• Zalo

Khế ước Xã hội cho Kỷ nguyên Trí tuệ nhân tạo đảm bảo tiêu chuẩn đạo đức AI

AIThứ Tư, 14/10/2020 12:35:00 +07:00Google News
(VTC News) -

Khế ước Xã hội cho Kỷ nguyên Trí tuệ nhân tạo coi trọng sự sáng tạo, đổi mới, đồng thời tìm kiếm quyền tự do và truy cập Internet cũng như tiêu chuẩn đạo đức cho AI.

Mạng tin Liên Hợp Quốc có cuộc phỏng vấn với ông Nguyễn Anh Tuấn - Giám đốc Diễn đàn Toàn cầu Boston sau Hội nghị Khế Ước Xã Hội Cho Kỷ Nguyên Trí Tuệ Nhân Tạo. Trong buổi phỏng vấn này, ông Tuấn đã chỉ rõ giá trị của Khế ước đối với tiêu chuẩn đạo đức AI cũng như hệ thống quản trị kỹ thuật số của kỷ nguyên mới.

Chúng tôi xin trích dẫn các phần liên quan trong cuộc phỏng vấn giữa Mạng tin Liên Hợp Quốc với ông Nguyễn Anh Tuấn để làm rõ hơn về vấn đề này.

- Các cuộc thảo luận có mở đường cho việc tạo ra sáng kiến giám sát các chính phủ cũng như các công ty trong việc sử dụng trí tuệ nhân tạo và tạo ra Chỉ số Đạo đức Trí tuệ nhân tạo ở tất cả các cấp không thưa ông?

Chúng tôi đã nói về các giải pháp giám sát sự phát triển và sử dụng trí tuệ nhân tạo của các chính phủ, tập đoàn và đánh giá xem liệu chúng có tuân thủ các quy chuẩn và tiêu chuẩn được hệ thống hóa trong Khế ước Xã hội cho Kỷ nguyên Trí tuệ nhân tạo hay không.

Chúng tôi đặt tên Chỉ số Đạo đức Trí tuệ nhân tạo là Chỉ số Khế ước Xã hội Trí tuệ nhân tạo, được liên kết với các tiêu chuẩn của Khế ước Xã hội cho Kỷ nguyên Trí tuệ nhân tạo. 

Khế ước Xã hội cho Kỷ nguyên Trí tuệ nhân tạo đảm bảo tiêu chuẩn đạo đức AI - 1

Ông Nguyễn Anh Tuấn - Giám đốc Diễn đàn Toàn cầu Boston.

Chỉ số Khế ước Xã hội Trí tuệ nhân tạo là một cuộc khảo sát trên toàn cầu cho phép các nhà hoạch định chính sách và công chúng đánh giá sự tiến bộ đối với trí tuệ nhân tạo dựa trên các mục tiêu quy chuẩn.

Các mục tiêu của Chỉ số Đạo đức Trí tuệ nhân tạo là đánh giá các chính sách và thực tiễn về trí tuệ nhân tạo của một quốc gia vào năm 2020, so sánh các chính sách và thực tiễn về trí tuệ nhân tạo của các quốc gia khác nhau vào năm 2020.

Cơ hội để công chúng tham gia vào quá trình hình thành chính sách quốc tế về trí tuệ nhân tạo, cũng như việc thành lập 1 ủy bản quốc gia độc lập để giải quyết các thách thức về trí tuệ nhân tạo, sẽ được đưa vào các chỉ số.

Bằng sáng chế, ấn phẩm và đầu tư là những thước đo quan trọng cho các chính sách trí tuệ nhân tạo nhưng chúng sẽ không được xem xét ở đây. Chỉ số Đạo đức trí tuệ nhân tạo sẽ được xuất bản hàng năm. 

Ấn bản đầu tiên của Chỉ số Khế ước Xã hội Trí tuệ nhân tạo sẽ xem xét các chính sách và thực tiễn ở 25 quốc gia hàng đầu theo GDP và một số quốc gia khác. Các quốc gia này bao gồm Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Ấn Độ, Pháp, Anh, Italia, Brazil, Canada, Nga, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Australia, Mexico, Indonesia, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Ả-rập Xê-út, Thụy Sĩ, Ba Lan , Đài Loan, Thái Lan, Thụy Điển, Bỉ. 

