• Zalo

Khoa học không rào cản: Giấc mơ thành hiện thực

Sản phẩmThứ Năm, 26/11/2020 10:00:00 +07:00Google News
(VTC News) -

Chẩn đoán sớm rất quan trọng nhưng các phương pháp thử sinh thiết hiện nay vừa gây đau đớn lại vừa khó đảm bảo chính xác 100% do chỉ lấy được một phần tổ chức nhỏ.

Ấp ủ một phương pháp chẩn đoán ung thư sớm, ít gây đau đớn hơn cho người bệnh, song vấn đề tài chính đã trở thành bức tường cản trở quá trình nghiên cứu của nhiều nhà khoa học hiện nay. 

Nhà khoa học không còn đơn độc

Là người đặt nền móng cho nhiều kỹ thuật nội soi phức tạp ở Việt Nam, Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Phó Chủ tịch Hội Phẫu thuật Nội soi châu Á - Thái Bình Dương, GS.TS. BS Trần Bình Giang thừa nhận, mình là người bị “ám ảnh bởi cái đau của người khác”.

Đây là động lực cho hầu hết các nghiên cứu trong đời ông, trong đó có phương pháp dùng trí tuệ nhân tạo (AI) trong điều trị ung thư gan. Căn bệnh có tỉ lệ mắc mới chiếm 15,4% trong số các bệnh ung thư ở Việt Nam, tỷ lệ tử vong cũng chiếm 22,1% trong tổng số ca chết do ung thư (số liệu cuối năm 2019).

Việc chẩn đoán sớm rất quan trọng, vì khi đã có biểu hiện ra ngoài, nghĩa là đã ở giai đoạn rất nặng. Nhưng phương pháp thử sinh thiết hiện nay vừa gây đau đớn lại vừa khó đảm bảo chính xác 100% do chỉ lấy được một phần tổ chức nhỏ”, GS. Giang trăn trở.

Cũng bởi “ám ảnh vì cái đau của người khác”, nhiều năm qua, GS Giang đã ấp ủ một phương pháp chẩn đoán ung thư sớm, ít gây đau đớn hơn cho người bệnh. Song, như nhiều nhà khoa học đương thời, vấn đề tài chính đã trở thành bức tường cản trở quá trình nghiên cứu của ông.

Các vấn đề nằm ngoài chuyên môn, như hành chính, giải trình, tài chính với chúng tôi quả thực rất phức tạp. Nó làm cho tâm trí bị phân tán, đôi khi mất cả động lực nghiên cứu”, GS. Giang trải lòng.

Giữa những ngày trăn trở về con đường tạo ra phương pháp mới, GS. Giang cùng đồng sự là ThS.BS Phạm Gia Anh (Phó Trưởng khoa Ung bướu Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức) biết đến Quỹ Đổi mới Sáng tạo Vingroup (VinIF). Sự hỗ trợ hào phóng và không ràng buộc của một Quỹ tư nhân khiến vị giáo sư gạo cội lúc đầu còn đôi chút hoài nghi. 

Tuy nhiên, qua lời kể của những nhà khoa học trường Đại học Bách khoa Hà Nội, đơn vị sở hữu 5 dự án được VinIF phê duyệt tài trợ trong đợt đầu tiên với kinh phí hàng chục tỷ đồng, ông tự tin gửi hồ sơ Dự án “Xây dựng mô hình dự đoán tiến triển xơ gan và sự phát triển của ung thư biểu mô tế bào gan và các bệnh gan giai đoạn cuối: Phương pháp tiếp cận bằng AI”. Đây là tâm sức của ba nhóm nghiên cứu đến từ bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, trường Đại học Bách khoa Hà Nội và trường Đại học Pittsburgh, Mỹ.

Qua ba vòng tuyển chọn, một buổi phỏng vấn với Hội đồng khoa học với tỷ lệ “1 chọi 6”, dự án của GS. Trần Bình Giang đã được lựa chọn là một trong 22 công trình được Quỹ VinIF tài trợ.

Khoa học không rào cản: Giấc mơ thành hiện thực - 1

GS.TS.BS Trần Bình Giang (đứng giữa), Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức trong một ca phẫu thuật (Nguồn: Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức)

Năm nay, ngoài 6 dự án nghiên cứu ứng dụng đã được xét chọn đầu năm, số dự án khoa học công nghệ được Quỹ VinIF tài trợ đã tăng lên 22, thay vì 20 như năm 2019. Kinh phí tối thiểu dành cho mỗi dự án là 2 tỷ và tối đa 10 tỷ đồng. Cùng với đó là ba dự án nghiên cứu vaccine chống COVID-19 được tài trợ khẩn cấp, độc lập, với kinh phí gần 20 tỷ.

Chúng tôi kỳ vọng, sự đồng hành, tài trợ từ Vingroup sẽ giúp các nhà khoa tập trung tâm sức cho hành trình phát huy nội lực của chính mình, góp phần đưa khoa học công nghệ Việt Nam tiến xa hơn nữa”, PGS.TSKH. Phan Thị Hà Dương, Giám đốc Điều hành Quỹ đổi mới sáng tạo VinIF, chia sẻ.

