• Zalo

Không có vùng cấm trong tinh giản biên chế

Thời sựThứ Bảy, 16/05/2015 12:28:00 +07:00Google News

Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn trong cuộc trao đổi với báo chí chiều 15.5, liên quan đến đề án tinh giản biên chế của bộ này.

Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn trong cuộc trao đổi với báo chí chiều 15.5, liên quan đến đề án tinh giản biên chế của bộ này.

Thứ trưởng Trần Anh Tuấn, sẽ không cào bằng, bình quân, và không có bất cứ ngoại lệ nào. Ông cho biết: Bộ Nội vụ hiện đã xây dựng xong đề án tinh giản biên chế cho các đơn vị trực thuộc bộ. Dựa trên tỉ lệ trung bình 10% trong tinh giản biên chế được Bộ Chính trị đề ra tại Nghị quyết 39, chúng tôi xác định sẽ tinh giản 15% đội ngũ cán bộ công chức viên chức từ năm 2015-2021.

Căn cứ vào điều kiện cụ thể, mỗi đơn vị sẽ đề ra tỉ lệ tinh giản riêng, trình bộ trưởng xem xét phê duyệt. Tỉ lệ tinh giản đảm bảo không cào bằng, bình quân, có sự khác nhau ở mỗi đơn vị, dựa vào điều kiện, tính chất công việc của từng đơn vị.
Lãnh đạo, chức danh quản lý có ở trong diện tinh giản biên chế không, thưa ông?

Thông thường, người bổ nhiệm quản lý đã được lựa chọn cẩn thận, đủ phẩm chất năng lực, trong lãnh đạo quản lý phải thực hiện đúng quy định về quản lý cấp phó.

Trong trường hợp người nào không đáp ứng yêu cầu công việc thì khi hết thời hạn bổ nhiệm sẽ được xem xét cân nhắc bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm nữa, tùy trường hợp cụ thể. Tôi khẳng định, sẽ không có vùng cấm với bất cứ ai trong tinh giản biên chế.

Người không đáp ứng yêu cầu công vụ đều đưa vào diện tinh giản biên chế. Ngoài ra, khi đã xác định được tỉ lệ tinh giản biên chế và được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nếu không đạt được mục tiêu này, người đứng đầu cũng sẽ bị đánh giá là không hoàn thành nhiệm vụ.

Theo ông, tỉ lệ 15% đề ra của Bộ Nội vụ có khả năng đạt được hay không và cần có những tiêu chí căn bản nào để đánh giá cán bộ công chức (CBCC) trong quá trình tinh giản biên chế?

Để tránh xuê xoa, cả nể, tránh riêng tư, yêu ghét vào đánh giá phân loại cán bộ (CB) trong quá trình rà soát tinh giản biên chế, Bộ Nội vụ phải căn cứ vào quy định của Luật CBCC, trong đó có các tiêu chí cụ thể, để xác định các mức hoàn thành hay không hoàn thành nhiệm vụ.

Tiêu chí đầu tiên để đánh giá CBCC chính là kết quả công việc, bao gồm tiến độ, chất lượng, thái độ, tinh thần phục vụ làm nòng cốt.

Thứ hai là tinh thần tận tụy, trách nhiệm của CB trong thực hiện nhiệm vụ, sự phối hợp công tác giữa các CBCC và giữa các đơn vị để thực hiện nhiệm vụ. Bên cạnh đó, còn có các tiêu chí về văn hóa giao tiếp công sở, thái độ phục vụ nhân dân, chấp hành pháp luật kỷ cương trong đơn vị…

Vậy đâu là yếu tố khó khăn nhất, thưa ông?

Đó chính là trách nhiệm của người đứng đầu, phải là người có đủ bản lĩnh để vượt qua thách thức, vượt qua mọi nể nang, tình cảm cá nhân. Người đứng đầu cần lấy việc nâng cao chất lượng đội ngũ làm mục tiêu để thực hiện khách quan, công bằng, không làm trái các quy định đã được ban hành về tinh giản biên chế.

- Xin cảm ơn Thứ trưởng!
Có tình trạng không đồng đều chất lượng chuyên viên cao cấp

Liên quan đến thông tin ông Nguyễn Đình Quyền - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của QH - cho rằng chuyên viên cao cấp “lơ mơ” kiến thức quản lý nhà nước (trong cuộc họp Ủy ban Thường vụ QH gần đây), trao đổi với PV Báo Lao Động, Thứ trưởng Trần Anh Tuấn nhận xét: Có sự không đồng đều trong chất lượng đội ngũ CB, chuyên viên thi nâng ngạch. Trong số những người đi thi, có người làm được bài, có người không là chuyện bình thường. Theo ông, có những người có thể nói được, làm được nhưng viết không được, trong khi yêu cầu CB là phải nói được, viết được, làm được, nhưng có những người chỉ có một trong ba khả năng.

“Hơn nữa, trong số người đi thi, không chỉ riêng lãnh đạo, mà còn chuyên viên tham gia thi. Thi nâng ngạch là cuộc thi cạnh tranh, ai đủ điều kiện năng lực thì được đi thi, trong số đó có những lãnh đạo cấp vụ, sở, phòng, nhưng cũng có những người làm chuyên môn nghiệp vụ. Bài thi khi chấm đã được rọc phách nên có tình trạng chất lượng CB không đồng đều cũng là không thể tránh khỏi!” - ông Tuấn cho hay.

Theo ông Tuấn, để nâng cao chất lượng đội ngũ CB, chuyên viên, không chỉ nâng cao về các năng lực, kỹ năng mà phải hoàn thiện về trình độ, phẩm chất, đảm bảo chất lượng đồng đều trong đội ngũ này. D.H

Nguồn: Lao động
 
Bình luận
vtcnews.vn