- Cách tiếp cận của Mỹ và châu Âu khác nhau thế nào trong việc tạo ra Khế ước xã hội mới về Trí tuệ nhân tạo và quản trị kỹ thuật số?

Diễn đàn Toàn cầu Boston gắn kết cả hai bờ Đại Tây Dương. Chúng tôi kêu gọi duy trì và bảo vệ các giá trị dân chủ. Khế ước Xã hội cho Kỷ nguyên Trí tuệ nhân tạo là một Khế ước xã hội mới về quản trị trí tuệ nhân tạo và kỹ thuật số. Nó không chỉ là về trí tuệ nhân tạo và Kỹ thuật số mà còn liên quan đến chính trị, kinh tế và xã hội. Khế ước xã hội cho Kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo tìm cách xây dựng một xã hội với nhiều bên liên quan trong tất cả các khía cạnh của cuộc sống như chính trị, kinh tế, kinh doanh và công nghiệp.

Khế ước Xã hội cho Kỷ nguyên Trí tuệ nhân tạo coi trọng sự sáng tạo, đổi mới, tôn trọng lẫn nhau. Nó tìm kiếm quyền tự do và truy cập Internet trên toàn thế giới. Khế ước Xã hội cho Kỷ nguyên Trí tuệ nhân tạo tìm cách biến thế giới trở thành trung tâm của sự tương tác có trách nhiệm — nơi mà đóng góp của mỗi người được công nhận và mọi người đều có quyền được phổ cập kiến ​​thức và tiếp cận thông tin. Tại đó, không có ai đừng trên pháp luật, tiền không thể sử dụng tiền đổ trình chính trị. Cùng với đó sự liêm chính, kiến ​​thức, sáng tạo, trung thực và khoan dung sẽ định hình các quyết định và hướng dẫn chính sách. 

Nói tóm lại, Khế ước Xã hội cho Kỷ nguyên Trí tuệ nhân tạo tìm cách xây dựng một thế giới mà ở đó, tất cả đều được công nhận và có giá trị. Đồng thời tất cả các hình thức quản trị đều tuân thủ một bộ giá trị và phải đảm bảo tính trách nhiệm và minh bạch. Đó là một thế giới sử dụng hành động tập thể và trách nhiệm để đối phó với thách thức toàn cầu. 

Ngày 9/9, Diễn đàn Toàn cầu Boston, Viện Michael Dukakis, và AIWS.net đã chính thức công bố Khế ước Xã hội cho Kỷ nguyên Trí tuệ nhân tạo (Social Contract for the trí tuệ nhân tạoAge).

Khế ước Xã hội cho Kỷ nguyên Trí tuệ nhân tạo được công bố dưới sự bảo trợ của Bang Massachusetts, Đại học MIT, sự hợp tác của Liên minh Lãnh đạo thế giới.

Khế ước có các đồng tác giả: Thống đốc Michael Dukakis, Diễn đàn Toàn cầu Boston; Tổng thống Vaira Vike Freiberga, Latvia và Liên Minh Lãnh Đạo Thế Giới; Cha đẻ Internet Vint Cerf; Giáo sư Nazli Choucri (MIT); Thủ tướng Bosnia và Herzegovina Zlatko Lagumdzija; Ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Diễn đàn Toàn cầu Boston; Giáo sư Thomas Patterson, Đại học Harvard; Giáo sư Alex Pentland, Đại học MIT; Marc Rotenberg, Viện Michael Dukakis; Giáo sư David Silbersweig, Đại học Harvard…

Khế ước Xã hội cho Kỷ nguyên Trí tuệ nhân tạo giúp thiết lập sự hiểu biết chung về các chính sách, thực tiễn để tối đa hóa lợi ích và giảm thiểu tác hại của AI.

Diệu Hoa
Bình luận
vtcnews.vn