Con đường “thay đổi văn hóa làm khoa học” ngày càng rõ nét

Theo đánh giá của Hội đồng khoa học VinIF, các nhóm nhận được tài trợ năm nay đều có năng lực mạnh. Đặc biệt, sau “hiệu ứng kích hoạt” của năm đầu tiên, số công trình từ các trung tâm nghiên cứu hàng đầu như Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM, Đại học quốc gia Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam,… đều tăng cả về lượng và chất. Các nhóm nghiên cứu vùng Đà Lạt, Quy Nhơn, Cần Thơ cũng đóng góp những dự án rất triển vọng sau khi có những nhà khoa học đầu tiên ở đây được Quỹ VinIF “tiếp sức”.

Khoa học không rào cản: Giấc mơ thành hiện thực - 2

PGS. TSKH Phan Thị Hà Dương, Giám đốc điều hành Quỹ đổi mới sáng tạo Vingroup (VinIF) phát biểu trong Lễ ký kết tài trợ Dự án Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ năm 2020

Điều đáng nói, Quỹ VinIF không chỉ “cấp kinh phí” mà còn liên tục đồng hành cùng các nhà khoa học trong suốt vòng đời dự án. PGS.TS. Trần Minh Triết, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP.HCM, là một trong những người cảm nhận rõ nhất điều này. Ông là tác giả của dự án kéo dài ba năm “Nền tảng cho việc xây dựng và gán nhãn dữ liệu thị giác quy mô lớn cho các ứng dụng Trí tuệ nhân tạo”, một trong 20 dự án khoa học đầu tiên mà Quỹ VinIF tài trợ năm 2019.

Hợp đồng tài trợ ký đầu tháng 11/2019 thì đến cuối tháng, toàn bộ kinh phí đã được gửi về cho đơn vị chủ quản của chúng tôi. Đây là điều chưa từng có từ trước đến nay”, nhà khoa học trẻ nhớ lại. “Đặc biệt, nếu cần điều chỉnh một nội dung nào đó, nhóm chỉ cần gửi thư báo cho Quỹ và được hỗ trợ ngay nếu phù hợp”.

Cũng theo PGS. Triết, bên cạnh sự đồng hành của các chuyên gia trong suốt quá trình triển khai, nhiều hoạt động kết nối giữa cộng đồng khoa học cũng được Quỹ VinIF tổ chức, tạo ra một mạng lưới vững chắc, mở ra những cơ hội hợp tác với các chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước. Quỹ cũng hỗ trợ tư vấn đăng kí bảo hộ bằng độc quyền sáng chế, giới thiệu nguồn đầu tư để các dự án tiếp tục hoàn thiện, ứng dụng sau khi hoàn thành.

Một khi đã có ý tưởng, cần có sự khích lệ để nhóm nghiên cứu có thể đi đến tận cùng. Quỹ VinIF đã tạo ra động lực rất lớn cho các nhóm nghiên cứu, cũng như những nhà khoa học trẻ có thể thực hiện được ước mơ của mình”, PGS. Triết xúc động chia sẻ.

Khoa học không rào cản: Giấc mơ thành hiện thực - 3

PGS.TS. Trần Minh Triết, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh

Tháng 11 này, Quỹ VinIF sẽ tiếp tục trao học bổng đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ trong nước năm 2020. Cùng với chương trình hỗ trợ nghiên cứu thường niên cho các dự án khoa học, hợp tác đào tạo thạc sĩ và tài trợ cho các hội nghị hội thảo khoa học công nghệ, VinIF hướng tới phát triển hệ sinh thái, cộng đồng và môi trường nghiên cứu tích cực tại Việt Nam.

Giáo sư Vũ Hà Văn, Giám đốc Khoa học VinIF kỳ vọng các hoạt động của Quỹ sẽ truyền cảm hứng, góp phần xây dựng tác phong nghiên cứu chuyên nghiệp và tạo nên sự khác biệt cho nền khoa học Việt Nam trong tương lai gần.

Kinh phí hỗ trợ chỉ là một phần, thay đổi văn hóa làm khoa học mới là điều chúng tôi muốn lan tỏa ở đây”, GS. Vũ Hà Văn nhấn mạnh.

Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VinIF) được Tập đoàn Vingroup thành lập vào tháng 8/2018 với chức năng hỗ trợ các tổ chức, cá nhân thực hiện nghiên cứu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, nhằm tạo ra những thay đổi tích cực và bền vững cho Việt Nam. Bốn hoạt động chính của Quỹ VinIF gồm: Tài trợ cho các dự án khoa học công nghệ; Học bổng cho Thạc sĩ, Tiến sĩ trong nước; Hợp tác đào tạo thạc sĩ; và Tài trợ cho các hội nghị, hội thảo Khoa học công nghệ.

Quỳnh Chi
Bình luận
vtcnews.vn