này đã thịnh hành từ hàng chục năm nay. Còn tại Việt Nam, condotel cũng đã phổ biến vài năm trở lại đây. Dịch bệnh vừa qua vô hình chung giống như liều thuốc thử độ tin cậy của các chủ đầu tư. Qua đó, nhà đầu tư sẽ hiểu rõ được nội lực chủ đầu tư và bỏ qua các dự án “vỡ” hoặc không giữ được cam kết chi trả.
Số còn lại đã qua thanh lọc, chỉ cần chọn chủ đầu tư giàu kinh nghiệm trong vận hành du lịch nghỉ dưỡng là có thể yên tâm “rót” tiền vào condotel để hưởng lợi nhuận đều đặn, thường cao hơn nhiều so với lãi suất ngân hàng và không lo bị ảnh hưởng bởi yếu tố khách quan như COVID-19.
“Thời gian qua lãi suất huy động của các ngân hàng có xu hướng giảm dần, NHNN mới đây cũng đã hạ trần lãi suất. Các kỳ hạn dài hơi lãi suất cao cũng chỉ hơn 6%/năm”, chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh phân tích. “Trong khi condotel, một số chủ đầu tư uy tín đang cam kết lợi nhuận 10%”.
Các chuyên gia cho rằng nếu sở hữu khoản tiền nhàn rỗi từ 1 - 3 tỷ đồng trong khoảng thời gian từ 3 năm trở lên thì đầu tư condotel là lựa chọn phù hợp. “Tiềm năng condotel rất tốt, và ngay cả trong dịch bệnh, ta vẫn có thể tìm thấy các cơ hội đầu tư”, chuyên gia Vũ Đình Ánh nhận định.
Theo báo cáo từ Savills Châu Á Thái Bình Dương và JLL, ngành du lịch và BĐS nghỉ dưỡng đang chịu tác động bởi COVID-19. Tuy nhiên, xét về dài hạn, thị trường này lại có thể phục hồi nhanh chóng bởi Việt Nam sẽ đón đầu luồng khách du lịch cũng như vốn đầu tư từ các quốc gia. Do đó, đây là cơ hội hiếm có để “xuống tiền” bởi không lúc nào tốt hơn để tiếp cận nguồn cung dồi dào và chính sách ưu đãi hấp dẫn như thời điểm này.
Về mặt pháp lý, TS. Vũ Đình Ánh cho rằng sau rất nhiều năm, việc condotel được “cấp khai sinh” theo hướng dẫn của Bộ TN&MT mới đây là bước tiến mang tính bước ngoặt để tạo niềm tin cho các nhà đầu tư.
“Họ biết sản phẩm họ đầu tư có tính pháp lý như thế nào nên giờ chỉ đợi đầu ra của condotel là ngành du lịch phục hồi. Đáng chú ý, đang có dấu hiệu một dòng vốn ngoại sẽ ‘chảy’ vào phân khúc BĐS nghỉ dưỡng giàu tiềm năng làm tăng tính cạnh tranh của thị trường”, TS. Vũ Đình Ánh dự báo.
Nhắc lại những lùm xùm liên quan đến condotel thời gian qua, TS. Ánh khẳng định, đây là cuộc thanh lọc thị trường với những chủ đầu tư làm ăn không nghiêm túc. “Cần tìm hiểu kỹ và chọn chủ đầu tư uy tín, nhất là những doanh nghiệp lớn có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực du lịch bởi họ sẽ giúp đảm bảo nguồn khách ổn định cho condotel”, TS. Ánh đưa lời khuyên.
Mới đây, trên mạng xã hội xôn xao khi tài khoản M.H chia sẻ, chị và nhóm bạn vừa nhận được hóa đơn chi trả lợi nhuận từ chủ đầu tư Vinpearl cho các căn hộ khách sạn nhóm bạn chị đầu tư tại Nha Trang và Đà Nẵng. Theo chị M.H, việc chủ đầu tư vẫn trả lợi nhuận đúng cam kết ngay trong thời điểm dịch bệnh, du lịch đóng băng cho thấy “sự khác biệt giữa uy tín và ăn xổi”. Nhiều bình luận bên dưới cũng bày tỏ “nể” Vinpearl vì “công ty này hoàn toàn có thể dựa vào điều khoản bất khả kháng để chậm trả cho nhà đầu tư”.
Bình luận